Năm 2021, đối diện với một loạt khó khăn do tác động của dịch bệnh COVID-19, rất nhiều khách hàng, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng hết sức nặng nề, trong đó phải kể đến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền hình. Cùng với đó, sức ép về cạnh tranh, thanh lọc ngày càng gia tăng khiến cho nhiều doanh nghiệp “chao đảo”.
Đầy rẫy khó khăn
Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại và lây lan nhanh ra trong cộng đồng là vấn đề lo ngại cho hoạt động của các ngành kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình. Vấn đề “sống chung với dịch”, vừa đảm bảo an toàn cho con người vừa phát triển được doanh nghiệp đang là “bài toán” đau đầu của các doanh nghiệp này.
Hiện nay, đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ truyền hình, khi giãn cách xã hội và hạn chế giao tiếp, đi lại đã tác động đến doanh số của doanh nghiệp khi không thể trực tiếp làm việc cùng với các đối tác; điều này thôi thúc các doanh nghiệp này phải tìm ra các giải pháp để tiếp cận hiệu quả mà không cần đến trực tiếp gặp khách hàng.
Bên cạnh đó, cái khó nhất hiện nay là những bất cập từ quản lý. Dịch vụ truyền hình ngày càng phát triển kéo theo thị trường ngày càng đẩy mạnh sự cạnh tranh. Có thể nói, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm dịch vụ truyền hình trong nước rất khó sòng phẳng, mà điển hình là vấn đề về bản quyền hay "đạo nhái" ý tưởng.
Chưa kể, tiêu chuẩn cho một quảng cáo truyền hình ngày nay cũng được thanh lọc theo chuẩn quy định về thời lượng, nội dung và các tiêu chuẩn cộng đồng khác.
Ngoài ra, nhân sự luôn là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận và sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt trong khối ngành dịch vụ. Trước ảnh hưởng COVID-19, chi phí nhân sự là một trong những hạng mục nan giải. Trong giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải giải bài toán về nhân sự và chọn phương án hạ chi phí hoạt động bao gồm cắt giảm lao động hoặc giảm doanh thu.
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, dự báo thời gian tới, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ truyền hình vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.
Cơ hội để đổi mới
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đây cũng là dịp để các doanh nghiệp làm dịch vụ truyền hình tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn, bởi rủi ro luôn song hành cùng cơ hội. Các doanh nghiệp nhạy bén sẽ chuyển trạng thái từ “đóng băng” sang nắm bắt ngay những thời cơ mới để phát triển. Đây là cơ sở thúc đẩy việc nâng cao năng lực, làm tiền đề cho một sự phát triển bền vững hơn.
Đây còn là cơ hội để các doanh nghiệp làm dịch vụ quảng cáo nhìn nhận, sát hạch lại năng lực thực sự, sức chống chịu, thích ứng trước biến cố dịch bệnh; rà soát, đánh giá, cơ cấu lại nguồn lực, khách hàng và tìm ra hướng đi mới chủ động hơn, xây dựng phương án đổi mới mô hình dịch vụ, chiến lược phát triển mới nhanh chóng nắm bắt tín hiệu, nhu cầu mới của thị trường.
Đây cũng là dịp để thể tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn; đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới cung ứng dịch vụ trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm quảng cáo để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị phần.
Bên cạnh đó, trong thời gian khó khăn vừa qua, cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ truyền hình đã và đang phát huy tinh thần vượt khó, tự lực, tự cường, nỗ lực duy trì việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp Việt Nam đã rất chủ động có các giải pháp tự cứu mình.
Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tích cực khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội mới; ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến để đổi mới các quảng cáo truyền thống. Đây là những cơ sở để tin rằng các doanh nghiệp quảng cáo sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.
Bình luận