(VTC News) – HLV Miura tiếp tục để lại dấu ấn đậm nét ở U23 Việt Nam khi cùng các học trò xuất sắc vượt qua vòng loại U23 châu Á.
Và một lần nữa, người ta lại phải nói về Miura – ông thầy không hung hăng, ồn ào nhưng luôn khắc kỷ, kiên định để truyền giáo triết lý bóng đá Nhật.
Để hiểu hơn về vai trò của Miura khi tới Việt Nam, chúng tôi có cuộc trao đổi với BLV Quang Huy về bóng đá Nhật và đại sứ của nền bóng đá ấy tại Việt Nam – HLV Miura.
HLV Miura đang làm tốt công việc của mình ở Việt Nam (Ảnh: VSI) |
- Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Liên đoàn bóng đá Nhật Bản (JFA) đã có những hợp tác toàn diện. Miura chính là cầu nối của sự hợp tác này. Ở Nhật Bản, ông Miura có thể không danh tiếng nhưng nói như chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng, thì ông Miura là người mang triết lý bóng đá Nhật Bản tới Việt Nam. Anh nghĩ sao về điều này?
Tôi cho rằng, điều này đúng. Đã qua rồi cái thời mình cứ nói phải tìm được HLV hiểu người Việt Nam. Trong khi đáng ra, chúng ta cần một người tìm ra được những bất cập của bóng đá Việt Nam và quyết tâm sửa nó. Miura đang làm như thế, không ồn ào, không hung hăng. Đấy cũng là thứ quyền lực mềm theo kiểu rất Nhật Bản.
Chúng ta hoàn toàn có thể coi Miura là đại sứ của bóng đá Nhật Bản tại Việt Nam. Với sự chênh lệch của hai nền bóng đá kể cả ông ta không quá nổi tiếng ở Nhật nhưng tôi nghĩ ở Việt Nam nếu ông ấy có hứng thú ông ấy vẫn làm tốt. Nó giống như những kỹ sư của mình làm việc với những kỹ sư trung bình của Nhật Bản cũng đã học được ối thứ rồi.
Lý lịch đôi khi chỉ để xem.
Miura giống như đại sứ của bóng đá Nhật tại Việt Nam (Ảnh: VSI) |
- Nhắc tới quyền lực mềm. Anh có thể nói rõ hơn quyền lực mền của Miura là gì và nó thể hiện như thế nào ở bóng đá Việt Nam?
Theo giáo sư Joseph Nye, quyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn.
|
Còn quyền lực mềm đạt được bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn.
Với người Nhật nói chung và Miura nói riêng, quyền lực mềm hiểu đơn giản đó là sự nể phục. Ông Miura là con người khắc kỷ nhưng không có những phản ứng thái quái.
Ông không ồn ào nhưng lại rất kiên quyết với những gì mình đã đề ra. Và khi câu trả lời cho tất cả là kết quả làm việc, sự nể trọng dành cho ông tăng lên. Đó là quyền lực mềm ông Miura đang có ở Việt Nam.
Ông không ồn ào nhưng lại rất kiên quyết với những gì mình đã đề ra. Và khi câu trả lời cho tất cả là kết quả làm việc, sự nể trọng dành cho ông tăng lên. Đó là quyền lực mềm ông Miura đang có ở Việt Nam.
Clip Miura và hành trình chinh phục bóng đá Việt Nam
- Tại sao Miura có quyền lực như vậy?
Vì ông ấy là người có vốn, giống như một người có võ công thâm hậu giúp ông ấy tự tin. Cụ thể ở đây là ông ấy được trang bị những kiến thức về bóng đá, và quan trọng hơn, tôi có cảm giác, ông ấy luôn tân tiến, cập nhật mỗi ngày để không ngừng trang bị, tích lũy bên cạnh một quá trình lao động nghiêm túc. Nhờ đó, người Nhật nói chung và Miura nói riêng luôn có tính nghi cao.
|
Một yếu tố khác nhưng là phụ thôi. Phía sau Miura còn là Liên đoàn bóng đá Nhật Bản. Ông khác với những người tiền nhiệm ở chỗ gần như đến Việt Nam theo dạng biệt phái. Và sau quá trình đến Việt Nam làm việc, người ta còn cảm thấy ông giống như một đại sứ bóng đá của Nhật Bản.
- Cũng bởi vậy mà Miura là HLV đầu tiên được cho toàn quyền ở đội tuyển và nó sẽ mở ra cách đối xử mới của VFF với các HLV?
Như đã nói trên, Miura nhận được sự nể trọng bởi ông đến Việt Nam trước hết thông qua sự giới thiệu của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản trong bối cảnh hai nền bóng đá đang có những sự hợp tác chặt chẽ.
Công Phượng dự bị ở U23 Việt Nam (Ảnh: Quang Minh) |
Quan trọng hơn, Nhận Bản ở trình độ cao so với Việt Nam nhưng không phải là cái ngưỡng trên trời. Trình độ của người Nhật trong lĩnh vực bóng đá là những thực tiễn có thể thấy được và nếu biết nghe có thể học hỏi. Nó giống như mình đi học trường làng, có những ông thầy cao siêu hơn mình nhưng là người làng vì thế sẽ thân tình, gẫn gũi, dễ học.
Nhắc đến đây thì ngược lại, cũng cảm thấy Miura là người may mắn khi đã đến Việt Nam. Vì ông có một nơi thuận lợi để phát huy.
Clip Miura nói về bóng đá Việt Nam
24h-G-1427988908.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
- Miura đang đặt ra những mục tiêu lớn ở Việt Nam, một cuộc vươn tầm châu lục không chỉ cho bóng đá Việt Nam mà cho chính bản thân ông. Vậy đâu là động lực?
Hình như những người tiền nhiệm của Miura ở ĐT Việt Nam thường già và thường tới Việt Nam sau khi đã rơi rụng ở đâu đó. Họ đến với chúng ta như thể đã về chiều!
Miura thì khác. Ông đến giữa lúc đang hừng hực khát vọng cùng tâm tưởng của một người đi khai phá, chinh phục. Việt Nam giống như một trải nghiệm của ông trên con đường mà ông đang cố gắng cho nó đi lên. Đây cũng mới chỉ là chặng đầu thôi, và có thể ông ấy còn tìm kiếm những vinh quang khác.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh lần thứ hai đó là tôi có cảm giác Miura tân tiến, luôn có sự cập nhật hàng ngày kiến thức huấn luyện bóng đá để trang bị và tự tin.
-Là một người tiếp xúc khá nhiều với bóng đá Nhật Bản, anh có thể cho biết những cảm nhận của anh về bóng đá xứ mặt trời mọc?
U23 Việt Nam chiến thắng |
Bóng đá Nhật Bản cũng có xuất phát điểm như bóng đá Việt Nam bây giờ. Nhưng bằng cách làm căn cơ và không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ các trường phái, họ đã vươn lên thành nền bóng đá hàng đầu châu lục với một phong cách mang đặc trưng văn hóa, con người Nhật Bản.
Ngày nay, bóng đá ở Nhật Bản được đưa vào học đường và được thống nhất một phong cách, trường phái và người Nhật vẫn hàng ngày, hàng giờ đúc rút kinh nghiệm.
Ban đầu người Nhật cổ súy cho sự khéo léo, uyển chuyển nên đã đi theo phong cách Brazil. Sau đó họ sử dụng nhiều đời HLV khác nhau mang nhiều phong cách khác nhau. Người giúp Nhật Bản lần đầu tiên lọt vào vòng 2 World Cup 2002 là Philippe Troussier người Pháp.
4 năm sau đó, Nhật Bản được dẫn dắt bởi huyền thoại Zico (Brazil) rồi Ivica Osim (Bosnian). Alberto Zaccheroni (Italia) tái lập kỳ tích của Philippe Troussier ở World Cup 2010 nhưng rồi cũng ra đi và Javier Aguirre (Mexico) tới. Hiện tại, Nhật Bản lại được dẫn dắt bởi một HLV người Bosnian là Vahid Halilhodzic.
4 năm sau đó, Nhật Bản được dẫn dắt bởi huyền thoại Zico (Brazil) rồi Ivica Osim (Bosnian). Alberto Zaccheroni (Italia) tái lập kỳ tích của Philippe Troussier ở World Cup 2010 nhưng rồi cũng ra đi và Javier Aguirre (Mexico) tới. Hiện tại, Nhật Bản lại được dẫn dắt bởi một HLV người Bosnian là Vahid Halilhodzic.
Clip HLV Miura nói về Công Phượng
thethao/2015/04/02/Miura-ni-v-Cng-Phng-1427989815.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Cũng ở thời điểm này, Nhật Bản đang đi theo phong cách bóng đá Đức. Nó có thể nhìn thấy rõ từ cách cổ động trên sân đấu J-League cho đến cách họ gửi nhiều cầu thủ sang Bundesliga thi đấu. ĐT Nhật Bản cũng đi theo phong cách của ĐT Đức.
Ở châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai đội bóng lớn, hai đại diện xuất sắc của châu lục. Nhưng lối đá của Nhật Bản phù hợp với thể chất người châu Á hơn. Nó uyển chuyển, nó có gì đó như là Judo, luôn lấy nhu làm cương. Rồi cách họ phối hợp luôn mang tính cộng đồng, tính hiệu quả của làm việc nhóm...
Tóm lại, bóng đá Nhật Bản có tính đồng bộ, phù hợp với người châu Á. Đây là thứ bóng đá đầy bản sắc và dân tộc.
Miura đang truyền tinh thần, cách làm việc của người Nhật tới các cầu thủ Việt Nam (Ảnh: Quang Minh) |
- Xin cảm ơn anh về cuộc trao đổi này!
Hà Thành (ghi)
Bình luận