(VTC News) - Câu chuyện đau lòng về tên sát nhân Nguyễn Đình Tứ, đã dùng gậy đánh chết bà nội khiến ai cũng phải bàng hoàng.
Giữa mùa hè nắng cháy, con đường đê lổn nhổn, bụi mù dẫn vào xã Đình Chu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) như khiến nắng nóng tăng gấp bội. Ngôi nhà của bà Trần Thị Gấm (SN 1959) – mẹ của Tứ nằm sâu trong thôn Trung Thành. Hôm chúng tôi đến thăm bà Gấm nằm bẹp bên giường không dậy nổi. Con, cháu của cụ Thốn vừa lo xong chuyện ma chay cho cụ. Mỗi khi nhắc lại vụ việc đau lòng này, người nào trong dòng họ Nguyễn cũng căm phấn hành động vô nhân tính của đứa cháu đích tôn này.
Dùng gậy đánh bà nội
Người đầu tiên mà chúng tôi gặp là ông Nguyễn Đình Thái – con trai thứ hai của cụ Thốn. Ông Thái gầy rộc, đôi mắt trũng sâu vì nhiều ngày không ngủ được. Nhắc đến mẹ, ông lại sụt sùi như đứa trẻ: “Mọi hôm tầm này, tôi đi làm đồng về đến thăm, cụ lại chống gậy ra đón con trai vào nhà. Vậy mà bữa nay, mẹ tôi đã thành người thiên cổ rồi”. Như người ta đến tuổi già rồi hóa là lẽ thường tình. Cái sự về với tiên tổ của cụ Thốn lại chất chứa đầy đắng cay và tủi nhục.
Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi mấy người em của ông Thái tỏ thái độ, không muốn cho anh trai mình kể lại sự việc đau lòng này. Ông Thái lại nghĩ khác, chuyện đã rồi, phải nói để cho bà con hiểu hơn về đứa cháu tội lỗi của dòng họ. Đứa cháu đích tôn “rách giời rơi xuống” giờ đã bị công an bắt đi. “Càng nghĩ càng thấy xót xa anh à”, ông Thái kể về đứa cháu ruột của mình trong nỗi đau chồng chất.
Chiều tối hôm đó (ngày 23/6), ông Thái đi làm đồng về, vừa hạ cái cuốc trên vai xuống, bỗng có người hàng xóm tri hô: “Anh Thái ơi! Thằng Tứ nó phang chết cụ Thốn rồi. Ông sang mau đi…”. Trời đất khi đó như đổ sập trước mặt anh Thái. Ông vội vàng chạy sang nhà mẹ đẻ đã thấy mẹ nằm bất tỉnh trên giường rồi.
Chị Thạch – hàng xóm của cụ Thốn là người đầu tiên biết chuyện. Chị Thạch kể rằng, xóm làng vừa lên đèn, chị thấy thằng Tứ cởi trần với khuôn mặt hốt hoảng chạy ra đường. Tứ vừa gặp chị Thạch đã tự thú: “Cháu giết bà nội cháu rồi”.
Chị Thạch vội vàng chạy vào gian buồng - nơi cụ Thốn đang nằm xem sự thể thế nào. Cụ Thốn khi đó vẫn còn thoi thóp thở. Chị Thạch liền tri hô mọi người đến cứu. Xe cứu thương chưa kịp tới, cụ Thốn đã trút hơi thở cuối cùng. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, cụ còn kịp tố giác thằng cháu đích tôn đã cầm gậy đánh cụ dã man.
Hung thủ 2 đời vợ, chối bỏ cả giọt máu của mình
Tứ đã bị công an bắt ngay trong đêm ngày 23/6. Điều đọng lại sau sự việc đau lòng này là cả một bi kịch của gia đình dòng họ Nguyễn trót sinh ra nghịch tử. Cụ Thốn có 6 người con, 3 trai, 3 gái. Bố của Tứ là con cả trong gia đình, tuy nhiên do mắc bệnh trọng bố của Tứ mất năm 2012. Cụ Thốn không ở cùng con cái, cụ ở riêng tại căn nhà gỗ cổ. Cạnh đó là ngôi nhà mái bằng của mẹ con do bà con đóng trong thôn đóng góp xây dựng giúp.
