Hoạt động không hiệu quả, Bộ GTVT đang mạnh tay cổ phần hóa Tổng công ty đường sắt, để đơn vị này hoạt động theo mô hình của DN chứ không phải như một “Bộ đường sắt”.
Một trong những điểm dễ nhận thấy là hoạt động của ngành đường sắt dù đã được đầu tư rất lớn, nhưng trong nhiều năm qua lại hoạt động rất kém hiệu quả, tai nạn đường sắt vẫn xảy ra. Tái cơ cấu ngành đường sắt lúc này là giải pháp để ngành đường sắt thay đổi tình hình.
Nói như thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thì Bộ GTVT đã mổ xẻ rất nhiều với nhiều giải pháp, chương trình được đưa ra. Dù không thực hiện tái cơ cấu toàn bộ, nhưng trong thời gian tới ngành đường sắt sẽ phải tái cơ cấu lại các công ty trực thuộc Tổng công ty đường sắt.
Chủ trương tái cơ cấu sẽ được triển khai theo hướng chuyên đề Luật đường sắt, từ đó bổ sung quy định thay thế cho nghị định 109. Qua đó sẽ tách bạch vấn đề hạ tầng ra khỏi hoạt động kinh doanh trong ngành đường sắt, nghĩa là tách vấn đề quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng chính bởi cái sự nhập nhèm, không phân tách rõ này nên trong một buổi làm việc mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã từng nói “đây là Tổng công ty đường sắt chứ không phải Bộ đường sắt”.
Đề cập đến những bất cập này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trước đây ngành đường sắt hoạt động trong một khối thống nhất. Nguồn vốn bố trí cho ngành đường sắt chỉ từ Chính phủ thông qua Bộ KH&ĐT. Cũng chính việc quản lý hạ tầng với vận tải không tách bạch nên việc hạch toán của ngành đường sắt trở nên không minh bạch.
Ông Trường cho rằng, trong nhiều năm nay dịch vụ ngành đường sắt vẫn “không khá lên được”, tai nạn đường sắt vẫn xảy ra. Trước sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành giao thông đang chỉ đạo quyết liệt trong việc tái cơ cấu ngành đường sắt.
Theo kế hoạch, trong năm nay sẽ thực hiện cổ phần hóa khối vận tải, xây dựng lại định mức bảo trì khối hạ tầng.
Ngoài Tổng công ty đường sắt, thời gian qua ngành giao thông cũng đã cổ phần hóa khá nhiều DN. Điển hình như các “ông lớn” Vinashin, Vinalines đã tiến hành sắp xếp lại lao động từ năm 2010. Vinashin từ 8 vạn lao động, hiện nay cũng chỉ còn lại khoảng 2 vạn người. Số lao động nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp từ BHXH, nên tất cả đều “thỏa mãn” và không xảy ra khiếu kiện gì.
Ngoài ra một vài DN khác trong ngành giao thông cũng đang được tiến hành cổ phần hóa như Vinamoto, Cienco 6. Tuy nhiên việc bán cổ phần hai đơn vị này hiện đang gặp khó khăn. Hai đơn vị này mới chỉ bán ra được 2,5% và 5,7% cổ phần.
Đối với Vinamoto, do nền công nghiệp ô tô trong nước chưa phát triển nên đối tác nước ngoài còn ngần ngại và đang nghiên cứu thêm. Hay với Cienco 6 thì ở phía Nam lại ít quan tâm đến mảng giao thông, nhất là cầu đường, mà ở miền bắc vào mua thì lại quá xa, nên việc bán cổ phần đơn vị này cũng đang gặp không ít khó khăn.
Theo Bộ GTVT, đến hết quý I/2014, đã phê duyệt giá khởi điểm và danh sách nhà đầu tư chiến lược của 10 Tổng công ty. Trong đó 9/10 đơn vị đã thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO); 7/10 công ty đã có Nhà đầu tư chiến lược; 6/7 công ty đã hoàn thành việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo kế hoạch, 10/10 Tổng công ty này sẽ hoàn thành việc CPH và đăng ký doanh nghiệp, chuyển sang hoạt động là công ty cổ phần vào tháng 6/2014.
Riêng đối với Tổng côn ty Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty sau điều chỉnh theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Bộ GTVT cũng đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa và đang xây dựng phương án, kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa đối với Công ty mẹ - các Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
» Tin mới nhất vụ đưa hối lộ cán bộ ngành đường sắt
» Vụ hối lộ 80 triệu yên: Họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật
» Vụ hối lộ 80 triệu yên: Bộ trưởng Thăng và nước cờ mới
Theo Infonet
Một trong những điểm dễ nhận thấy là hoạt động của ngành đường sắt dù đã được đầu tư rất lớn, nhưng trong nhiều năm qua lại hoạt động rất kém hiệu quả, tai nạn đường sắt vẫn xảy ra. Tái cơ cấu ngành đường sắt lúc này là giải pháp để ngành đường sắt thay đổi tình hình.
Nói như thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thì Bộ GTVT đã mổ xẻ rất nhiều với nhiều giải pháp, chương trình được đưa ra. Dù không thực hiện tái cơ cấu toàn bộ, nhưng trong thời gian tới ngành đường sắt sẽ phải tái cơ cấu lại các công ty trực thuộc Tổng công ty đường sắt.
Chủ trương tái cơ cấu sẽ được triển khai theo hướng chuyên đề Luật đường sắt, từ đó bổ sung quy định thay thế cho nghị định 109. Qua đó sẽ tách bạch vấn đề hạ tầng ra khỏi hoạt động kinh doanh trong ngành đường sắt, nghĩa là tách vấn đề quản lý nhà nước với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bộ GTVT sẽ mạnh tay tái cơ cấu ngành đường sắt Việt Nam |
Đề cập đến những bất cập này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trước đây ngành đường sắt hoạt động trong một khối thống nhất. Nguồn vốn bố trí cho ngành đường sắt chỉ từ Chính phủ thông qua Bộ KH&ĐT. Cũng chính việc quản lý hạ tầng với vận tải không tách bạch nên việc hạch toán của ngành đường sắt trở nên không minh bạch.
Ông Trường cho rằng, trong nhiều năm nay dịch vụ ngành đường sắt vẫn “không khá lên được”, tai nạn đường sắt vẫn xảy ra. Trước sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành giao thông đang chỉ đạo quyết liệt trong việc tái cơ cấu ngành đường sắt.
Theo kế hoạch, trong năm nay sẽ thực hiện cổ phần hóa khối vận tải, xây dựng lại định mức bảo trì khối hạ tầng.
Ngoài Tổng công ty đường sắt, thời gian qua ngành giao thông cũng đã cổ phần hóa khá nhiều DN. Điển hình như các “ông lớn” Vinashin, Vinalines đã tiến hành sắp xếp lại lao động từ năm 2010. Vinashin từ 8 vạn lao động, hiện nay cũng chỉ còn lại khoảng 2 vạn người. Số lao động nghỉ việc đều được hưởng trợ cấp từ BHXH, nên tất cả đều “thỏa mãn” và không xảy ra khiếu kiện gì.
Ngoài ra một vài DN khác trong ngành giao thông cũng đang được tiến hành cổ phần hóa như Vinamoto, Cienco 6. Tuy nhiên việc bán cổ phần hai đơn vị này hiện đang gặp khó khăn. Hai đơn vị này mới chỉ bán ra được 2,5% và 5,7% cổ phần.
Đối với Vinamoto, do nền công nghiệp ô tô trong nước chưa phát triển nên đối tác nước ngoài còn ngần ngại và đang nghiên cứu thêm. Hay với Cienco 6 thì ở phía Nam lại ít quan tâm đến mảng giao thông, nhất là cầu đường, mà ở miền bắc vào mua thì lại quá xa, nên việc bán cổ phần đơn vị này cũng đang gặp không ít khó khăn.
Theo Bộ GTVT, đến hết quý I/2014, đã phê duyệt giá khởi điểm và danh sách nhà đầu tư chiến lược của 10 Tổng công ty. Trong đó 9/10 đơn vị đã thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO); 7/10 công ty đã có Nhà đầu tư chiến lược; 6/7 công ty đã hoàn thành việc bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo kế hoạch, 10/10 Tổng công ty này sẽ hoàn thành việc CPH và đăng ký doanh nghiệp, chuyển sang hoạt động là công ty cổ phần vào tháng 6/2014.
Riêng đối với Tổng côn ty Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty sau điều chỉnh theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước.
Bộ GTVT cũng đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa và đang xây dựng phương án, kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa đối với Công ty mẹ - các Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, Hàng hải Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long.
» Tin mới nhất vụ đưa hối lộ cán bộ ngành đường sắt
» Vụ hối lộ 80 triệu yên: Họp Ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật
» Vụ hối lộ 80 triệu yên: Bộ trưởng Thăng và nước cờ mới
Theo Infonet
Bình luận