• Zalo

Doanh nghiệp ô tô 'nội' ngày càng phát triển xe buýt, xe buýt điện

XeThứ Sáu, 03/05/2019 06:50:00 +07:00Google News

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước đang có nhiều cơ hội phát triển các dòng xe buýt tại Việt Nam, thậm chí đủ sức xuất khẩu ra thế giới.

Việt Nam hoàn toàn tự sản xuất các dòng xe buýt cho riêng mình

Nếu như vài năm trước, các dòng xe buýt đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc gần như chiếm ưu thế nhờ giá thành rẻ, song trong thời điểm hiện tại, các sản phẩm xe buýt được sản xuất bởi các doanh nghiệp "nội" hoàn toàn đủ sức cạnh tranh trên thị trường, thậm chí có doanh số cao vượt bậc.

091058-e17de2d7-2b8b-43c9-9d2d-7ed9fc92beb8 4

Việt Nam hoàn toàn tự sản xuất các dòng xe buýt cho riêng mình.

Cụ thể, trong báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong Quý I/2019, thị phần của Thaco-bus đứng đầu với 456 chiếc (dòng xe buýt 28 - 45 chỗ), mặc dù vậy, so với cùng kỳ năm 2018, doanh số của Thaco-bus giảm 10%. Trong năm 2018, tổng doanh số của Thaco-Bus đạt 2.019 chiếc; trong năm 2017 là hơn 3.000 chiếc.

Tiếp đến là thương hiệu Vinamotor với dòng xe buýt Hyundai 29 - 80 chỗ đạt 46 chiếc trong Quý I. Một số nhà sản xuất, lắp ráp "nội" khác như Vida Bus, Samco,... vẫn tiếp tục cung cấp ra thị trường các dòng xe buýt hiện đại.

Ngoài các dòng xe buýt cỡ lớn, dòng Minibus như Ford Transit cũng đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam. Vì vậy, cơ hội và tiềm năng phát triển đối với các dòng xe buýt vẫn còn rất lớn.

Xuất hiện "tân binh" mới - xe buýt điện

Trước khi Tập đoàn Vingroup rót 1.000 tỷ đồng thành lập VinBus, cung cấp dịch vụ xe buýt điện thì tại Việt Nam, chưa có doanh nghiệp nào đủ tham vọng để sản xuất hoặc nhập khẩu dòng xe này.

1757_VINFAST_10 3

 VinBus sẽ hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận.  

Hầu hết, các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới chỉ cung cấp ra thị trường các sản phẩm xe buýt sử dụng nhiên liệu ví dụ như Thaco hoặc Vinamotor. 

Ưu điểm của dòng xe buýt điện chắc chắn sử dụng nhiên liệu tái tạo, làm giảm ô nhiễm môi trường và tiếng ồn cho các đô thị lớn của Việt Nam. Trong khi đó, điểm hạn chế của các dòng xe chạy điện nói chung là chi phí sẽ rất cao.

Tuy nhiên, VinBus sẽ hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận. Theo đó, 100% lợi nhuận thu được sẽ được công ty tái đầu tư, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển hệ thống và mở rộng địa bàn để đưa dịch vụ giao thông công cộng văn minh, hiện đại tới đông đảo người dân.

“Ngay từ khi bắt đầu tham gia ngành công nghiệp sản xuất ô tô - xe máy, chúng tôi đã xác định mục tiêu sẽ phát triển và phổ biến các dòng xe chạy điện thân thiện với môi trường, từng bước thay thế xe chạy xăng. Tham gia cung cấp dịch vụ vận tải công cộng bằng loại hình xe buýt điện thông minh là một trong những bước đi quan trọng của Tập đoàn Vingroup, nhằm mang đến các dịch vụ và trải nghiệm mới, ứng dụng công nghệ cao cho khách hàng.

Qua đó, Vingroup muốn chung tay cùng giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí và tiếng ồn tại các đô thị lớn, góp phần hình thành nên những thói quen văn minh, kiến tạo một môi trường sống trong lành, hiện đại cho người dân Việt Nam” - ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết.

Việt Vũ
Bình luận
vtcnews.vn