Bà Gấm (con dâu cả của cụ Thốn) đau ốm luôn nhưng cũng sinh được 2 cô con gái và 1 cậu con trai. Tứ là cháu đích tôn của dòng họ nên từ nhỏ. Nhà nghèo nên Tứ nghỉ học sớm. Hắn ở nhà tự cho mình cái quyền đánh, mắng chửi bất kì ai. Với bản tính ngông nghênh, Tứ thường xuyên cãi lại cả bố mẹ. Tứ xưng mày, tao với bất kì ai.
Theo lời kể của ông Thái, tay này “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. Có lần ông Thái đi xe đạp sang nhà thăm cụ Thốn thấy Tứ ở nhà không chịu đi làm. Ông ra lời khuyên bảo, ấy thế mà Tứ nổi nóng. Chẳng hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, Tứ cầm con dao dài 50cm chém thẳng vào ông Thái. May mà hôm đó, ông Thái vứt được cái xe đạp trong tay ra và tránh được cú chém chí mạng đó.
Tứ lớn lên ngày càng “tự cao tự đại”. Hắn thường trái tính, trái nết chẳng giống ai. Nhà nghèo, nhưng hắn chẳng chịu cúi cái lưng. Trong nhà có gì là mang bán rồi rủ bạn bè nhậu nhẹt hết. Bố, mẹ hay người thân có nói lời hay lẽ phải nhằm giúp Tứ cải tà quy chính, hắn đều bỏ ngoài tai. Không ít lần hắn chửi bố, mẹ đẻ không ra gì.
Bố mẹ Tứ đều thuộc diện ốm yếu, nhà nghèo nên nhiều khi chẳng có tiền thuốc thang. Ấy thế mà Tứ vẫn ăn chơi lêu lổng. Đầu năm 2000, Tứ yêu một cô gái ở Tuần Giáo (Điện Biên). Ngày dòng họ Nguyễn ở Trung Thành đi hỏi vợ cho Tứ, bà con trong thôn ai cũng mừng. Họ hi vọng khi có vợ Tứ sẽ thay đổi tính nết.
Niềm mong ước đó của bà con trong thôn đã bị dội ngay gáo nước lạnh. Khổ thân cô gái miền ngược, về làm dâu được ít bữa đã bị Tứ cho no đòn. Việc đồng áng đã vất vả, Tứ chẳng giúp vợ con lại thường xuyên bỏ bê. 2 năm sau vợ chồng Tứ cũng sinh được một đứa con. Nhà nghèo, mấy người phụ nữ lăn ra làm để lo cho đứa nhỏ. Những tưởng, hoàn cảnh eo le như vậy, Tứ sẽ thay đổi tính nết làm ăn. Nào ngờ, hắn vẫn chứng nào tật ấy, Tứ thường xuyên “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Rồi hắn nhiếc móc, sỉ vả đủ điều. Không chịu được cảnh người chồng hung hãn, vợ Tứ đã ôm con về quê ngoại ở.
Vợ con bỏ đi, Tứ cũng chẳng đoái hoài lên đón về. Tuy lười làm, Tứ lại khéo miệng. Hắn tiếp tục đi tán tỉnh các cô gái khác. Số hắn lại “hên” gặp được một cô gái cùng thôn cũng thuộc diện xinh đẹp. Chị Hòa (đã được đổi tên) đã chấp nhận về góp gạo thổi cơm chung với Tứ.
Ở với nhau được vài tháng, chị Hòa vui mừng thông báo với chồng là mình đã có thai được 10 tuần. Chị Hòa về làm dâu nhà Tứ có “cau thưa, nước rót”, cưới hỏi đàng hoàng, Tứ lại phủ nhận cái thai trong bụng là của mình. Chị Hòa có giải thích thế nào, Tứ cũng không nghe. Hắn đang tâm chối bỏ giọt máu của mình. Giống như người vợ trước, chị Hòa muối mặt vác bụng bầu về nhà bố mẹ đẻ ở, chứ không ở với người chồng ác man kia được.
Người vợ thứ hai vừa chân ướt, chân ráo bỏ đi, Tứ đã cặp kè với người con gái khác. Hắn lôi chị ta về nhà nấu cơm, ăn, ngủ như là một người “vợ” chính thức. Chị này đã có một đứa con riêng. Mọi người trong nhà biết tính hắn nên chẳng ai dám phản đối. Duy chỉ có cụ Thốn là người sống có tình, có nghĩa đã dám đứng ra can ngăn chuyện của đứa cháu đích tôn. Cụ Thốn đâu ngờ rằng, vì cái chuyện “cỏn con” đó mà đứa cháu nội đã hành hung cụ đến chết.
