(VTC News) - Câu ngạnh thực sự là một cuộc đi săn cực kỳ thú vị giữa kẻ trên bờ, và con mồi dưới đáy sông sâu tăm tối.
Cần thủ Hứa Văn Thắng nổi tiếng cả huyện Kim Thành bởi nghề đổ mối don. Cứ 12h đêm, anh xuống tận vùng ven biển Hải Phòng, ra mãi Đồ Sơn, chở chừng 5-6 tạ don về Hải Dương đổ mối cho các chợ. Thật khó tin, với chiếc Wave Alpha tự chế, anh chở được hơn nửa tấn don.
Công việc ấy chỉ diễn ra đến 6-7 giờ sáng, khi các chợ quê hoạt động. Vậy mà, mỗi tháng anh cũng bỏ túi hàng chục triệu. Ngủ buổi sáng, còn buổi chiều đến tận đêm, anh dành cho đam mê câu sông, mà chỉ săn duy nhất loài cá ngạnh.
Cần thủ Hứa Văn Thắng nói thế này: “Nói sông ít cá cũng phải, mà nhiều cá cũng đúng. Ít cá là so về mật độ, còn nhiều cá là số lượng. Cá sông đi ăn theo ngày, theo giờ, theo mùa, theo con nước, theo địa điểm và theo đàn. Người không hiểu về các sông thì câu cả năm chả được con nào, còn biết rõ về cá sông, thì kéo cần mỏi tay, lôi lên cả chục kg cá chỉ trong một vài giờ”.
Cần thủ Hứa Văn Thắng thích câu ngạnh, bởi theo anh loài cá này ham mồi, nhưng câu nó cần trình độ, kinh nghiệm rất cao. Vì có kinh nghiệm, hiểu từng luồng lạch con nước, nên hễ mang cần ra sông là xách cá về. Các buổi đi câu đều thành công, nên lạc thú câu sông cứ chảy rần rật trong huyết quản.
Theo anh Thắng, cá ngạnh có nhiều ở hạ nguồn các nhánh lớn của sông Hồng như sông Thái Bình, Kinh Thầy, sông Đuống, sông Hóa. Sông Hồng cũng có cá ngạnh nhưng ít hơn các nhánh của nó.
Trước đây, cá ngạnh ở sông rất nhiều, chúng đi ăn theo đàn rất thích mắt. Mùa lũ tiểu mãn, cá ngạnh đi ăn rào rào ven bờ, bụi cỏ, vây lưng nổi thành cả mảng đen. Nước ngập lên bờ bãi, người dân còn dùng nơm úp được bọn ngạnh háu ăn.
Thế nhưng, khi ngạnh thành đặc sản, khi lưới vét, đánh điện, đánh mìn thịnh hành, thì ngạnh tưởng như… tuyệt chủng khỏi các dòng sông.
Tuy nhiên, với các cần thủ, cá ngạnh ở sông vẫn còn. Bọn ngạnh giờ tinh ranh, lẩn trốn trong các hang đá, kè đá, chỗ nước xoáy sâu, nơi dân chài không đánh điện, vét lưới được. Những con ngạnh trốn trong hang đá nhiều năm, nặng đến 2-3kg, cho thứ thịt ngon không kém gì cá lăng, chiên.
Mỗi cần thủ câu ngạnh có một bí quyết và cách câu khác nhau. Những cần thủ dân đã dùng cần tay câu ven bờ. Vào mùa lũ, nước lên cao, bờ lở, bọn ngạnh kéo vào chờ đợi những con giun ngo ngoe trong nước. Các cần thủ tóm nguyên con giun, dế vào lưỡi để cảm nhận những cái táp mồi kéo đầu cần riu ríu đầy lôi cuốn của bọn ngạnh.
Những cần thủ bán chuyên thì chỉ dùng cần dài vài găng tay, với bát câu như câu cá chuối. Họ ngồi ở đuôi thuyền, thả lưỡi đính chì xuống lòng sông sâu cả chục mét. Bọn cá ngạnh thường hóng mồi ở chỗ đỗ nhiều tàu bè, chờ thức ăn con người trút xuống.
Ở chỗ đỗ thuyền nước thường quẩn, sâu, nên lưới vét, đánh điện không vào được, chúng sẽ an toàn. Tuy nhiên, chúng lại đớp phải mồi của rất nhiều cần thủ ngồi trên tàu, thuyền.
Cần thủ chuyên nghiệp câu ngạnh bằng cần máy. Những cục chì thửa nặng tới 1 lạng, thậm chí 2 lạng. Thế nhưng, dây cước, lưỡi thì khá nhỏ. Mỗi cần thủ có thể sắm tới chục chiếc cần máy, tốn kém cả chục triệu đồng.
