(VTC News) – Chìm sâu trong tình trạng ế ẩm, xe máy Việt Nam phải chăng đã tới gần cửa tử, đặc biệt là tại các thành phố lớn?
Nghiến răng hạ giá
Sau một thời gian phát triển nóng, từ hai năm trở lại đây, thị trường xe máy Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy thoái mạnh. Lượng cung thường xuyên vượt cầu, sức mua thực tế của người dân liên tục giảm, ngay cả trong những thời điểm vốn rất sôi động như dịp cuối năm.
Nếu trước đây, trong 3 tháng cuối năm, những người kinh doanh các dòng xe máy phổ thông cả nội lẫn nhập chỉ lo không đủ nguồn hàng để bán và giá các dòng xe ăn khách thường xuyên loạn thì nay xe sẵn, giá giảm mà khách vắng vẫn hoàn vắng đặc biệt là tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM.
Để kích cầu, các nhà sản xuất đua nhau làm mới sản phẩm rồi hạ giá, khuyến mãi. Ngoài các ưu đãi từ nhà sản xuất như trợ giá vài triệu đồng, tặng quà.., các đại lý cũng mạnh tay kích cầu thêm như tặng gói bảo hiểm, mua xe cũ đổi xe mới nhưng sức mua vẫn èo uột.
Không ít đại lý cửa hàng bán xe tại Hà Nội và TP HCM rơi vào tình trạng thua lỗ, phải thu hẹp quy mô kinh doanh, san nhượng thậm chí đóng cửa.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, chủ một đại lý xe Honda tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết trong hai tháng trở lại đây, lượng khách tới xem và mua xe ở cửa hàng của anh này rất ít. “Cả tháng 12, cửa hàng chúng tôi cũng chỉ bán được chưa đầy 50 xe, bằng 1/10 so với cùng kỳ 2-3 năm trước. Lượng xe tồn trong kho lên tới cả nghìn chiếc. Nếu không có lượng khách tới bảo hành, sửa chữa đều thì chắc chúng tôi phải đóng cửa, chuyển đổi kinh doanh mặt hàng khác”, anh này cho biết.
Bán được ngót nghét 100 xe/tháng nhưng gần như lỗ vốn là tình trạng của một đại lý khác chuyên kinh doanh xe Yamaha tại Hà Nội. Chủ đại lý này than thở “đang cố sống cho qua thời kỳ khó khăn” vì hầu hết các xe bán ra đều thấp hơn giá đề xuất. Dù có quy mô khá lớn nhưng hầu hết các nhân viên bán hàng đã bị cho nghỉ để giảm chi phí.
Lý do là gì?
Kinh tế khó khăn là nguyên nhân được phần lớn người kinh doanh xe đưa ra để lý giải cho tình trạng ế ẩm hiện nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia bên cạnh nguyên nhân liên quan tới tình trạng kinh tế, thực trạng gần như bão hòa của thị trường xe máy cũng như sự xuất hiện của của những lựa chọn khác như xe đạp điện cũng là tác nhân quan trọng không kém khiến xe máy ế.
Theo ước tính của các chuyên gia, lượng xe máy tại Việt Nam hiện nay đã vượt mốc 36 triệu xe và bắt đầu trở nên bão hòa. Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất xe máy liên tục mở rộng quy mô sản xuất trong mấy năm trở lại đây khiến lượng xe sản xuất ra hàng năm vượt xa doanh số bán thực tế.
Cụ thể, với 3 nhà máy sản lượng sản xuất của Honda vào khoảng hơn 2,5 triệu xe/năm, con số này của Yamaha là 1,5 triệu xe. Cộng thêm của Piaggio hơn 300.000 chiếc, SYM 300.000 chiếc, Suzuki 200.000 chiếc và một số doanh nghiệp khác khoảng hơn 100.000 chiếc, tổng sản lượng xe máy sản xuất trong nước hiện xấp xỉ 5 triệu chiếc/năm.
Trong khi đó, lượng xe tiêu thụ trong năm 2012 đã giảm từ 3,3 triệu xe năm 2011 xuống còn 3,11 triệu xe và doanh số năm 2013 được dự đoán là sẽ xuống chưa đầy 3 triệu xe.
