• Zalo

Các đại lý ô tô 'bẫy' người tiêu dùng bằng những bản hợp đồng bất công thế nào?

Kinh tếThứ Sáu, 02/02/2018 07:23:00 +07:00Google News

Rất nhiều đại lý ô tô đang ''bẫy'' khách hàng bằng những điều khoản có lợi cho mình, chính vì vậy, Bộ Công thương mới đưa ra khuyến cáo, người tiêu dùng nên đọc kỹ các khoản thỏa thuận giữa hai bên.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa có văn bản lưu ý người tiêu dùng khi mua xe ô tô trong thời điểm hiện tại. 

Theo Cục, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, khi mua xe, người tiêu dùng nên đọc kỹ các quy định trong biên bản thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên.

Trong trường hợp không có thỏa thuận nào khác, khi đại lý đã nhận tiền đặt cọc mà không có xe để bán cho người tiêu dùng, thì đại lý phải trả lại số tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với số tiền mà người tiêu dùng đã đặt cọc.

Thông thường, khi xe chưa có sẵn, đại lý bán xe sẽ yêu cầu người mua đặt cọc một khoản tiền để xác nhận việc mua xe. Khoản đặt cọc này, theo Điều 328 – Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, là để “đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”.

Canh-bao-nong-ve-mua-o-to-dip-Tet-Nguyen-dan-1-1516867586-203-width653height379 4

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa có văn bản lưu ý người tiêu dùng khi mua xe ô tô trong thời điểm hiện tại.  

Trên thực tế trong thời gian qua, nhiều nơi không có xe để giao theo hợp đồng đã ký nhưng  đại lý giải quyết bằng cách đơn giản là trả lại số tiền đặt cọc cho người tiêu dùng.

Nhưng theo quy định tại Điều 328, Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Sự thực ở nước ta, các đại lý ô tô thường xuyên soạn thảo những bản hợp đồng đầy bất công với khách hàng. Trong khi mọi bên A (người mua) luôn phải chịu thiệt thòi, thì bên B (người bán) nghiễm nhiên phủi trách nhiệm khi không có hàng để giao. Đây được coi như "chuyện thường ngày" của thị trường ô tô Việt Nam.

Honda và bản hợp đồng tai tiếng của CR-V

Còn nhớ vào đầu tháng 9/2017, thị trường ô tô Việt Nam chấn động trước động thái giảm giá ''sốc'' của mẫu SUV CR-V của Honda. So với giá đề xuất, giá bán được một vài đại lý Honda chào bán thấp hơn gần 200 triệu đồng. 

honda1

Thương vụ tai tiếng của Honda. 

Với giá bán thấp chưa từng có, khách hàng đến nhiều đại lý Honda trên toàn quốc để tiến hành đặt cọc và ký kết hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên, chỉ vài sau, khách hàng phải ôm trái đắng khi các đại lý Honda thông báo "không còn xe để giao" và yêu cầu khách hàng đến đại lý để rút cọc về.

Sự việc trở nên nghiêm trọng khi lượng khách bị hủy cọc rất nhiều và không thể thống kê con số cụ thể. Ngay tại thời điểm đó, những bản hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý được tiết lộ ra bên ngoài và phơi bày sự thật trần chụi bấy lâu nay của các đại lý ô tô.

Cụ thể, trong hợp đồng đặt cọc giữa khách hàng và đại lý Honda Long Biên vào đầu tháng 9/2017 có các điều khoản chung như sau: 

Trong trường hợp giá bán xe được thỏa thuận, bên mua hủy việc đặt xe hoặc không đăng ký lại hợp đồng, khi hết hạn hiệu lực hợp đồng thì bên B không cần phải trả lại đặt cọc.

Tuy nhiên, đọc mỏi mắt cũng không thấy đề cập trách nhiệm của bên B (người bán) khi đơn phương hủy cọc. 

KIA Bạch Đằng "nuốt" có trôi đặt cọc?

Một trường hợp khác có thể kể đến là KIA Bạch Đằng với bản hợp đồng đặt cọc bất công giữa đại lý và khách hàng.

Bản hợp đồng đặt cọc giữa KIA Bạch Đằng với một khách hàng tại Hà Nội nêu rõ: 

Ngay sau khi hai bên ký hợp đồng, Bên B (phía khách hàng) sẽ đặt cọc cho bên A số tiền là 50 triệu đồng trong 2 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng.

kiafn

Trong các điều khoản của bản hợp đồng, hầu hết quy trách nhiệm cho người mua và không hề đề cập tới trách nhiệm của bên bán. 

Nếu quá thời gian trên mà bên A (phía đại lý) không nhận được đầy đủ số tiền trên, hợp đồng này sẽ tự động hết hiệu lực.

Khoản tiền đặt cọc nhằm đảm bảo cho việc Bên B thực hiện đúng và đảy đủ theo quy định của hợp đồng này. Nếu bên B thay đổi quyết định hoặc không mua xe nữa thì số tiền đặt cọc sẽ thuộc về bên A.

Trong các điều khoản của bản hợp đồng hầu hết quy trách nhiệm cho người mua và không hề đề cập tới trách nhiệm của bên bán.

Cụ thể, trong điều 4, mục 4.1 trách nhiệm của bên A cho biết rất chung chung về trách nhiệm của đại lý, phía đại lý giao hàng đúng thời hạn.

Bàn giao một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để bên B tiến hành các thủ tục cần thiết đăng ký lưu hành tại cơ quan có thẩm quyền.

Đảm bảo hợp đồng là tài sản được lưu hành hợp pháp; quyền sở hữu hợp pháp và khả năng chuyên giao quyền sở hữu này đối với xe bán cho bên B. Cung cấp cho bên B những thông tin cần thiết về sản phẩm.

Trong khi đó, tại mục 4.2, điều 4 trong bản hợp đồng ghi rõ trách nhiệm của B. Hoặc các các mục 6.1, 6.2 tại điều 6; mục 7.1.1, 7.1.2 tại điều 7 đều yêu cầu trách nhiệm rất rõ nếu bên B vi phạm hợp đồng.

Tại mục 4.2, điều 4: Trách nhiệm của bên B, thanh toán đầy đủ và đúng hẹn theo quy định điều 2 của hợp đồng này. Trong trường hợp bên B nhận xe chậm hoặc cố tình không nhận xe thì bên A có toàn quyền quyết định số tiền bên B đã đặt cọc.

Tìm đỏ mắt cũng không thấy trách nhiệm của Ford Hà Thành khi hủy hợp đồng?

Cũng giống như các trường hợp trên, đại lý Ford Hà Thành cũng có một bản hợp đồng để "bẫy" khách hàng khi mua xe. Cụ thể, trong bản hợp đồng đặt cọc giữa đại lý Ford Hà Thành và khách hàng đã nêu rõ trách nhiệm của bên A (người mua) như sau:

Ở điều 7: Điều khoản chung nêu rõ, bên A hủy hợp đồng sẽ bị phạt 100% số tiền đặt cọc và thanh toán. Bên A không thực hiện đầy đủ các điều khoản và toàn bộ hợp đồng sẽ bị phạt theo Quy định tại điều 301 Luật Thương mại ban hành năm 2005. 

Tuy nhiên, các điều khoản của Ford Hà Thành đều hướng tới việc "nuốt" trôi khoản đặt cọc của khách hàng mà không đề cập tới trường hợp bên B (người bán) hủy hợp đồng.

ford1 3

Tìm mỏi mắt cũng không thấy trách nhiệm của bên bán khi hủy cọc. 

Các trách nhiệm của bên B rất chung chung. Ví dụ, ở khoản 5, trách nhiệm của bên B (người bán) chỉ đề cập tới việc cam kết khuyến mại hoặc trách nhiệm giao xe, giao hợp đồng đúng thời hạn đã cam kết. 

Điều lạ lùng thay, tất cả các bản hợp đồng mà báo điện tử VTC News thống kê đều có một đặc điểm chung là toàn quy trách nhiệm lên khách hàng, các đại lý gần như không có giàng buộc gì nếu đơn phương hủy hợp đồng. 

Trong trường hợp các đại lý hủy hợp đồng thì chỉ việc trả cọc là hết trách nhiệm, thể hiện sự bất công giữa người mua và người bán; cụ thể là giữa các đại lý ô tô và phía khách hàng.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền (Công ty hợp danh Thiên Thanh) từng lên tiếng với PV báo điện tử VTC News về một số bản hợp đồng bất công giữa khách hàng và đại lý.

Luật sư Nguyễn Thế Truyền cho biết, dưới góc độ pháp luật, hợp đồng mua bán xe ô tô là một loại giao dịch dân sự, tức là các bên hoàn toàn tham gia với ý chí tự nguyện để đạt được thỏa thuận với nhau.

Tuy nhiên, thực tế, khách hàng đi mua xe thường đứng với vị trí thứ yếu bởi toàn bộ nội dung hợp đồng đã được nhà phân phối soạn thảo sẵn với nhiều điều khoản có lợi, khách hàng chỉ có 2 lựa chọn: Một là chấp nhận các nội dung trong hợp đồng và tiến hành giao dịch mua bán xe; hai là không chấp nhận một phần nội dung hợp đồng thì… “đi về”.

Việt Vũ
Chuyên đề: Tin Kinh tế
Bình luận
vtcnews.vn