Cô gái kia về ăn ở với Tứ như vợ chồng, mỗi khi Tứ đi vắng, cụ Thốn thường khuyên “vợ” thứ ba của Tứ rằng: “Bà thương cháu nên bà mới nói, cái thằng cháu của bà nó mất dạy lắm! 2 đứa con trước của nó, nó còn bỏ thằng thừng. Giờ cháu đã có con riêng, liệu nó có thương nổi không. Cháu nên suy nghĩ kĩ trước khi quyết định về “ăn, ở” với nó”. Những tưởng lời khuyên của cụ Thốn sẽ làm cho cô gái kia cảnh giác. Nào ngờ cô gái này mang chuyện đó kể lại với Tứ. Biết chuyện này, Tứ lồng lộn, hắn gầm lên: “Rồi có ngày tao cho con mụ kia về với tiên tổ”.
Không chỉ một lần dọa nạt việc giết bà, trong bàn nhậu hắn cũng thổ lộ ý định tàn ác đó với bạn bè. Một hôm nhậu đã tới bến, “rượu vào ma nhập”, hắn đã lao thẳng về nhà dùng gậy đánh đập bà nội đến chết. Giờ đây hắn đã bị công an bắt đi, người còn sống ôm nỗi xót xa vô bờ. Nhà chỉ còn mình bà Gấm gặm nhấm nỗi cô đơn và nỗi đau giữa biển người.
Giờ chuyện đã qua, nhắc lại cái chết của mẹ mình, ông Thái như cảm thấy là người có lỗi vì nhiều lần Tứ đánh đập, chửi bới, làm nhục mọi người trong nhà mà ông không tố cáo việc làm sai trái đó của Tứ ra chính quyền. “Con dại cái mang, tôi cũng chỉ nghĩ rồi khi hắn lớn lên, hắn sẽ thay đổi tính nết. Nào ngờ, càng lớn nó càng hung hăng và mất dạy hơn. Các cụ bảo, họa phúc đâu phải ngày một, ngày hai tìm đến. Giá như tôi cương quyết hơn tố cáo đứa cháu đích tôn thì mọi chuyện đã khác”, ông Thái buồn rầu nói.
Linh Nhi
Giữa mùa hè nắng cháy, con đường đê lổn nhổn, bụi mù dẫn vào xã Đình Chu (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) như khiến nắng nóng tăng gấp bội. Ngôi nhà của bà Trần Thị Gấm (SN 1959) – mẹ của Tứ nằm sâu trong thôn Trung Thành. Hôm chúng tôi đến thăm bà Gấm nằm bẹp bên giường không dậy nổi. Con, cháu của cụ Thốn vừa lo xong chuyện ma chay cho cụ. Mỗi khi nhắc lại vụ việc đau lòng này, người nào trong dòng họ Nguyễn cũng căm phấn hành động vô nhân tính của đứa cháu đích tôn này.
Dùng gậy đánh bà nội
Người đầu tiên mà chúng tôi gặp là ông Nguyễn Đình Thái – con trai thứ hai của cụ Thốn. Ông Thái gầy rộc, đôi mắt trũng sâu vì nhiều ngày không ngủ được. Nhắc đến mẹ, ông lại sụt sùi như đứa trẻ: “Mọi hôm tầm này, tôi đi làm đồng về đến thăm, cụ lại chống gậy ra đón con trai vào nhà. Vậy mà bữa nay, mẹ tôi đã thành người thiên cổ rồi”. Như người ta đến tuổi già rồi hóa là lẽ thường tình. Cái sự về với tiên tổ của cụ Thốn lại chất chứa đầy đắng cay và tủi nhục.
Ông Thái buồn lòng khi nhắc đến hung thủ |
Câu chuyện của chúng tôi bị cắt ngang khi mấy người em của ông Thái tỏ thái độ, không muốn cho anh trai mình kể lại sự việc đau lòng này. Ông Thái lại nghĩ khác, chuyện đã rồi, phải nói để cho bà con hiểu hơn về đứa cháu tội lỗi của dòng họ. Đứa cháu đích tôn “rách giời rơi xuống” giờ đã bị công an bắt đi. “Càng nghĩ càng thấy xót xa anh à”, ông Thái kể về đứa cháu ruột của mình trong nỗi đau chồng chất.