Cần thủ Hứa Văn Thắng tiết lộ bí quyết: “Bọn ngạnh thường trốn trong hang, kè đá, để tránh dòng chảy. Đến giờ đi ăn, chúng sẽ mò ra khỏi chỗ trú ẩn. Bọn ngạnh đi ăn không theo quy luật chung gì cả.
Chẳng hạn sông Kinh Thầy cá ngạnh đi ăn từ 6-7 giờ sáng, sông Kinh Môn ăn nhiều lúc 10 đến 12 giờ trưa, còn hệ thống sông Đuống thì chỉ 6-8 giờ tối mới mò mẫm đi ăn. Thậm chí, mỗi đoạn sông chúng đi ăn một giờ khác nhau.
Người câu ngạnh chuyên nghiệp phải thuộc thời điểm đi ăn của ngạnh ở từng dòng sông để quăng cần đúng chỗ. Đó là bí quyết mấu chốt để câu được cá”.
Để câu được ngạnh lớn và hiệu quả, cần thủ phải quăng cần ra những điểm xoáy ở giữa sông, cách bờ từ 50 đến 100m. Điểm thả mồi phải sâu trên 10m và dưới 50m mới có cá ngạnh.
Ngạnh là loài ăn tạp, thứ gì cũng xơi, nên mỗi cần thủ có bí quyết riêng trong việc dùng mồi. Có cần thủ dùng mồi hoa, tức trộn một số loại hoa có mùi thối vào mồi để câu.
Nhiều cần thủ dùng loại mồi khá kỳ cục, đó là phân người. Họ vê thứ mồi đó vào cục bông, rồi xâu cả chục miếng mồi vào lưỡi.
Có cần thủ dùng mồi chả, mồi giò, thậm chí là giò bò, giò ngựa. Có cần thủ ủ tôm cho thối hoắc, rồi xâu mấy con vào lưỡi.
Tuy nhiên, theo anh Thắng, cá ngạnh là loài ăn tạp, háu ăn, nên câu trúng điểm quan trọng hơn là chọn mồi. Nếu đã gặp đàn ngạnh, thì xâu chuối chín vào cũng kéo cần không xuể.
Khi mồi quăng xuống dòng sông, cục chì ghim cách lưỡi chừng nửa mét sẽ neo mồi dưới nước. Dòng chảy của nước khiến xâu mồi trôi nổi vật vờ sát đáy sông. Bọn ngạnh đánh hơi, săn mồi bằng bộ râu thính nhạy trong dòng nước xiết, đục ngàu phù sa, sẽ nhanh chóng tìm thấy mồi. Nó sẽ táp ngay cái xâu mồi vật vờ trong dòng nước ấy.
Cần thủ chỉ việc quăng cả chục cần ra giữa sông, rồi ngồi chờ những cú táp víu đầu cần. Khi xơi mồi, dính lưỡi, nó sẽ bỏ chạy, kéo cong đầu cần. Cảnh kéo chú ngạnh ở dưới sông lên là một cảm giác vô cùng thích thú.
Cần thủ vừa cuốn cước vừa đoán già đoán non con ngạnh này to hay nhỏ. Nó cứ lừ đừ dưới đáy sông nên rất khó đoán. Chỉ khi cá vào sát ven bờ, mới nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Những cần thủ hiểu biết về cá ngạnh thì cuốn ngạnh lên bờ thật nhanh. Bọn ngạnh đi ăn theo đàn, theo đường lối, trật tự, có con đầu đàn lãnh đạo cả bọn, giống như loài khỉ. Khi gặp khu vực có mồi, từng con một sẽ tiến đến ăn. Con nào ăn rồi, thì sẽ nhường chỗ cho con xếp hàng đằng sau.
Vậy nên, nếu con đầu đàn bị trục lên bờ, thì cả bọn sẽ hoảng sợ chạy tán loạn, có câu cũng chả được nữa. Nhưng nếu câu được con nhỏ, thì sẽ còn tiếp tục kéo được nhiều con nữa.
Khi ngạnh dính mồi, phải trục thật nhanh ra khỏi khu vực, để tránh việc chúng xả nhớt cảnh báo đàn. Nhiều cần thủ còn cẩn thận không thả ngạnh vào rọ ngâm dưới sông, vì sợ chúng xì nhớt, phát tiếng ọp ọp để cảnh báo đồng bọn.
Điều khá lạ với bọn cá ngạnh, là chúng sống cả ở vùng nước lợ, nơi các cửa sông đổ ra biển. Những điểm câu này khá thú vị. Các cần thủ sẽ căn cứ vào con nước để săn cá ngạnh.
