(VTC News) - Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.
Những tốp lái được tập luyện kỹ càng ở Đài Loan, Nhật Bản về cách bay tối trời, cách thả người và hàng trong rừng rậm trúng mục tiêu… đã khích lệ tinh thần cho bọn chỉ huy khi chọn phương án này.
Về đường biển, chúng quyết định lấy Đà Nẵng làm căn cứ và tổ chức ra những đội thuyền gắn máy. Các đội thuyền này bí mật chọn các thủy thủ lành nghề, thạo bờ biển miền Bắc để chuyên chở bọn gián điệp biệt kích.
Đường bộ chúng chú ý vùng giới tuyến tạm thời và biên giới Việt - Lào. Đường không chúng rải khắp các vùng rừng núi từ Quảng Bình ra Bắc. Trên ba mặt tác chiến thì đường không được chúng sử dụng nhiều nhất.
Với tinh thần kiên quyết làm phá sản âm mưu thâm độc của địch, Công an Bắc Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng khác lập ra các chuyên án mang tên P hoặc K tiến hành phương án câu nhử và tóm được hầu hết các toán gián điệp biệt kích khi chúng chưa kịp chạm chân xuống đất.
Trong phần bài này, tôi chỉ xin giới thiệu cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Công an Việt Nam và các toán gián điệp biệt kích do CIA chỉ huy nhảy dù xuống địa bàn Sơn La và một phần của địa bàn Lai Châu trong những chuyên án gián điệp biệt kích kéo dài nhất, mở ra từ 1961 và kết thúc 1970.
72 tên gián điệp biệt kích đầu sỏ lần lượt rơi vào bẫy và họng súng của lực lượng Công an Việt Nam trên địa bàn Sơn La đã thể hiện được phần nào bản lĩnh kiên cường, mưu trí, dũng cảm của một lực lượng có thể nói là còn non trẻ lúc bấy giờ.
Ít ai biết rằng, ông già người thấp, đậm, tính tình xởi lởi, hay cười, sống cùng với vợ trong căn nhà bụi bặm, cũ kỹ ngay dưới tán cây đa bản Hẹo, TP. Sơn La, từng là một "hùm xám" - nỗi kinh hoàng của cả trăm tên gián điệp biệt kích, từng nhảy dù xuống Sơn La và Lai Châu.
Nhắc lại chuyện ăn rừng, ngủ thác, đấu trí, đấu sức với bọn biệt kích, nằm dưới sự chỉ huy của CIA, cách đây đã trên dưới 40 năm, mà nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Nguyễn Tuấn vẫn còn dè chừng, vì sợ làm... lộ bí mật!
Trong lúc trinh sát Nguyễn Tuấn cùng đơn vị trong lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Triệu – Giám đốc Công an khu Tây Bắc đang làm nhiệm vụ tiễu phỉ, củng cố biên giới thì xuất hiện hiện tượng máy bay địch xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
Trinh sát Nguyễn Tuấn nghe rõ tiếng động cơ rền rĩ, nặng nề của máy bay “Bà Già” C47 bay theo gió, loang ra trong sương mù. Nó bay ban ngày và cả ban đêm. Hoạt động của chúng mỗi ngày một nhiều.
Tuy chưa lường hết được âm mưu liều lĩnh, táo bạo của kẻ thù, nhưng đây là hiện tượng lạ khiến trinh sát Tuấn cũng như các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng hết sức cảnh giác. Nguyễn Tuấn được đơn vị phân công ghi chép đầy đủ ngày, giờ, địa điểm, đường bay của địch để báo cáo lên cấp trên.
Những ngày đầu 1960, Bộ Công an nhận được nhiều bức điện báo cáo của các tuyến gửi về. Bộ Công an và Bộ Tư lệnh đã dự kiến được tình hình và chủ động chuẩn bị kế hoạch đối phó từ trước. Bộ đã chỉ đạo cho các đơn vị công an tổ chức tuần tra, lùng sục ở những địa bàn trọng điểm sau khi máy bay địch bay qua.