Chiều tối hôm đó (ngày 23/6), ông Thái đi làm đồng về, vừa hạ cái cuốc trên vai xuống, bỗng có người hàng xóm tri hô: “Anh Thái ơi! Thằng Tứ nó phang chết cụ Thốn rồi. Ông sang mau đi…”. Trời đất khi đó như đổ sập trước mặt anh Thái. Ông vội vàng chạy sang nhà mẹ đẻ đã thấy mẹ nằm bất tỉnh trên giường rồi.
Chị Thạch – hàng xóm của cụ Thốn là người đầu tiên biết chuyện. Chị Thạch kể rằng, xóm làng vừa lên đèn, chị thấy thằng Tứ cởi trần với khuôn mặt hốt hoảng chạy ra đường. Tứ vừa gặp chị Thạch đã tự thú: “Cháu giết bà nội cháu rồi”.
Chị Thạch vội vàng chạy vào gian buồng - nơi cụ Thốn đang nằm xem sự thể thế nào. Cụ Thốn khi đó vẫn còn thoi thóp thở. Chị Thạch liền tri hô mọi người đến cứu. Xe cứu thương chưa kịp tới, cụ Thốn đã trút hơi thở cuối cùng. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, cụ còn kịp tố giác thằng cháu đích tôn đã cầm gậy đánh cụ dã man.
Gian buồng – nơi Tứ ra tay tàn độc với bà nội |
Hung thủ 2 đời vợ, chối bỏ cả giọt máu của mình
Tứ đã bị công an bắt ngay trong đêm ngày 23/6. Điều đọng lại sau sự việc đau lòng này là cả một bi kịch của gia đình dòng họ Nguyễn trót sinh ra nghịch tử. Cụ Thốn có 6 người con, 3 trai, 3 gái. Bố của Tứ là con cả trong gia đình, tuy nhiên do mắc bệnh trọng bố của Tứ mất năm 2012. Cụ Thốn không ở cùng con cái, cụ ở riêng tại căn nhà gỗ cổ. Cạnh đó là ngôi nhà mái bằng của mẹ con do bà con đóng trong thôn đóng góp xây dựng giúp.
Bà Gấm (con dâu cả của cụ Thốn) đau ốm luôn nhưng cũng sinh được 2 cô con gái và 1 cậu con trai. Tứ là cháu đích tôn của dòng họ nên từ nhỏ. Nhà nghèo nên Tứ nghỉ học sớm. Hắn ở nhà tự cho mình cái quyền đánh, mắng chửi bất kì ai. Với bản tính ngông nghênh, Tứ thường xuyên cãi lại cả bố mẹ. Tứ xưng mày, tao với bất kì ai.
Theo lời kể của ông Thái, tay này “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. Có lần ông Thái đi xe đạp sang nhà thăm cụ Thốn thấy Tứ ở nhà không chịu đi làm. Ông ra lời khuyên bảo, ấy thế mà Tứ nổi nóng. Chẳng hiểu “đầu cua tai nheo” thế nào, Tứ cầm con dao dài 50cm chém thẳng vào ông Thái. May mà hôm đó, ông Thái vứt được cái xe đạp trong tay ra và tránh được cú chém chí mạng đó.
Sát thủ Nguyễn Đình Tứ |
Tứ lớn lên ngày càng “tự cao tự đại”. Hắn thường trái tính, trái nết chẳng giống ai. Nhà nghèo, nhưng hắn chẳng chịu cúi cái lưng. Trong nhà có gì là mang bán rồi rủ bạn bè nhậu nhẹt hết. Bố, mẹ hay người thân có nói lời hay lẽ phải nhằm giúp Tứ cải tà quy chính, hắn đều bỏ ngoài tai. Không ít lần hắn chửi bố, mẹ đẻ không ra gì.
Bố mẹ Tứ đều thuộc diện ốm yếu, nhà nghèo nên nhiều khi chẳng có tiền thuốc thang. Ấy thế mà Tứ vẫn ăn chơi lêu lổng. Đầu năm 2000, Tứ yêu một cô gái ở Tuần Giáo (Điện Biên). Ngày dòng họ Nguyễn ở Trung Thành đi hỏi vợ cho Tứ, bà con trong thôn ai cũng mừng. Họ hi vọng khi có vợ Tứ sẽ thay đổi tính nết.