Khi thủy triều xuống, nước sông chảy ra biển rất mạnh, bọn ngạnh sẽ rúc vào hang. Khi thủy triều lên, nước từ biển chảy ngược vào sông. Hai dòng nước chảy ngược va vào nhau, tạo nên những điểm xoáy, nước chảy tứ tung, thì đúng là lúc bọn ngạnh bò ra khỏi hang kiếm ăn.
Cần thủ chuyên nghiệp sẽ không ngồi một chỗ để câu. Họ chỉ quăng cần vài phút, nếu không thấy cá táp mồi, lập tức chuyển địa điểm. Cá đi tìm mồi, nhưng mồi cũng phải liên tục đi tìm cá.
Những cần thủ câu ngạnh chuyên nghiệp xem con nước và thả mồi đúng điểm câu, sẽ kéo cá ngạnh tới tấp lên bờ.
Câu ngạnh thực sự là một cuộc đi săn cực kỳ thú vị giữa kẻ trên bờ, và con mồi dưới đáy sông sâu tăm tối.
Phạm Ngọc Dương
Nếu như ở thượng nguồn các con sông, săn cá lăng, cá chiên là niềm đam mê hoang dã, thì ở hạ nguồn các dòng sông lớn, săn cá ngạnh là lạc thú không gì hấp dẫn bằng.
Nhắc đến cá ngạnh (vùng Hải Phòng, Thái Bình gọi là cá hau), người trẻ ít biết nó thế nào, nhưng những người lớn tuổi, sinh sống bên sông cách nay vài chục năm, thì đều biết rõ.
Lý do nó trở nên hiếm là vì thịt ngon, thành đặc sản, bị săn lùng ráo riết. Để được thưởng thức loài cá này, phải tìm đến các nhà hàng đặc sản sang trọng.
Thế nhưng, với cần thủ siêu hạng câu sông như Hứa Văn Thắng (Kim Lương, Kim Thành, Hải Dương), thì cá ngạnh là món ăn thường xuyên của gia đình. Thậm chí, hàng xóm của các cần thủ chuyên săn ngạnh cũng phải phát ớn vì ăn loài cá này quá nhiều.
Cảm giác kéo chú cá ngạnh từ đáy sông lên vô cùng thú vị |
Công việc ấy chỉ diễn ra đến 6-7 giờ sáng, khi các chợ quê hoạt động. Vậy mà, mỗi tháng anh cũng bỏ túi hàng chục triệu. Ngủ buổi sáng, còn buổi chiều đến tận đêm, anh dành cho đam mê câu sông, mà chỉ săn duy nhất loài cá ngạnh.
Cần thủ Hứa Văn Thắng nói thế này: “Nói sông ít cá cũng phải, mà nhiều cá cũng đúng. Ít cá là so về mật độ, còn nhiều cá là số lượng. Cá sông đi ăn theo ngày, theo giờ, theo mùa, theo con nước, theo địa điểm và theo đàn. Người không hiểu về các sông thì câu cả năm chả được con nào, còn biết rõ về cá sông, thì kéo cần mỏi tay, lôi lên cả chục kg cá chỉ trong một vài giờ”.
Cá ngạnh câu từ sông |
Theo anh Thắng, cá ngạnh có nhiều ở hạ nguồn các nhánh lớn của sông Hồng như sông Thái Bình, Kinh Thầy, sông Đuống, sông Hóa. Sông Hồng cũng có cá ngạnh nhưng ít hơn các nhánh của nó.
Trước đây, cá ngạnh ở sông rất nhiều, chúng đi ăn theo đàn rất thích mắt. Mùa lũ tiểu mãn, cá ngạnh đi ăn rào rào ven bờ, bụi cỏ, vây lưng nổi thành cả mảng đen. Nước ngập lên bờ bãi, người dân còn dùng nơm úp được bọn ngạnh háu ăn.
Thế nhưng, khi ngạnh thành đặc sản, khi lưới vét, đánh điện, đánh mìn thịnh hành, thì ngạnh tưởng như… tuyệt chủng khỏi các dòng sông.
Tác giả và chú cá ngạnh sông nặng 2kg |
Mỗi cần thủ câu ngạnh có một bí quyết và cách câu khác nhau. Những cần thủ dân đã dùng cần tay câu ven bờ. Vào mùa lũ, nước lên cao, bờ lở, bọn ngạnh kéo vào chờ đợi những con giun ngo ngoe trong nước. Các cần thủ tóm nguyên con giun, dế vào lưỡi để cảm nhận những cái táp mồi kéo đầu cần riu ríu đầy lôi cuốn của bọn ngạnh.
Những cần thủ bán chuyên thì chỉ dùng cần dài vài găng tay, với bát câu như câu cá chuối. Họ ngồi ở đuôi thuyền, thả lưỡi đính chì xuống lòng sông sâu cả chục mét. Bọn cá ngạnh thường hóng mồi ở chỗ đỗ nhiều tàu bè, chờ thức ăn con người trút xuống.