Qua việc theo dõi, nắm tình hình, trinh sát Tuấn nhận thấy rằng, ban ngày chúng thường dùng loại phản lực RF101 bay cao để trinh sát, chụp ảnh vào buổi sáng, từ 8 giờ đến 12 giờ. Ban đêm chúng thường cho máy bay C130 và C47 đi trinh sát, thực tập đường bay.
Đến cuối năm 1960, chúng bay đêm nhiều hơn, thậm chí có nơi chúng còn bắn cả pháo hiệu xuống. Có thể đó là tín hiệu để kích động, củng cố tinh thần cho bọn phản cách mạng bên dưới, mặt khác tạo áp lực cho hoạt động tâm lý chiến, tuyên truyền chiến tranh hòng gây tâm lý hoang mang, sợ hãi trong quần chúng để tay chân chúng dễ khống chế, lừa bịp.
Nhận rõ âm mưu của địch, ngày 17-2-1960, Ban bí thư Trung ương Đảng họp nhận định: “Cuộc đấu tranh của chúng ta chống bọn phản cách mạng trước hết là chống bọn gián điệp Mỹ – Diệm và bè lũ tay sai là một cuộc đấu tranh quyết liệt, sống còn, lâu dài… Nguy hiểm nhất đối với chúng ta chính là bọn gián điệp Mỹ – Diệm”.
Nhận định trên đây của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đặt lên vai lực lượng công an nhân dân trách nhiệm nặng nề là ngay lập tức phải xây dựng được một đội ngũ thường trực chiến đấu cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững các biện pháp đánh địch.
Thực hiện chỉ đạo của Ban bí thư, Bộ Công an đã giao cho đồng chí Trần Triệu - Giám đốc Công an khu Tây Bắc thành lập các tổ tình báo chống gián điệp biệt kích, gọi là các K (chẳng hạn K4, K5, K35, K36...), trong đó, Sơn La thành lập 4 tổ, do ông Nguyễn Xuân Thục, Cà Duyên, Hà Yêu, Nguyễn Dương, Nguyễn Tuấn thay nhau phụ trách, hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Mỗi tổ gồm có một phụ trách, 2 hoặc 3 trinh sát, một nhân viên quản lý tài sản, bảo vệ, quan sát.
Đêm 27-5-1961, trời đã vào hè. Những ngày đầu hè ấm áp đã xua tan giá lạnh còn sót lại trong các cánh rừng già. Nhưng rồi những cơn mưa đầu mùa đã vội vàng ập đến, nước ngập cuồn cuộn nơi các con suối.
Dòng sông Đà đỏ lừ, mang bộ mặt đầy hăm dọa. Các chiến sĩ công an vẫn vượt sông, vượt suối, vạch rừng mà đi. Đêm muộn, trăng mới ngấp nghé trên đỉnh Tà Xùa mù sương. Khung cảnh im ắng lạ thường.
Trinh sát Nguyễn Tuấn vác súng trên vai vùng với Lò Văn Niện, chàng công an người Thái ở Quỳnh Nhai, có biệt tài lội rừng ngày này qua ngày khác không biết mệt để bắn hổ và chó sói về bắt bò của bản, đi một vòng quanh bãi đất, nơi mà lát nữa sẽ đón những người đồng hương của Niện.
Nguyễn Tuấn bóp vai Niện: “Kiểm tra lại đống củi và lửa xem. Đến giờ G mà đánh lửa không lên thì uổng công bao nhiêu ngày trời săn đón”.
Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Trong lúc bọn gián điệp biệt kích ngồi đoán già đoán non, chưa biết toán nào sẽ bị “ném” đi trước và “ném” đi bằng cách nào thì trong căn nhà hai tầng phố Nguyễn Minh Chiểu (Sài Gòn), bọn chỉ huy cùng các tên cố vấn Smít, Vô-lơ đang ngày đêm âm thầm duyệt phương thức tung người ra Bắc.
Phương án của chúng là sẽ đánh trên cả ba mặt: đường biển, đường không, đường bộ. Mỗi đường có một kế hoạch tinh vi, xảo quyệt riêng. Tuy nhiên, đường hàng không được bọn CIA chú ý đặc biệt hơn cả vì đây là phương thức tương đối an toàn, nhanh chóng.