Niềm mong ước đó của bà con trong thôn đã bị dội ngay gáo nước lạnh. Khổ thân cô gái miền ngược, về làm dâu được ít bữa đã bị Tứ cho no đòn. Việc đồng áng đã vất vả, Tứ chẳng giúp vợ con lại thường xuyên bỏ bê. 2 năm sau vợ chồng Tứ cũng sinh được một đứa con. Nhà nghèo, mấy người phụ nữ lăn ra làm để lo cho đứa nhỏ. Những tưởng, hoàn cảnh eo le như vậy, Tứ sẽ thay đổi tính nết làm ăn. Nào ngờ, hắn vẫn chứng nào tật ấy, Tứ thường xuyên “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ. Rồi hắn nhiếc móc, sỉ vả đủ điều. Không chịu được cảnh người chồng hung hãn, vợ Tứ đã ôm con về quê ngoại ở.
Vợ con bỏ đi, Tứ cũng chẳng đoái hoài lên đón về. Tuy lười làm, Tứ lại khéo miệng. Hắn tiếp tục đi tán tỉnh các cô gái khác. Số hắn lại “hên” gặp được một cô gái cùng thôn cũng thuộc diện xinh đẹp. Chị Hòa (đã được đổi tên) đã chấp nhận về góp gạo thổi cơm chung với Tứ.
Ở với nhau được vài tháng, chị Hòa vui mừng thông báo với chồng là mình đã có thai được 10 tuần. Chị Hòa về làm dâu nhà Tứ có “cau thưa, nước rót”, cưới hỏi đàng hoàng, Tứ lại phủ nhận cái thai trong bụng là của mình. Chị Hòa có giải thích thế nào, Tứ cũng không nghe. Hắn đang tâm chối bỏ giọt máu của mình. Giống như người vợ trước, chị Hòa muối mặt vác bụng bầu về nhà bố mẹ đẻ ở, chứ không ở với người chồng ác man kia được.
Người vợ thứ hai vừa chân ướt, chân ráo bỏ đi, Tứ đã cặp kè với người con gái khác. Hắn lôi chị ta về nhà nấu cơm, ăn, ngủ như là một người “vợ” chính thức. Chị này đã có một đứa con riêng. Mọi người trong nhà biết tính hắn nên chẳng ai dám phản đối. Duy chỉ có cụ Thốn là người sống có tình, có nghĩa đã dám đứng ra can ngăn chuyện của đứa cháu đích tôn. Cụ Thốn đâu ngờ rằng, vì cái chuyện “cỏn con” đó mà đứa cháu nội đã hành hung cụ đến chết.
Cô gái kia về ăn ở với Tứ như vợ chồng, mỗi khi Tứ đi vắng, cụ Thốn thường khuyên “vợ” thứ ba của Tứ rằng: “Bà thương cháu nên bà mới nói, cái thằng cháu của bà nó mất dạy lắm! 2 đứa con trước của nó, nó còn bỏ thằng thừng. Giờ cháu đã có con riêng, liệu nó có thương nổi không. Cháu nên suy nghĩ kĩ trước khi quyết định về “ăn, ở” với nó”. Những tưởng lời khuyên của cụ Thốn sẽ làm cho cô gái kia cảnh giác. Nào ngờ cô gái này mang chuyện đó kể lại với Tứ. Biết chuyện này, Tứ lồng lộn, hắn gầm lên: “Rồi có ngày tao cho con mụ kia về với tiên tổ”.
Không chỉ một lần dọa nạt việc giết bà, trong bàn nhậu hắn cũng thổ lộ ý định tàn ác đó với bạn bè. Một hôm nhậu đã tới bến, “rượu vào ma nhập”, hắn đã lao thẳng về nhà dùng gậy đánh đập bà nội đến chết. Giờ đây hắn đã bị công an bắt đi, người còn sống ôm nỗi xót xa vô bờ. Nhà chỉ còn mình bà Gấm gặm nhấm nỗi cô đơn và nỗi đau giữa biển người.
Giờ chuyện đã qua, nhắc lại cái chết của mẹ mình, ông Thái như cảm thấy là người có lỗi vì nhiều lần Tứ đánh đập, chửi bới, làm nhục mọi người trong nhà mà ông không tố cáo việc làm sai trái đó của Tứ ra chính quyền. “Con dại cái mang, tôi cũng chỉ nghĩ rồi khi hắn lớn lên, hắn sẽ thay đổi tính nết. Nào ngờ, càng lớn nó càng hung hăng và mất dạy hơn. Các cụ bảo, họa phúc đâu phải ngày một, ngày hai tìm đến. Giá như tôi cương quyết hơn tố cáo đứa cháu đích tôn thì mọi chuyện đã khác”, ông Thái buồn rầu nói.
Linh Nhi
Bình luận