Ở chỗ đỗ thuyền nước thường quẩn, sâu, nên lưới vét, đánh điện không vào được, chúng sẽ an toàn. Tuy nhiên, chúng lại đớp phải mồi của rất nhiều cần thủ ngồi trên tàu, thuyền.
Tác giả và những chú cá ngạnh câu được ở cửa sông Trà Lý |
Cần thủ Hứa Văn Thắng tiết lộ bí quyết: “Bọn ngạnh thường trốn trong hang, kè đá, để tránh dòng chảy. Đến giờ đi ăn, chúng sẽ mò ra khỏi chỗ trú ẩn. Bọn ngạnh đi ăn không theo quy luật chung gì cả.
Chẳng hạn sông Kinh Thầy cá ngạnh đi ăn từ 6-7 giờ sáng, sông Kinh Môn ăn nhiều lúc 10 đến 12 giờ trưa, còn hệ thống sông Đuống thì chỉ 6-8 giờ tối mới mò mẫm đi ăn. Thậm chí, mỗi đoạn sông chúng đi ăn một giờ khác nhau.
Người câu ngạnh chuyên nghiệp phải thuộc thời điểm đi ăn của ngạnh ở từng dòng sông để quăng cần đúng chỗ. Đó là bí quyết mấu chốt để câu được cá”.
Cá ngạnh 3kg |
Ngạnh là loài ăn tạp, thứ gì cũng xơi, nên mỗi cần thủ có bí quyết riêng trong việc dùng mồi. Có cần thủ dùng mồi hoa, tức trộn một số loại hoa có mùi thối vào mồi để câu.
Nhiều cần thủ dùng loại mồi khá kỳ cục, đó là phân người. Họ vê thứ mồi đó vào cục bông, rồi xâu cả chục miếng mồi vào lưỡi.
Có cần thủ dùng mồi chả, mồi giò, thậm chí là giò bò, giò ngựa. Có cần thủ ủ tôm cho thối hoắc, rồi xâu mấy con vào lưỡi.
Tuy nhiên, theo anh Thắng, cá ngạnh là loài ăn tạp, háu ăn, nên câu trúng điểm quan trọng hơn là chọn mồi. Nếu đã gặp đàn ngạnh, thì xâu chuối chín vào cũng kéo cần không xuể.
Mồi giò khá hấp dẫn với cá ngạnh |
Cần thủ chỉ việc quăng cả chục cần ra giữa sông, rồi ngồi chờ những cú táp víu đầu cần. Khi xơi mồi, dính lưỡi, nó sẽ bỏ chạy, kéo cong đầu cần. Cảnh kéo chú ngạnh ở dưới sông lên là một cảm giác vô cùng thích thú.
Cần thủ vừa cuốn cước vừa đoán già đoán non con ngạnh này to hay nhỏ. Nó cứ lừ đừ dưới đáy sông nên rất khó đoán. Chỉ khi cá vào sát ven bờ, mới nổi lềnh bềnh trên mặt nước.
Những cần thủ hiểu biết về cá ngạnh thì cuốn ngạnh lên bờ thật nhanh. Bọn ngạnh đi ăn theo đàn, theo đường lối, trật tự, có con đầu đàn lãnh đạo cả bọn, giống như loài khỉ. Khi gặp khu vực có mồi, từng con một sẽ tiến đến ăn. Con nào ăn rồi, thì sẽ nhường chỗ cho con xếp hàng đằng sau.
Khi ngạnh dính mồi, phải trục thật nhanh ra khỏi khu vực, để tránh việc chúng xả nhớt cảnh báo đàn. Nhiều cần thủ còn cẩn thận không thả ngạnh vào rọ ngâm dưới sông, vì sợ chúng xì nhớt, phát tiếng ọp ọp để cảnh báo đồng bọn.
Điều khá lạ với bọn cá ngạnh, là chúng sống cả ở vùng nước lợ, nơi các cửa sông đổ ra biển. Những điểm câu này khá thú vị. Các cần thủ sẽ căn cứ vào con nước để săn cá ngạnh.
Cần thủ chuyên nghiệp sẽ không ngồi một chỗ để câu. Họ chỉ quăng cần vài phút, nếu không thấy cá táp mồi, lập tức chuyển địa điểm. Cá đi tìm mồi, nhưng mồi cũng phải liên tục đi tìm cá.
Những cần thủ câu ngạnh chuyên nghiệp xem con nước và thả mồi đúng điểm câu, sẽ kéo cá ngạnh tới tấp lên bờ.
Câu ngạnh thực sự là một cuộc đi săn cực kỳ thú vị giữa kẻ trên bờ, và con mồi dưới đáy sông sâu tăm tối.
Phạm Ngọc Dương
Bình luận