Như vậy, dù Honda, Piaggio bắt đầu xuất khẩu khá nhiều xe ra các thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, con số chênh lệch giữa cung và cầu xe máy tại Việt Nam vẫn rất lớn.
Theo đánh giá của một lãnh đạo công ty Yamaha Việt Nam, trọng tâm phát triển của liên doanh xe này hiện không phải là Hà Nội hay TP HCM mà là khu vực miền trung với tâm điểm là Đà Nẵng, Vinh.
Thực tế cũng cho thấy thị trường Hà Nội và TP HCM đang là một miếng bánh rất khó nhằn với người kinh doanh xe máy bởi sức mua thực tế thấp mà sự cạnh tranh lại quá nhiều. Ngoài hàng trăm mẫu xe đến từ 5 doanh nghiệp FDI lớn là Honda, Yamaha, Piaggio, SYM và Suzuki, khách hàng tại các thành phố lớn còn nhiều lựa chọn đến từ các thương hiệu khác như Lambretta, Sachs bike...
Bên cạnh đó, nhiều người dân hiện bỏ xe máy chuyển sang dùng xe đạp hoặc xe đạp điện để tiết kiệm chi phí xăng dầu trong khi một số khác có điều kiện lại chuyển sang chơi môtô, nhất là khi các quy định về thi bằng A2 được nới lỏng.
Vì thế, không ít cửa hàng buôn bán xe tại các khu phố vốn nổi tiếng về xe máy như Bà Triệu, phố Huế hay Khâm Thiên đã thu hẹp quy mô, đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
Giới kinh doanh xe dự đoán với tình hình buôn bán như hiện nay sang năm 2014 sẽ có thêm nhiều những đại lý, cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM phải ngừng hoạt động. Có chủ đại lý xe máy ở Hà Nội còn ước tính, đến giữa năm sau có thể tới một phần ba các đại lý xe máy sẽ đóng cửa. Thị trường xe máy được nhận định sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2014 và cuộc chiến giữa các nhà sản xuất sẽ thêm khốc liệt.
Khánh Hòa
Sau một thời gian phát triển nóng, từ hai năm trở lại đây, thị trường xe máy Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu suy thoái mạnh. Lượng cung thường xuyên vượt cầu, sức mua thực tế của người dân liên tục giảm, ngay cả trong những thời điểm vốn rất sôi động như dịp cuối năm.
Nếu trước đây, trong 3 tháng cuối năm, những người kinh doanh các dòng xe máy phổ thông cả nội lẫn nhập chỉ lo không đủ nguồn hàng để bán và giá các dòng xe ăn khách thường xuyên loạn thì nay xe sẵn, giá giảm mà khách vắng vẫn hoàn vắng đặc biệt là tại hai thị trường lớn là Hà Nội và TP HCM.
Để kích cầu, các nhà sản xuất đua nhau làm mới sản phẩm rồi hạ giá, khuyến mãi. Ngoài các ưu đãi từ nhà sản xuất như trợ giá vài triệu đồng, tặng quà.., các đại lý cũng mạnh tay kích cầu thêm như tặng gói bảo hiểm, mua xe cũ đổi xe mới nhưng sức mua vẫn èo uột.
Ế ẩm, thị trường xe máy tại Việt Nam đang tiến dần tới tình trạng bão hòa? Ảnh Khánh Hòa |
Không ít đại lý cửa hàng bán xe tại Hà Nội và TP HCM rơi vào tình trạng thua lỗ, phải thu hẹp quy mô kinh doanh, san nhượng thậm chí đóng cửa.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi, chủ một đại lý xe Honda tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết trong hai tháng trở lại đây, lượng khách tới xem và mua xe ở cửa hàng của anh này rất ít. “Cả tháng 12, cửa hàng chúng tôi cũng chỉ bán được chưa đầy 50 xe, bằng 1/10 so với cùng kỳ 2-3 năm trước. Lượng xe tồn trong kho lên tới cả nghìn chiếc. Nếu không có lượng khách tới bảo hành, sửa chữa đều thì chắc chúng tôi phải đóng cửa, chuyển đổi kinh doanh mặt hàng khác”, anh này cho biết.
