(VTC News) - Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Bộ trưởng ngoại giao Lào cho rằng nên giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán song phương.
Tờ Vientiane Times cho biết, vấn đề Biển Đông đã được nêu ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/4.
Ông Saleumxay nói các bên liên quan cần giải quyết mọi tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình, đàm phán song phương hoặc các biện pháp phù hợp theo luật pháp và công ước quốc tế.
"Lào ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông - DOC, điều đó sẽ giúp giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình", Bộ trưởng Ngoại giao Lào cho biết thêm.
Trong khi đó, tờ Cambodia Daily cho biết, trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon hôm 22/4, ông Vương Nghị chỉ trích vụ kiện của Philippines là "lạm dụng luật pháp quốc tế".
Còn về phần mình, ông Sokhon khẳng định "Campuchia vẫn duy trì quan điểm trung lập".
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia nói: "Lập trường của Campuchia là kêu gọi tất cả các bên liên quan nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nếu tất cả các nước tôn trọng những quy định này như Campuchia, chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì".
Sau chuyến thăm của ông Vương Nghị đến Brunei, Campuchia và Lào từ 21-23/4, Reuters dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đạt được thỏa thuận 4 điểm về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với 3 quốc gia Đông Nam Á này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã thống nhất với Brunei, Campuchia và Lào rằng tranh chấp Biển Đông không gây ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN.
Hiện nay, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và có tuyên bố chồng lấn với 4 trong số 10 nước thành viên của ASEAN, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Tháng 2 vừa qua, ASEAN từng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về hoạt động cải tạo đất và những hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực.
Theo Reuters, mưu đồ của Bắc Kinh là tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi các chương trình nghị sự tại các diễn đàn đa phương tuy nhiên một số nước, ví dụ như Philippines vẫn nêu ra vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Cũng theo hãng tin này, Campuchia là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Năm 2012, với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc Biển Đông khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Tùng Đinh (Nguồn: Vientiane Times, Cambodia Daily)
Tờ Vientiane Times cho biết, vấn đề Biển Đông đã được nêu ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 23/4.
Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị |
"Lào ủng hộ việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông - DOC, điều đó sẽ giúp giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình", Bộ trưởng Ngoại giao Lào cho biết thêm.
Video Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông
Trong khi đó, tờ Cambodia Daily cho biết, trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhon hôm 22/4, ông Vương Nghị chỉ trích vụ kiện của Philippines là "lạm dụng luật pháp quốc tế".
Còn về phần mình, ông Sokhon khẳng định "Campuchia vẫn duy trì quan điểm trung lập".
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia nói: "Lập trường của Campuchia là kêu gọi tất cả các bên liên quan nỗ lực giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình. Nếu tất cả các nước tôn trọng những quy định này như Campuchia, chúng ta sẽ không gặp vấn đề gì".
Sau chuyến thăm của ông Vương Nghị đến Brunei, Campuchia và Lào từ 21-23/4, Reuters dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh đạt được thỏa thuận 4 điểm về giải quyết tranh chấp ở Biển Đông với 3 quốc gia Đông Nam Á này.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh đã thống nhất với Brunei, Campuchia và Lào rằng tranh chấp Biển Đông không gây ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc - ASEAN.
Hiện nay, Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích Biển Đông và có tuyên bố chồng lấn với 4 trong số 10 nước thành viên của ASEAN, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Tháng 2 vừa qua, ASEAN từng bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về hoạt động cải tạo đất và những hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, an ninh và sự ổn định của khu vực.
Video Mỹ tuần tra Biển Đông
Theo Reuters, mưu đồ của Bắc Kinh là tìm cách đưa vấn đề Biển Đông ra khỏi các chương trình nghị sự tại các diễn đàn đa phương tuy nhiên một số nước, ví dụ như Philippines vẫn nêu ra vấn đề này trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN.
Cũng theo hãng tin này, Campuchia là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Năm 2012, với vai trò chủ tịch ASEAN, Campuchia đã từ chối đề cập đến những hành động của Trung Quốc Biển Đông khiến hiệp hội lần đầu tiên không thể đưa ra tuyên bố chung khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh.
Tùng Đinh (Nguồn: Vientiane Times, Cambodia Daily)
Bình luận