(VTC News) – Hình ảnh các bác sỹ cúi đầu trước chàng trai 20 tuổi chết não vì tai nạn giao thông đồng ý hiến tạng trong sự kiện ghép tạng xuyên Việt lần thứ 2 khiến nhiều người xúc động.
Liên quan đến ca ghép tạng xuyên Việt lần thứ 2 vừa thành công mới đây, Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, một trong những thành viên trong đoàn công tác vào TP.HCM lấy tạng của thanh niên chết não đã chia sẻ một bức ảnh khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc toàn bộ y bác sỹ trong ekip ghép tạng cúi đầu, bày tỏ sự trân trọng đối với chàng trai nằm trên bàn mổ trước khi lấy tạng.
Đây là nam thanh niên tử vong do tai nạn giao thông, bị chết não đã tình nguyện hiến 2 thận, 2 giác mạc, tim và gan. Trong đó thận 2 thận được ghép cho 2 bệnh nhân suy thận đang nguy hiểm tính mạng tại BV Chợ Rẫy. Lá gan và trái tim còn đẹp, thích hợp cho người nhận tạng được chuyển nhanh chóng ra BV Việt Đức, ghép cho 2 cán bộ công an đang chờ ghép tạng.
Sau ca ghép tạng, đích thân Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã đến tận BV Việt Đức để thăm 2 cán bộ công an được ghép tạng. Đồng thời, ông bày tỏ niềm tri ân đến người hiến tạng cũng như các bác sỹ BV Việt Đức, bằng trình độ, bằng tâm huyết với nghề đã phẫu thuật thành công.
Chúc mừng ca ghép tạng xuyên Việt thứ 2 thành công, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: "Nhờ có người hiến này mà giác mạc, thận đã được ghép cho bệnh nhân khác tại TP.HCM, còn tim và gan được chuyển ra Hà Nội ghép cho 2 bệnh nhân tại BV Việt Đức.
Hiến tạng là hành động cao cả. Có người hiến tạng sống, ví dụ cha mẹ, anh em còn sống hiến 1 phần gan cho người thân. Nhưng với tim thì không thể hiến sống. Nếu người đó chết não mà trái tim vẫn còn đập trong cơ thể người khác, mang lại cho người khác sự sống, điều đó thật đáng tôn vinh".
PGS – TS Nguyễn Tiến Quyết, một trong những chuyên gia đầu ngành về ghép gan tại Việt Nam là người trực tiếp tham gia vào ca ghép gan lần này chia sẻ: Xét về mặt kỹ thuật, chúng tôi nắm chắc. Đây là lần thứ 2 ghép tạng xuyên Việt nên quy trình không bị bối rối như lần đầu. Tuy nhiên, vì lấy tạng trên bệnh nhân nam chết não đã trên 40 giờ nên các ca ghép có nguy cơ gặp nhiều rủi ro.
Trong khi thế giới khuyến cáo, thời gian lấy tạng tốt nhất là 13 tiếng kể từ thời điểm chết não, nhưng lần này, người chết não đã khá lâu chưa kể bệnh nhân này phải trải qua 10 tiếng hồi sức. Người hiến tạng bị tai nạn giao thông, huyết áp tụt và điều này rất dễ ảnh hưởng đến thận nhưng may mắn là thận đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại BV Chợ Rẫy còn tim, gan được nhanh chóng chuyển ra Hà Nội ghép cho các bệnh nhân đang chờ".
Trước đó, chiều 25/4, Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia nhận được thông báo có người chết não hiến tạng nhóm máu O. Các đơn vị liên quan nhanh chóng tìm người phù hợp tiếp nhận tim, gan trong danh sách chờ ghép tạng.
Thành phần điều phối và ekip lấy, vận chuyển đa tạng là Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia; PGS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực làm trưởng đoàn, trưởng ekip lấy tim. BS Nguyễn Quang Nghĩa, trưởng ekip lấy gan.
Theo nhật ký ghép tạng, 3h sáng 26/4, đoàn xuất phát vào TP. HCM lấy gan. 12h cùng ngày, người hiến tạng được chuyển vào phòng mổ để lấy tạng. 20h30 phút, ca ghép gan và tim bắt đầu. Ca ghép gan hoàn tất vào lúc 00h15 ngày 27/4 và đến 3h sáng cùng ngày, ca ghép tim hoàn thành.
Trong quá trình hồi phục sau ghép, không ít lần bệnh nhân khiến các bác sỹ "đứng tim".
Bệnh nhân ghép gan 54 tuổi bị ung thư gan, xơ gan giai đoạn cuối. Ca ghép rất tốt, vừa ghép xong gan đã hồng, mật đã chảy. Nhưng đến ngày thứ 2, gan ghép mất chức năng.
Còn ở bệnh nhân ghép tim 64 tuổi, sau khi ghép xong, tim đập yếu. Ngày hậu phẫu đầu tiên là ngày khủng khiếp nhất bởi tình trạng bệnh nhân rất nặng. GS.TS Nguyễn Quốc Kính, GĐ Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa cùng các cộng sự đã nỗ lực nhiều để cấp cứu bệnh nhân.
Trong suốt mấy ngày nghĩ lễ 30/4 vừa qua, các bác sỹ vẫn bám trụ tại bệnh viện. Chỉ đến khi 2 bệnh nhân tỉnh táo ổn định sức khỏe, ăn uống trở lại, các bác sỹ mới thờ phào nhẹ nhõm.
Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối quốc gia, 1 trong những thành viên trong đoàn công tác vào TP. HCM lấy tạng chia sẻ: “Sau những ca ghép thận, gan, tim, giác mạc… thành công là thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ một người hiến tạng vô danh.
2 tạng được điều phối xuyên Việt lần thứ 2 thành công trọn vẹn. Những việc làm thầm lặng, không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người bệnh, cộng động mà còn cho cả chính Chúng tôi!
Xin tri ân Người hiến tạng, tri ân những bàn tay vàng của các cán bộ y tế. Tôi thấy lòng mình thật thanh thản”.
Kiến Hoàng
Liên quan đến ca ghép tạng xuyên Việt lần thứ 2 vừa thành công mới đây, Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, một trong những thành viên trong đoàn công tác vào TP.HCM lấy tạng của thanh niên chết não đã chia sẻ một bức ảnh khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc toàn bộ y bác sỹ trong ekip ghép tạng cúi đầu, bày tỏ sự trân trọng đối với chàng trai nằm trên bàn mổ trước khi lấy tạng.
Đây là nam thanh niên tử vong do tai nạn giao thông, bị chết não đã tình nguyện hiến 2 thận, 2 giác mạc, tim và gan. Trong đó thận 2 thận được ghép cho 2 bệnh nhân suy thận đang nguy hiểm tính mạng tại BV Chợ Rẫy. Lá gan và trái tim còn đẹp, thích hợp cho người nhận tạng được chuyển nhanh chóng ra BV Việt Đức, ghép cho 2 cán bộ công an đang chờ ghép tạng.
Các bác sỹ mặc niệm, cúi đầu bày tỏ trân trọng trước tấm lòng của người hiến tạng (Ảnh bác sỹ cung cấp) |
Chúc mừng ca ghép tạng xuyên Việt thứ 2 thành công, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ: "Nhờ có người hiến này mà giác mạc, thận đã được ghép cho bệnh nhân khác tại TP.HCM, còn tim và gan được chuyển ra Hà Nội ghép cho 2 bệnh nhân tại BV Việt Đức.
Hiến tạng là hành động cao cả. Có người hiến tạng sống, ví dụ cha mẹ, anh em còn sống hiến 1 phần gan cho người thân. Nhưng với tim thì không thể hiến sống. Nếu người đó chết não mà trái tim vẫn còn đập trong cơ thể người khác, mang lại cho người khác sự sống, điều đó thật đáng tôn vinh".
Các bác sỹ tiến hành ghép gan. (Ảnh bác sỹ cung cấp) |
Trong khi thế giới khuyến cáo, thời gian lấy tạng tốt nhất là 13 tiếng kể từ thời điểm chết não, nhưng lần này, người chết não đã khá lâu chưa kể bệnh nhân này phải trải qua 10 tiếng hồi sức. Người hiến tạng bị tai nạn giao thông, huyết áp tụt và điều này rất dễ ảnh hưởng đến thận nhưng may mắn là thận đã được ghép cho 2 bệnh nhân tại BV Chợ Rẫy còn tim, gan được nhanh chóng chuyển ra Hà Nội ghép cho các bệnh nhân đang chờ".
Bệnh nhân ghép tim phục hồi sau ca ghép tạng. (Ảnh bác sỹ cung cấp) |
Thành phần điều phối và ekip lấy, vận chuyển đa tạng là Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia; PGS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực làm trưởng đoàn, trưởng ekip lấy tim. BS Nguyễn Quang Nghĩa, trưởng ekip lấy gan.
Theo nhật ký ghép tạng, 3h sáng 26/4, đoàn xuất phát vào TP. HCM lấy gan. 12h cùng ngày, người hiến tạng được chuyển vào phòng mổ để lấy tạng. 20h30 phút, ca ghép gan và tim bắt đầu. Ca ghép gan hoàn tất vào lúc 00h15 ngày 27/4 và đến 3h sáng cùng ngày, ca ghép tim hoàn thành.
Trong quá trình hồi phục sau ghép, không ít lần bệnh nhân khiến các bác sỹ "đứng tim".
Bệnh nhân ghép gan 54 tuổi bị ung thư gan, xơ gan giai đoạn cuối. Ca ghép rất tốt, vừa ghép xong gan đã hồng, mật đã chảy. Nhưng đến ngày thứ 2, gan ghép mất chức năng.
Còn ở bệnh nhân ghép tim 64 tuổi, sau khi ghép xong, tim đập yếu. Ngày hậu phẫu đầu tiên là ngày khủng khiếp nhất bởi tình trạng bệnh nhân rất nặng. GS.TS Nguyễn Quốc Kính, GĐ Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa cùng các cộng sự đã nỗ lực nhiều để cấp cứu bệnh nhân.
Trong suốt mấy ngày nghĩ lễ 30/4 vừa qua, các bác sỹ vẫn bám trụ tại bệnh viện. Chỉ đến khi 2 bệnh nhân tỉnh táo ổn định sức khỏe, ăn uống trở lại, các bác sỹ mới thờ phào nhẹ nhõm.
Th.S Nguyễn Hoàng Phúc, PGĐ Trung tâm Điều phối quốc gia, 1 trong những thành viên trong đoàn công tác vào TP. HCM lấy tạng chia sẻ: “Sau những ca ghép thận, gan, tim, giác mạc… thành công là thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ một người hiến tạng vô danh.
2 tạng được điều phối xuyên Việt lần thứ 2 thành công trọn vẹn. Những việc làm thầm lặng, không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người bệnh, cộng động mà còn cho cả chính Chúng tôi!
Xin tri ân Người hiến tạng, tri ân những bàn tay vàng của các cán bộ y tế. Tôi thấy lòng mình thật thanh thản”.
Kiến Hoàng
Bình luận