Toán gián điệp biệt kích bị xét xử. |
Những tốp lái được tập luyện kỹ càng ở Đài Loan, Nhật Bản về cách bay tối trời, cách thả người và hàng trong rừng rậm trúng mục tiêu… đã khích lệ tinh thần cho bọn chỉ huy khi chọn phương án này.
Về đường biển, chúng quyết định lấy Đà Nẵng làm căn cứ và tổ chức ra những đội thuyền gắn máy. Các đội thuyền này bí mật chọn các thủy thủ lành nghề, thạo bờ biển miền Bắc để chuyên chở bọn gián điệp biệt kích.
Đường bộ chúng chú ý vùng giới tuyến tạm thời và biên giới Việt - Lào. Đường không chúng rải khắp các vùng rừng núi từ Quảng Bình ra Bắc. Trên ba mặt tác chiến thì đường không được chúng sử dụng nhiều nhất.
Bến đò trên sông Đà ở Quỳnh Nhai, Sơn La. |
Với tinh thần kiên quyết làm phá sản âm mưu thâm độc của địch, Công an Bắc Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng khác lập ra các chuyên án mang tên P hoặc K tiến hành phương án câu nhử và tóm được hầu hết các toán gián điệp biệt kích khi chúng chưa kịp chạm chân xuống đất.
Trong phần bài này, tôi chỉ xin giới thiệu cuộc đối đầu lịch sử giữa lực lượng Công an Việt Nam và các toán gián điệp biệt kích do CIA chỉ huy nhảy dù xuống địa bàn Sơn La và một phần của địa bàn Lai Châu trong những chuyên án gián điệp biệt kích kéo dài nhất, mở ra từ 1961 và kết thúc 1970.
Huyện lỵ Quỳnh Nhai ngày chưa ngập nước. |
72 tên gián điệp biệt kích đầu sỏ lần lượt rơi vào bẫy và họng súng của lực lượng Công an Việt Nam trên địa bàn Sơn La đã thể hiện được phần nào bản lĩnh kiên cường, mưu trí, dũng cảm của một lực lượng có thể nói là còn non trẻ lúc bấy giờ.
Ít ai biết rằng, ông già người thấp, đậm, tính tình xởi lởi, hay cười, sống cùng với vợ trong căn nhà bụi bặm, cũ kỹ ngay dưới tán cây đa bản Hẹo, TP. Sơn La, từng là một "hùm xám" - nỗi kinh hoàng của cả trăm tên gián điệp biệt kích, từng nhảy dù xuống Sơn La và Lai Châu.
Ông Nguyễn Tuấn kể về những ngày chống biệt kích. |
Nhắc lại chuyện ăn rừng, ngủ thác, đấu trí, đấu sức với bọn biệt kích, nằm dưới sự chỉ huy của CIA, cách đây đã trên dưới 40 năm, mà nguyên Phó Giám đốc Công an tỉnh Sơn La Nguyễn Tuấn vẫn còn dè chừng, vì sợ làm... lộ bí mật!
Trong lúc trinh sát Nguyễn Tuấn cùng đơn vị trong lực lượng công an dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Triệu – Giám đốc Công an khu Tây Bắc đang làm nhiệm vụ tiễu phỉ, củng cố biên giới thì xuất hiện hiện tượng máy bay địch xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
Trinh sát Nguyễn Tuấn nghe rõ tiếng động cơ rền rĩ, nặng nề của máy bay “Bà Già” C47 bay theo gió, loang ra trong sương mù. Nó bay ban ngày và cả ban đêm. Hoạt động của chúng mỗi ngày một nhiều.
Mộ liệt sĩ bên sông Đà, chân cầu Tạ Khoa (Bắc Yên, Sơn La). |
Tuy chưa lường hết được âm mưu liều lĩnh, táo bạo của kẻ thù, nhưng đây là hiện tượng lạ khiến trinh sát Tuấn cũng như các chiến sĩ công an, bộ đội biên phòng hết sức cảnh giác. Nguyễn Tuấn được đơn vị phân công ghi chép đầy đủ ngày, giờ, địa điểm, đường bay của địch để báo cáo lên cấp trên.