Bán được ngót nghét 100 xe/tháng nhưng gần như lỗ vốn là tình trạng của một đại lý khác chuyên kinh doanh xe Yamaha tại Hà Nội. Chủ đại lý này than thở “đang cố sống cho qua thời kỳ khó khăn” vì hầu hết các xe bán ra đều thấp hơn giá đề xuất. Dù có quy mô khá lớn nhưng hầu hết các nhân viên bán hàng đã bị cho nghỉ để giảm chi phí.
Lý do là gì?
Kinh tế khó khăn là nguyên nhân được phần lớn người kinh doanh xe đưa ra để lý giải cho tình trạng ế ẩm hiện nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia bên cạnh nguyên nhân liên quan tới tình trạng kinh tế, thực trạng gần như bão hòa của thị trường xe máy cũng như sự xuất hiện của của những lựa chọn khác như xe đạp điện cũng là tác nhân quan trọng không kém khiến xe máy ế.
Theo ước tính của các chuyên gia, lượng xe máy tại Việt Nam hiện nay đã vượt mốc 36 triệu xe và bắt đầu trở nên bão hòa. Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất xe máy liên tục mở rộng quy mô sản xuất trong mấy năm trở lại đây khiến lượng xe sản xuất ra hàng năm vượt xa doanh số bán thực tế.
Cụ thể, với 3 nhà máy sản lượng sản xuất của Honda vào khoảng hơn 2,5 triệu xe/năm, con số này của Yamaha là 1,5 triệu xe. Cộng thêm của Piaggio hơn 300.000 chiếc, SYM 300.000 chiếc, Suzuki 200.000 chiếc và một số doanh nghiệp khác khoảng hơn 100.000 chiếc, tổng sản lượng xe máy sản xuất trong nước hiện xấp xỉ 5 triệu chiếc/năm.
Trong khi đó, lượng xe tiêu thụ trong năm 2012 đã giảm từ 3,3 triệu xe năm 2011 xuống còn 3,11 triệu xe và doanh số năm 2013 được dự đoán là sẽ xuống chưa đầy 3 triệu xe.
Như vậy, dù Honda, Piaggio bắt đầu xuất khẩu khá nhiều xe ra các thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, con số chênh lệch giữa cung và cầu xe máy tại Việt Nam vẫn rất lớn.
Theo đánh giá của một lãnh đạo công ty Yamaha Việt Nam, trọng tâm phát triển của liên doanh xe này hiện không phải là Hà Nội hay TP HCM mà là khu vực miền trung với tâm điểm là Đà Nẵng, Vinh.
Thực tế cũng cho thấy thị trường Hà Nội và TP HCM đang là một miếng bánh rất khó nhằn với người kinh doanh xe máy bởi sức mua thực tế thấp mà sự cạnh tranh lại quá nhiều. Ngoài hàng trăm mẫu xe đến từ 5 doanh nghiệp FDI lớn là Honda, Yamaha, Piaggio, SYM và Suzuki, khách hàng tại các thành phố lớn còn nhiều lựa chọn đến từ các thương hiệu khác như Lambretta, Sachs bike...
Bên cạnh đó, nhiều người dân hiện bỏ xe máy chuyển sang dùng xe đạp hoặc xe đạp điện để tiết kiệm chi phí xăng dầu trong khi một số khác có điều kiện lại chuyển sang chơi môtô, nhất là khi các quy định về thi bằng A2 được nới lỏng.
Vì thế, không ít cửa hàng buôn bán xe tại các khu phố vốn nổi tiếng về xe máy như Bà Triệu, phố Huế hay Khâm Thiên đã thu hẹp quy mô, đóng cửa hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác.
Giới kinh doanh xe dự đoán với tình hình buôn bán như hiện nay sang năm 2014 sẽ có thêm nhiều những đại lý, cửa hàng tại Hà Nội và TP HCM phải ngừng hoạt động. Có chủ đại lý xe máy ở Hà Nội còn ước tính, đến giữa năm sau có thể tới một phần ba các đại lý xe máy sẽ đóng cửa. Thị trường xe máy được nhận định sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2014 và cuộc chiến giữa các nhà sản xuất sẽ thêm khốc liệt.
Khánh Hòa
Bình luận