(VTC News) – Trước phản ánh của dư luận về hiện tượng sau trận dông lốc có nhiều cây mới trồng bị đổ lộ nguyên cả dây và túi bọc quấn quanh bầu đất, lãnh đạo sở Xây dựng Hà Nội lên tiếng.
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều 16/6 tại Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng đã cung cấp thông tin liên quan đến việc thống kê, khắc phục thiệt hại sau trận cuồng phong tại Hà Nội.
Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, trận mưa dông vào chiều tối 13/6 trên địa bàn Hà Nội đã làm tổng số hơn 1.300 cây xanh cây xanh bị đổ, trong đó hơn 900 cây thuộc địa bàn 12 quận, hơn 400 ở các huyện ngoại thành.
Trong hơn 900 cây xanh bị đổ ở khu vực các quận nội thành có gần 40 cây xà cừ cổ thụ bị bật gốc, gãy, đường kính từ 50-150cm, còn lại chủ yếu là cây muồng, phượng, bằng lăng...
Trả lời về vấn đề này, ông Võ Nguyên Phong cho biết, việc phát hiện cây sâu mục chỉ được thực hiện theo phương thức trực quan. Vì vậy, những cây có dấu hiệu sâu mục được biểu hiện ra bên ngoài thì dễ phát hiện, còn những cây bên trong thì rất khó phát hiện.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng đã yêu cầu các cơ quan liên quan, bên cạnh việc khắc phục hậu quả mưa, dông, phải nhanh chóng rà soát toàn bộ cây xanh trên địa bàn thành phố; đồng thời có phương án cắt, tỉa, thay thế ngay những cây nguy hiểm, sâu, mục.
Tại cuộc họp báo diễn ra chiều 16/6 tại Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Sở Xây dựng đã cung cấp thông tin liên quan đến việc thống kê, khắc phục thiệt hại sau trận cuồng phong tại Hà Nội.
Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, trận mưa dông vào chiều tối 13/6 trên địa bàn Hà Nội đã làm tổng số hơn 1.300 cây xanh cây xanh bị đổ, trong đó hơn 900 cây thuộc địa bàn 12 quận, hơn 400 ở các huyện ngoại thành.
Trong hơn 900 cây xanh bị đổ ở khu vực các quận nội thành có gần 40 cây xà cừ cổ thụ bị bật gốc, gãy, đường kính từ 50-150cm, còn lại chủ yếu là cây muồng, phượng, bằng lăng...
Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội. |
Ngay sau khi xảy ra sự cố, UBND TP đã chỉ đạo các quận, huyện, huy động hơn 600 cán bộ chiến sỹ thuộc các lực lượng như CATP, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Phòng Cháy chữa cháy... và lực lượng tại chỗ như công viên cây xanh, lực lượng cấp thoát nước, thanh tra GTVT để giải tỏa các khu vực bị sự cố có liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân; cây xanh gãy đổ chắn đường giao thông, sự cố liên quan đến đường điện, cấp thoát nước....
Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến sáng 16/6, tất cả các cây xanh đổ, gãy gây ảnh hưởng đến giao thông đã được khắc phục xong.Toàn bộ các cành gãy trên vỉa hè đã được thu dọn. Các đơn vị đang tiếp tục khắc phục, thu dọn các cây gãy, đổ trong các công viên cũng như các cây bị nghiêng, gây nguy hiểm.
Trước một số ý kiến cho rằng, việc khắc phục hậu quả cơn dông lốc vừa qua còn chậm, ông Võ Nguyên Phong nói:
Ông Võ Nguyên Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đến sáng 16/6, tất cả các cây xanh đổ, gãy gây ảnh hưởng đến giao thông đã được khắc phục xong.Toàn bộ các cành gãy trên vỉa hè đã được thu dọn. Các đơn vị đang tiếp tục khắc phục, thu dọn các cây gãy, đổ trong các công viên cũng như các cây bị nghiêng, gây nguy hiểm.
Trước một số ý kiến cho rằng, việc khắc phục hậu quả cơn dông lốc vừa qua còn chậm, ông Võ Nguyên Phong nói:
"Đối với các phương án đối phó của chúng tôi đã xây dựng trong trường hợp chỉ là 300 cây nhưng khối lượng ở đây lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, việc khắc phục cần thời gian, phương tiện, nhân lực đảm bảo được yêu cầu về kỹ thuật, an toàn.
Cơn cuồng phong tại Hà Nội hôm 13/6 đã gây ra hậu quả nặng nề về người và tài sản. |
Với việc cắt hạ những cây xanh gãy đổ vào nhà dân như thời gian vừa qua cần thiết phải có xe cẩu 25 tấn, xe nâng có tầm tới 32m... Việc giải phóng phải ưu tiên cây gãy đổ ảnh hưởng đến giao thông, các công trình và các khu vực còn lại. Việc khắc phục vừa qua đã rất cố gắng và có hiệu quả".
Trong cơn dông vừa qua, có rất nhiều cây xanh Hà Nội gãy đổ do sâu mục quá nặng. Chính vì thế, một số ý kiến thắc mắc tại sao Sở Xây dựng không sớm phát hiện những cây có dấu hiệu sâu mục để tiến hành cắt bỏ, thay thế.
Trong cơn dông vừa qua, có rất nhiều cây xanh Hà Nội gãy đổ do sâu mục quá nặng. Chính vì thế, một số ý kiến thắc mắc tại sao Sở Xây dựng không sớm phát hiện những cây có dấu hiệu sâu mục để tiến hành cắt bỏ, thay thế.
Trả lời về vấn đề này, ông Võ Nguyên Phong cho biết, việc phát hiện cây sâu mục chỉ được thực hiện theo phương thức trực quan. Vì vậy, những cây có dấu hiệu sâu mục được biểu hiện ra bên ngoài thì dễ phát hiện, còn những cây bên trong thì rất khó phát hiện.
Trước đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cũng đã yêu cầu các cơ quan liên quan, bên cạnh việc khắc phục hậu quả mưa, dông, phải nhanh chóng rà soát toàn bộ cây xanh trên địa bàn thành phố; đồng thời có phương án cắt, tỉa, thay thế ngay những cây nguy hiểm, sâu, mục.
Video: Mưa dông, cây đổ đè bẹp ô tô tại Hà Nội
Về việc một số cây xanh mới trồng vẫn còn nguyên bầu bọc túi nilon, ông Võ Nguyên Phong cho hay, Sở Xây dựng hoàn toàn không biết trước đó. Sở chỉ được biết khi có phản ánh từ các cơ quan báo chí cũng như người dân. Hiện lãnh đạo Thành phố đã có chỉ đạo và Sở Xây dựng đang yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra.
Về đơn vị chịu trách nhiệm, ông Phong khẳng định đó là chủ đầu tư, sau khi kết luận sẽ có thông tin cho báo chí.
Về đơn vị chịu trách nhiệm, ông Phong khẳng định đó là chủ đầu tư, sau khi kết luận sẽ có thông tin cho báo chí.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, về lý thuyết cây mới trồng cần có lưới bao để tránh vỡ bầu đất và lưới này sẽ tự huỷ, tuy nhiên không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng, sử dụng chất liệu lưới sai quy định. Lãnh đạo Công ty hứa sẽ thanh kiểm tra nội bộ, rà soát quy trình trồng những cây bị đổ, đồng thời đề nghị thành phố chỉ đạo các đơn vị chăm sóc cây xanh khác cùng kiểm tra, rà soát.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố đã giao cho các cơ quan chức năng, cụ thể là Sở Xây dựng kiểm tra, nếu sai quy trình sẽ phải xử lý.
"Sở Xây dựng cũng đã trao đổi, các hợp đồng trồng cây thì khi nào cây sống, phát triển mới được thanh toán. Còn nếu trồng không đúng kỹ thuật, cây không sống mà chết thì phải trồng đến đến khi cây sống. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ phải giám sát việc này", ông Phong nói.
Minh QuyếtTrong khi đó, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, thành phố đã giao cho các cơ quan chức năng, cụ thể là Sở Xây dựng kiểm tra, nếu sai quy trình sẽ phải xử lý.
"Sở Xây dựng cũng đã trao đổi, các hợp đồng trồng cây thì khi nào cây sống, phát triển mới được thanh toán. Còn nếu trồng không đúng kỹ thuật, cây không sống mà chết thì phải trồng đến đến khi cây sống. Các cơ quan chức năng của thành phố sẽ phải giám sát việc này", ông Phong nói.
Bình luận