Những ngày đầu 1960, Bộ Công an nhận được nhiều bức điện báo cáo của các tuyến gửi về. Bộ Công an và Bộ Tư lệnh đã dự kiến được tình hình và chủ động chuẩn bị kế hoạch đối phó từ trước. Bộ đã chỉ đạo cho các đơn vị công an tổ chức tuần tra, lùng sục ở những địa bàn trọng điểm sau khi máy bay địch bay qua.
Qua việc theo dõi, nắm tình hình, trinh sát Tuấn nhận thấy rằng, ban ngày chúng thường dùng loại phản lực RF101 bay cao để trinh sát, chụp ảnh vào buổi sáng, từ 8 giờ đến 12 giờ. Ban đêm chúng thường cho máy bay C130 và C47 đi trinh sát, thực tập đường bay.
Đến cuối năm 1960, chúng bay đêm nhiều hơn, thậm chí có nơi chúng còn bắn cả pháo hiệu xuống. Có thể đó là tín hiệu để kích động, củng cố tinh thần cho bọn phản cách mạng bên dưới, mặt khác tạo áp lực cho hoạt động tâm lý chiến, tuyên truyền chiến tranh hòng gây tâm lý hoang mang, sợ hãi trong quần chúng để tay chân chúng dễ khống chế, lừa bịp.
Ông Lò Văn Niện từng là trinh sát trong chuyên án chống gián điệp biệt kích ở Sơn La. |
Nhận rõ âm mưu của địch, ngày 17-2-1960, Ban bí thư Trung ương Đảng họp nhận định: “Cuộc đấu tranh của chúng ta chống bọn phản cách mạng trước hết là chống bọn gián điệp Mỹ – Diệm và bè lũ tay sai là một cuộc đấu tranh quyết liệt, sống còn, lâu dài… Nguy hiểm nhất đối với chúng ta chính là bọn gián điệp Mỹ – Diệm”.
Nhận định trên đây của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đặt lên vai lực lượng công an nhân dân trách nhiệm nặng nề là ngay lập tức phải xây dựng được một đội ngũ thường trực chiến đấu cao, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, nắm vững các biện pháp đánh địch.
Thực hiện chỉ đạo của Ban bí thư, Bộ Công an đã giao cho đồng chí Trần Triệu - Giám đốc Công an khu Tây Bắc thành lập các tổ tình báo chống gián điệp biệt kích, gọi là các K (chẳng hạn K4, K5, K35, K36...), trong đó, Sơn La thành lập 4 tổ, do ông Nguyễn Xuân Thục, Cà Duyên, Hà Yêu, Nguyễn Dương, Nguyễn Tuấn thay nhau phụ trách, hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Mỗi tổ gồm có một phụ trách, 2 hoặc 3 trinh sát, một nhân viên quản lý tài sản, bảo vệ, quan sát.
Đêm 27-5-1961, trời đã vào hè. Những ngày đầu hè ấm áp đã xua tan giá lạnh còn sót lại trong các cánh rừng già. Nhưng rồi những cơn mưa đầu mùa đã vội vàng ập đến, nước ngập cuồn cuộn nơi các con suối.
Dòng sông Đà đỏ lừ, mang bộ mặt đầy hăm dọa. Các chiến sĩ công an vẫn vượt sông, vượt suối, vạch rừng mà đi. Đêm muộn, trăng mới ngấp nghé trên đỉnh Tà Xùa mù sương. Khung cảnh im ắng lạ thường.
Trinh sát Nguyễn Tuấn vác súng trên vai vùng với Lò Văn Niện, chàng công an người Thái ở Quỳnh Nhai, có biệt tài lội rừng ngày này qua ngày khác không biết mệt để bắn hổ và chó sói về bắt bò của bản, đi một vòng quanh bãi đất, nơi mà lát nữa sẽ đón những người đồng hương của Niện.
Nguyễn Tuấn bóp vai Niện: “Kiểm tra lại đống củi và lửa xem. Đến giờ G mà đánh lửa không lên thì uổng công bao nhiêu ngày trời săn đón”.
Vì sao anh em công an biết được rằng đúng giờ đấy, máy bay địch sẽ thả người? Sự việc bắt đầu từ tên gián điệp biệt kích có biệt danh A-rét.
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận