Vàng được chứa đầy cả chum, đồ cổ mười lài ngựa chở chưa hết, vô số hũ bạc trắng… được cất giữ vào hang và các khe núi giờ chưa tìm được.
Lẩn khuất trong tán rừng già đất Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La) là bao câu chuyện li kỳ về một vùng đất cổ của người Thái. Bao năm đã trôi qua, kho báu của dòng họ Sa vẫn còn là một điều bí ẩn với cư dân người Thái nơi đây. Vàng được chứa đầy cả chum, đồ cổ mười lài ngựa chở chưa hết, vô số hũ bạc trắng… được cất giữ vào hang và các khe núi giờ chưa tìm được. Ở nơi này thi thoảng người dân đi cày ruộng lại vấp phải một hũ bạc trắng.
Con voi bằng vàng to như cái phích
Bản Vặt từ lâu đã nổi tiếng khắp đất Tây Bắc vì nơi đây có một con người nổi tiếng hào hoa, nghĩa hiệp thương dân đó là cụ Sa Văn Minh, Chủ tịch Khu tự trị Thái Mèo năm nào. Bản Vặt là nơi sinh sống của người Thái, giờ có gần trăm nóc nhà sống yên bình nơi thung lũng. Trong lớp ký ức của người già nơi đây vẫn còn một nỗi đau đáu khôn nguôi đó là sớm tìm thấy kho báu của dòng họ Sa trước đây giấu trên các dãy núi quanh bản.
Ông Lò Văn Hoan một hộ dân sống ở bản Vặt trước đây được coi là người may mắn nhất của bản. Gia đình ông nghèo khó quanh năm, hằng ngày lo được 3 bữa ăn đã là niềm hạnh phúc lắm. Thế rồi, một hôm ông thuê đám thợ lên đào đá ở núi Độc Lập sau bản. Tốp thợ đang làm bỗng khựng lại khi va phải một hũ sành. Họ chưa kịp đoán xem trong hũ sành đó có gì thì ông chủ đến. Ông Hoan nhanh trí liền bảo đám thợ: “Cái hũ sành không, có cái gì đâu mà xem. Làm việc đi”.
Vốn là người đã từng nghe nhiều câu chuyện về kho báu được chôn trên núi nên ông Hoàn hiểu được phía trong hũ sành kia có thể có cái gì. Hết giờ làm việc, ông nhanh chóng ôm hũ sành chạy một mạch về nhà. Khi đó đám thợ cũng chỉ nghĩ rằng, cái hũ đó chẳng có ý nghĩa gì với họ. Họ tiếp tục làm việc. Bẵng đi vài hôm, câu chuyện ông Hoan ôm được hũ bạc về nhà đã lan nhanh ra khắp bản. Mọi người có đến nhà hỏi xem ông để cái hũ đó ở đâu, ông Hoan chỉ và bảo rằng, tôi đã vứt nó xuống ao rồi. Trong đó không có gì đâu.
Câu chuyện nhuốm màu huyền bí của lớp người già nơi đây kể về kho báu của dòng họ Sa cũng tựa như lớp sương phủ trên đỉnh núi Pha Đạnh (núi đá đỏ) tan dần khi mặt trời lên. Ít ai tin là ở nơi góc rừng, xó núi này lại có nhiều vàng, nhiều bạc được chôn đến thế. Những lớp trầm tích đất đá tích tụ nhiều năm, tập tục phát nương làm rẫy, đốt rừng dần làm thay đổi địa hình của những ngọn núi quanh bản Vặt. Vết tích về cuộc chuyển vàng, bạc đi giấu năm nào cũng mất dần.
Mọi chuyện lại rộ lên khi cách đây không lâu, một toán thợ ở Hòa Bình mang máy dò kim loại lên cánh đồng của bản Vặt lần tìm thứ gì đó. Họ đi từ đường cái vào và cẩn thận đưa cái máy tìm từng ngõ ngách trong bản. Người dân trong bản có đến hỏi, họ bảo là đi tìm kiếm sắt vụn. Có ai ngờ đâu rằng, những đối tượng này có manh mối về kho báu khổng lồ đang nằm sâu dưới lòng đất nơi này.
Mấy ngày lặng lẽ trôi qua, bà con trong bản cũng dần quen với sự có mặt của những người đi tìm sắt vụn. Thế rồi một hôm, họ dò đến vườn mận của nhà cụ Lò Văn Ương. Vốn là cư dân hiếu khách lại cởi mở nên cụ Ương cũng chẳng phản đối gì việc làm của nhóm người này. Khi họ dò ra giữa vườn bỗng có tiếng kêu tít tít liên hồi của chiếc máy. Trên khuôn mặt của nhóm người kia hiện lên niềm vui khó tả tựa như họ vừa trúng số vậy. Đám thợ này nhanh chóng đào được một con voi to bằng cái phích nằm dưới lớp đất khoảng 20cm.
Nghe người già trong bản kể lại, 2 người đàn ông lực lưỡng của nhóm tìm kim loại phải vất vả lắm mới cho được con voi kim loại đó vào bao tải. Không ai nói với ai câu nào dường như họ đang thống nhất một âm mưu gì đó. Cụ Ương có hỏi: “Các anh tìm được gì vậy?”. Họ chỉ ậm ừ và bảo: “Cục sắt vụn ấy mà cụ”.
Kho báu ở chỗ nào vẫn còn là bí ẩn
Sau này khi họ đi khỏi, những người cán bộ lâu năm của xã mới lần hồi lại manh mối của mấy chục năm về trước. Cách đây hơn 50 năm, có một nhóm bộ đội người Hòa Bình từng đóng quân và chiến đấu ở bản Vặt. Trong lúc khói lửa chiến tranh, khi họ đóng quân nơi đây có bắt được một con voi bằng vàng to như cái phích. Họ có chôn lại trong một khu vườn, đợi ngày hòa bình sẽ quay lại lấy.
Từ câu chuyện này, ông Hà Trung Lâm, Chủ tịch HĐND xã Mường Sang (cháu đằng ngoại của dòng họ Sa ở bản Vặt) suy luận, có thể con cháu của những vị bộ đội năm xưa đóng quân ở đây biết chuyện nên mới quay lại đây tìm của.
Những ngày sau đó, bà con cũng mang cuốc xẻng đào tung vườn nhà cụ Ương tìm vàng, tìm bạc tiếp, nhưng không ai kiếm được gì. Ông Lâm cũng xác nhận một chuyện, bà Vì Thị Súa (vợ thứ ba của ông Sa Đức Hiền - em trai của ông Sa Văn Minh) thi thoảng vẫn giục con cháu đi tìm kho báu của dòng họ Sa và nên tìm theo hướng núi Nà Ché.
Bà Súa khi còn sống xác nhận là, năm đó những người giúp việc đã chuyển đi 7 hòm kiếm (khoảng 100 cái kiếm). Đây là những thanh kiếm cổ, chuôi kiếm được làm bằng ngà voi và bịt vàng, bịt bạc. Ngoài ra còn vô số bạc trắng, vàng được cho vào hũ sành bịt lại mang chôn. Cùng chuyển đi có các loại đồ cổ, trong đó có nhiều nồi đồng 12 tai, 6 tai… Đến giờ số phận của những đồ vật này vẫn ẩn sâu trong lòng núi hay lớp đất của Mường Sang, chưa ai tìm thấy được.
Bẵng đi mấy năm, một người trong đám thợ này có quay lại bản và cho người chủ vườn nơi ẩn náu của chú voi bằng vàng mấy triệu đồng bồi dưỡng. Họ đến và đi cũng nhanh chóng như ngày đào được vật báu vậy. Những câu chuyện người dân đào được hũ bạc, chum vàng ở đất Mường Sang này thi thoảng lại xuất hiện.
Cách đây ít lâu, một người nông dân tên là Lưu ở bản Nà Niềng (thuộc xã Xuân Nha nhưng gần Mường Sang) bỗng nổi tiếng khắp vùng vì ông là người dân đầu tiên nơi đây mua được ôtô. Trong khi đó, bao đời sống ở đất này, gia đình ông Lưu làm nông nghiệp cũng tra nương, làm ruộng như mọi người. Gia đình không lấy gì làm khá giả.
Sau này, ông Lưu có chia sẻ rằng, một hôm ông đi cày ruộng có may mắn vấp phải một tấm bia đá. Tấm bia có khắc chữ Hán nên ông Lưu không đọc được. Ông chỉ lặng lẽ đào tấm bia này đi với mục đích để lần sau cày ruộng, không vấp phải nó nữa. Khi ông Lưu đào gần xong tấm bia bỗng chạm phải 2 cái hũ sành. Không ngờ bữa đó ông lại được trời cho lộc. Và từ bữa cày ruộng vô cùng đặc biệt đó, cuộc sống gia đình ông đã an nhàn hơn trước rất nhiều.
Manh mối kho báu dần hé mở
Bản Vặt được coi là thủ phủ của vị quan lang nổi tiếng trước đây của dòng họ Sa. Cụ Sa Văn Minh được coi là người hùng của đất Mường Sang. Trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông là một vị quan lang cai trị khắp đất Mường Sang. Các Mường khác xung quanh đều chịu sự chỉ đạo, điều hành của cụ Minh. Cụ Minh là người học rộng, tài cao luôn thương dân và bênh dân.
Những ngày giặc Pháp đóng đồn bốt trên đất này, cụ Minh luôn nghĩ cách làm sao đuổi được bọn xâm lược. Chúng hà hiếp, bắt nạt dân mình không thương tiếc. Chúng nhiều lần đến dụ dỗ, lôi kéo cụ theo chúng, nhưng ông lại đứng về phía nhân dân. Khi cách mạng nổ ra, cụ Minh đã sớm giác ngộ và viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước ngày cùng vợ con để lên chiến khu Việt Bắc hoạt động cách mạng, ở nơi đây đã diễn ra một cuộc giấu của có một không hai của đất Tây Bắc. Cụ Minh không muốn của nả bao đời của dòng họ Sa tích lũy được, cùng những bảo vật quý rơi vào tay giặc, ông liền bí mật di chuyển chúng đi nơi khác. Bao vàng bạc, của nả trong nhà ông cho người dân đóng vào chum, chóe vác lên núi cất giấu. Theo lời kể của người dân, cứ mỗi người vác một bao, mấy chục trai tráng trong bản làm việc trong suốt một tuần không xong (?).
Cụ Hoàng Văn Viện (85 tuổi) giờ hãy còn sống ở bản Vặt là người từng tham gia đội quân gùi thồ giấu của trên núi năm xưa. Nay cụ Viện đã già yếu nhưng ánh mắt còn tinh anh. Nhắc đến kho báu của dòng họ Sa năm nào, cụ không giấu nổi nỗi thất vọng khi đến giờ chưa tìm lại được kho báu của dòng họ Sa.
Cụ Viện kể: “Khi đó giữa ta và Pháp đang xảy ra đụng độ ác liệt. Ông Minh là người theo cụ Hồ và không mang danh lợi đã chuyển cả vợ con lên chiến khu. Đêm đó, tôi và 20 thanh niên khác trong bản được lệnh đến nhà quan Minh. Đến nơi chúng tôi mới biết, cụ đã cho người gói gọn vàng ròng, bạc trắng và vô số đồ cổ của bao đời để lại. Mọi người được lệnh mang lên núi cất giấu.
Khi đó rừng già nơi đây còn ngút ngàn. Những thân cây to bằng cả gian nhà tựa như những bức tường thành bao quanh bản. Chúng tôi cứ luồn rừng mà đi. Nơi cất giấu của là các hang, khe núi. Mỗi nơi cất giấu đều có đánh dấu để sau này hòa bình lập lại mọi người sẽ lên lấy. Tôi vận chuyển cả tuần mà cũng chưa hết của. Nói lại thì thấy xấu hổ, năm đó đám thanh niên đội bạc đi giấu, thi thoảng có ném lại vài cắc xuống bìa rừng, để sau này sẽ lên tìm lại”.
Thời gian tựa như một lớp sương mù dày đặc phủ lên đất này và bao điểm giấu của năm nào cứ dần trôi vào quên lãng. Người dân khi đó ai cũng sợ cái oai, cái uy của quan Minh, nên không ai dám mò tới. Bẵng đi mấy chục năm, khi hòa bình lập lại, cụ Minh cũng không chở về quê hương. Nghe nói ngày đó những địa điểm giấu của, cụ Minh có vẽ sơ đồ vào một cuốn sổ tay. Đó là manh mối duy nhất có thể tìm được kho báu của dòng họ.
Rất tiếc cụ Minh đã mất khi cùng Đoàn đại biểu của nước ta sang thăm Trung Quốc vào năm 1958. Kho báu giấu trên núi cũng theo đó mà dần bị lãng quên. Giờ đây điều đó chỉ còn ẩn hiện trong lớp ký ức người già nơi đây. Cụ Minh cũng có một người con trai mà cụ mang theo thời đi kháng chiến. Ông Sa Thư là con trai của cụ Sa Văn Minh giờ vẫn còn sống. Năm nay ngoài bảy mươi tuổi, nhưng ông Thư lại không ở nơi mà trước đây bố mình đóng dinh thự.
Theo chỉ dẫn của người dân bản Vặt, chúng tôi lần tìm tới nơi ở của ông Sa Thư. Vượt qua con dốc cao dựng đứng luồn qua vườn mơ, vườn mận sai trĩu quả, chúng tôi mới đến được nơi ông Sa Thư ở. Ngôi nhà thực ra là cái lán canh nương lởn vởn khói bếp là nơi trú ngụ của 3 con người. Ông Thư đang ở cùng 2 người con gái của mình. Ông Thư nay cũng đã già yếu, chân bước thấp, bước cao. Trong số 2 người con gái của mình, có một cô con gái út bị liệt từ nhỏ.
Giờ đây ngày ngày ông Thư vẫn phải lo toan cơm, nước cho người con gái này. Nhìn ông sống trong cảnh bần hàn, không ai nghĩ ông là người nối nghiệp của dòng họ Sa nổi tiếng thuở nào. Ông Thư tiếp khách bên túp lều đơn sơ mà lòng vui phơi phới như gặp được cố nhân vậy. Ông Thư bảo: “Tôi thích nơi yên tĩnh nên mới trọn cái lán này làm nơi ở. Ở xã Mường Sang tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng, nhưng tôi để cho người con trai ở”.
Tan tuần trà, tôi có hỏi ông Thư về kho báu mà dòng họ mình cất giấu trên núi, ông Thư lại không mấy mặn mà. Ông đưa đôi mắt già nua nhìn về phía dãy núi đá yên ngựa chạy dài kéo về tới thung lũng bản Vặt với vẻ mặt đầy tâm trạng. Ông Thư kể, ngày bố ông đi theo cụ Hồ, ông còn đang được ẵm trên tay. Ông lớn lên theo nhịp kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Lúc ông ở Lạng Sơn, Tuyên Quang rồi sang Thái Nguyên cùng gia đình. Lớp ký ức về quê cha, đất tổ vùng Mường Sang không tồn tại nhiều trong trí nhớ của ông. Có thể do cụ Sa Văn Minh bận việc nước, việc dân nên ít có thời gian để kể cho con trai nghe về một xứ sở thanh bình, về một miền đất giàu có, sung túc ngày nào. Cũng có thể do chiến tranh liên miên, nay đây mai đó hoặc vì chí lớn mà cụ Sa Văn Minh không đả động gì đến chuyện cũ.
Khi đất nước hòa bình, cụ Sa Minh mất đột ngột sau một cơn đau tim. Thế là bao trầm tích về một dòng họ Sa nổi tiếng bị quên lãng. Mãi đến năm 1992, ông Thư mới trở về quê Mộc Châu sinh sống. Ông Thư tham gia công tác tại huyện Mộc Châu. Từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu ông cũng ít nghe về kho báu của gia tộc mình. Mọi chuyện bắt đầu nhen nhóm hy vọng, khi có một thầy giáo người Kinh biết tiếng Hán lên xã Chiềng Khoa dạy học.
Trong một lần lên bản chơi, thầy giáo này vào nhà ông Bàn Văn Hán (bạn công tác của cụ Sa Văn Minh) ở bản Muống, xã Chiềng Khoa thăm thú, chuyện trò. Vốn là chỗ thâm giao, ông lão người Dao quý người lại trân trọng thầy giáo lắm nên mới đưa cho thầy giáo này xem cuốn sổ ghi bằng chữ nho. Qua câu chuyện của lão nông người Dao, thầy giáo này mới biết, đây là cuốn sổ ghi chép của cụ Sa Văn Minh gửi lại nhờ ông Hán cất giùm. Khi nào con cháu của dòng họ Sa về ở Mường Sang thì gửi lại cho họ.
Người thầy giáo tốt bụng đã cất công tìm đến nhà ông Thư và nói lại câu chuyện đó. Vốn là người am hiểu Hán học nên thầy giáo này có nói, trong cuốn sổ đó có vẽ sơ đồ nơi chôn cất kho báu và có chỉ dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ. Nghe được câu chuyện này, ông Thư mới cho người em con ông chú tên là Sa Cương lên bản người Dao tìm lại người bạn tâm giao của bố mình. Ông Cương đã hồ hởi tìm đường lên bản Muống, với hy vọng tìm được di cảo của cụ Sa Văn Minh.
Trước khi ông lên bản mừng bao nhiêu khi gặp người giữ cuốn sổ, ông Cương lại buồn bấy nhiêu. Ông Hán mới mất, người con trai của ông Hán giữ cuốn sổ. Khi ông Cương hỏi đến cuốn sổ, chủ nhà cũng cho xem, nhưng nhất định không cho ông mang đi. Lý do họ đưa ra là đây là cuốn sổ của người đã khuất, linh hồn họ không cho mang đồ đạc, sách quý ra khỏi nhà. Dù ông Cương có thuyết phục thế nào, chủ nhà cũng không giao lại. Họ đồng ý rằng, đây là cuốn sổ ghi chép của dòng họ Sa Minh, nhưng họ nhất quyết không giao lại.
Bẵng đi một thời gian, mấy lần ông Cương quay lại bản Dao với hy vọng xin lại được cuốn sổ của cụ cố năm xưa. Buồn thay, ông Cương lên bản lần nào, chủ nhà cũng đều từ chối, không giao lại cuốn sổ. Ông Thư cho rằng: “Giờ vật quý đang ở trong tay của người ta. Họ không giao lại cũng đành chịu. Tuy nhiên, tôi đã bàn với chú em của tôi là, một ngày đẹp trời nào đó sẽ lên bản Dao mượn cuốn sổ đó photocopy lại. Hy vọng họ sẽ giúp chúng tôi”.
Manh mối về kho báu khổng lồ của dòng họ Sa rất có thể sẽ tìm được nếu như người đàn ông người Dao kia giao lại cuốn sổ ghi chép của cụ Sa Văn Minh cho gia đình ông Thư. Giờ đây, rừng đã bị chặt phá đi nhiều. Ký ức của những người tham gia giấu của năm nào cũng trôi dần vào quên lãng. Phía sau lớp mây mù dày đặc phủ trên dãy núi đá yên ngựa chầu về bản Vặt vẫn luôn là nơi bí ẩn mà chưa ai tìm ra được nơi giấu của.
Nguồn: Linh Nhi(Năng lượng mới)
Lẩn khuất trong tán rừng già đất Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La) là bao câu chuyện li kỳ về một vùng đất cổ của người Thái. Bao năm đã trôi qua, kho báu của dòng họ Sa vẫn còn là một điều bí ẩn với cư dân người Thái nơi đây. Vàng được chứa đầy cả chum, đồ cổ mười lài ngựa chở chưa hết, vô số hũ bạc trắng… được cất giữ vào hang và các khe núi giờ chưa tìm được. Ở nơi này thi thoảng người dân đi cày ruộng lại vấp phải một hũ bạc trắng.
Con voi bằng vàng to như cái phích
Bản Vặt từ lâu đã nổi tiếng khắp đất Tây Bắc vì nơi đây có một con người nổi tiếng hào hoa, nghĩa hiệp thương dân đó là cụ Sa Văn Minh, Chủ tịch Khu tự trị Thái Mèo năm nào. Bản Vặt là nơi sinh sống của người Thái, giờ có gần trăm nóc nhà sống yên bình nơi thung lũng. Trong lớp ký ức của người già nơi đây vẫn còn một nỗi đau đáu khôn nguôi đó là sớm tìm thấy kho báu của dòng họ Sa trước đây giấu trên các dãy núi quanh bản.
Ông Lò Văn Hoan một hộ dân sống ở bản Vặt trước đây được coi là người may mắn nhất của bản. Gia đình ông nghèo khó quanh năm, hằng ngày lo được 3 bữa ăn đã là niềm hạnh phúc lắm. Thế rồi, một hôm ông thuê đám thợ lên đào đá ở núi Độc Lập sau bản. Tốp thợ đang làm bỗng khựng lại khi va phải một hũ sành. Họ chưa kịp đoán xem trong hũ sành đó có gì thì ông chủ đến. Ông Hoan nhanh trí liền bảo đám thợ: “Cái hũ sành không, có cái gì đâu mà xem. Làm việc đi”.
Việc tìm kiếm kho báu của dòng họ Sa vẫn còn nhiều bí ấn |
Vốn là người đã từng nghe nhiều câu chuyện về kho báu được chôn trên núi nên ông Hoàn hiểu được phía trong hũ sành kia có thể có cái gì. Hết giờ làm việc, ông nhanh chóng ôm hũ sành chạy một mạch về nhà. Khi đó đám thợ cũng chỉ nghĩ rằng, cái hũ đó chẳng có ý nghĩa gì với họ. Họ tiếp tục làm việc. Bẵng đi vài hôm, câu chuyện ông Hoan ôm được hũ bạc về nhà đã lan nhanh ra khắp bản. Mọi người có đến nhà hỏi xem ông để cái hũ đó ở đâu, ông Hoan chỉ và bảo rằng, tôi đã vứt nó xuống ao rồi. Trong đó không có gì đâu.
Câu chuyện nhuốm màu huyền bí của lớp người già nơi đây kể về kho báu của dòng họ Sa cũng tựa như lớp sương phủ trên đỉnh núi Pha Đạnh (núi đá đỏ) tan dần khi mặt trời lên. Ít ai tin là ở nơi góc rừng, xó núi này lại có nhiều vàng, nhiều bạc được chôn đến thế. Những lớp trầm tích đất đá tích tụ nhiều năm, tập tục phát nương làm rẫy, đốt rừng dần làm thay đổi địa hình của những ngọn núi quanh bản Vặt. Vết tích về cuộc chuyển vàng, bạc đi giấu năm nào cũng mất dần.
Mọi chuyện lại rộ lên khi cách đây không lâu, một toán thợ ở Hòa Bình mang máy dò kim loại lên cánh đồng của bản Vặt lần tìm thứ gì đó. Họ đi từ đường cái vào và cẩn thận đưa cái máy tìm từng ngõ ngách trong bản. Người dân trong bản có đến hỏi, họ bảo là đi tìm kiếm sắt vụn. Có ai ngờ đâu rằng, những đối tượng này có manh mối về kho báu khổng lồ đang nằm sâu dưới lòng đất nơi này.
Ông Sa Thư hậu duệ của dòng họ Sa |
Mấy ngày lặng lẽ trôi qua, bà con trong bản cũng dần quen với sự có mặt của những người đi tìm sắt vụn. Thế rồi một hôm, họ dò đến vườn mận của nhà cụ Lò Văn Ương. Vốn là cư dân hiếu khách lại cởi mở nên cụ Ương cũng chẳng phản đối gì việc làm của nhóm người này. Khi họ dò ra giữa vườn bỗng có tiếng kêu tít tít liên hồi của chiếc máy. Trên khuôn mặt của nhóm người kia hiện lên niềm vui khó tả tựa như họ vừa trúng số vậy. Đám thợ này nhanh chóng đào được một con voi to bằng cái phích nằm dưới lớp đất khoảng 20cm.
Nghe người già trong bản kể lại, 2 người đàn ông lực lưỡng của nhóm tìm kim loại phải vất vả lắm mới cho được con voi kim loại đó vào bao tải. Không ai nói với ai câu nào dường như họ đang thống nhất một âm mưu gì đó. Cụ Ương có hỏi: “Các anh tìm được gì vậy?”. Họ chỉ ậm ừ và bảo: “Cục sắt vụn ấy mà cụ”.
Kho báu ở chỗ nào vẫn còn là bí ẩn
Sau này khi họ đi khỏi, những người cán bộ lâu năm của xã mới lần hồi lại manh mối của mấy chục năm về trước. Cách đây hơn 50 năm, có một nhóm bộ đội người Hòa Bình từng đóng quân và chiến đấu ở bản Vặt. Trong lúc khói lửa chiến tranh, khi họ đóng quân nơi đây có bắt được một con voi bằng vàng to như cái phích. Họ có chôn lại trong một khu vườn, đợi ngày hòa bình sẽ quay lại lấy.
Từ câu chuyện này, ông Hà Trung Lâm, Chủ tịch HĐND xã Mường Sang (cháu đằng ngoại của dòng họ Sa ở bản Vặt) suy luận, có thể con cháu của những vị bộ đội năm xưa đóng quân ở đây biết chuyện nên mới quay lại đây tìm của.
Những ngày sau đó, bà con cũng mang cuốc xẻng đào tung vườn nhà cụ Ương tìm vàng, tìm bạc tiếp, nhưng không ai kiếm được gì. Ông Lâm cũng xác nhận một chuyện, bà Vì Thị Súa (vợ thứ ba của ông Sa Đức Hiền - em trai của ông Sa Văn Minh) thi thoảng vẫn giục con cháu đi tìm kho báu của dòng họ Sa và nên tìm theo hướng núi Nà Ché.
Bà Súa khi còn sống xác nhận là, năm đó những người giúp việc đã chuyển đi 7 hòm kiếm (khoảng 100 cái kiếm). Đây là những thanh kiếm cổ, chuôi kiếm được làm bằng ngà voi và bịt vàng, bịt bạc. Ngoài ra còn vô số bạc trắng, vàng được cho vào hũ sành bịt lại mang chôn. Cùng chuyển đi có các loại đồ cổ, trong đó có nhiều nồi đồng 12 tai, 6 tai… Đến giờ số phận của những đồ vật này vẫn ẩn sâu trong lòng núi hay lớp đất của Mường Sang, chưa ai tìm thấy được.
Ông Sa Trọng |
Bẵng đi mấy năm, một người trong đám thợ này có quay lại bản và cho người chủ vườn nơi ẩn náu của chú voi bằng vàng mấy triệu đồng bồi dưỡng. Họ đến và đi cũng nhanh chóng như ngày đào được vật báu vậy. Những câu chuyện người dân đào được hũ bạc, chum vàng ở đất Mường Sang này thi thoảng lại xuất hiện.
Cách đây ít lâu, một người nông dân tên là Lưu ở bản Nà Niềng (thuộc xã Xuân Nha nhưng gần Mường Sang) bỗng nổi tiếng khắp vùng vì ông là người dân đầu tiên nơi đây mua được ôtô. Trong khi đó, bao đời sống ở đất này, gia đình ông Lưu làm nông nghiệp cũng tra nương, làm ruộng như mọi người. Gia đình không lấy gì làm khá giả.
Sau này, ông Lưu có chia sẻ rằng, một hôm ông đi cày ruộng có may mắn vấp phải một tấm bia đá. Tấm bia có khắc chữ Hán nên ông Lưu không đọc được. Ông chỉ lặng lẽ đào tấm bia này đi với mục đích để lần sau cày ruộng, không vấp phải nó nữa. Khi ông Lưu đào gần xong tấm bia bỗng chạm phải 2 cái hũ sành. Không ngờ bữa đó ông lại được trời cho lộc. Và từ bữa cày ruộng vô cùng đặc biệt đó, cuộc sống gia đình ông đã an nhàn hơn trước rất nhiều.
Manh mối kho báu dần hé mở
Bản Vặt được coi là thủ phủ của vị quan lang nổi tiếng trước đây của dòng họ Sa. Cụ Sa Văn Minh được coi là người hùng của đất Mường Sang. Trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, ông là một vị quan lang cai trị khắp đất Mường Sang. Các Mường khác xung quanh đều chịu sự chỉ đạo, điều hành của cụ Minh. Cụ Minh là người học rộng, tài cao luôn thương dân và bênh dân.
Những ngày giặc Pháp đóng đồn bốt trên đất này, cụ Minh luôn nghĩ cách làm sao đuổi được bọn xâm lược. Chúng hà hiếp, bắt nạt dân mình không thương tiếc. Chúng nhiều lần đến dụ dỗ, lôi kéo cụ theo chúng, nhưng ông lại đứng về phía nhân dân. Khi cách mạng nổ ra, cụ Minh đã sớm giác ngộ và viết thư cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trước ngày cùng vợ con để lên chiến khu Việt Bắc hoạt động cách mạng, ở nơi đây đã diễn ra một cuộc giấu của có một không hai của đất Tây Bắc. Cụ Minh không muốn của nả bao đời của dòng họ Sa tích lũy được, cùng những bảo vật quý rơi vào tay giặc, ông liền bí mật di chuyển chúng đi nơi khác. Bao vàng bạc, của nả trong nhà ông cho người dân đóng vào chum, chóe vác lên núi cất giấu. Theo lời kể của người dân, cứ mỗi người vác một bao, mấy chục trai tráng trong bản làm việc trong suốt một tuần không xong (?).
Những ngôi nhà sàn bề thế của bà con bản Vặt |
Cụ Hoàng Văn Viện (85 tuổi) giờ hãy còn sống ở bản Vặt là người từng tham gia đội quân gùi thồ giấu của trên núi năm xưa. Nay cụ Viện đã già yếu nhưng ánh mắt còn tinh anh. Nhắc đến kho báu của dòng họ Sa năm nào, cụ không giấu nổi nỗi thất vọng khi đến giờ chưa tìm lại được kho báu của dòng họ Sa.
Cụ Viện kể: “Khi đó giữa ta và Pháp đang xảy ra đụng độ ác liệt. Ông Minh là người theo cụ Hồ và không mang danh lợi đã chuyển cả vợ con lên chiến khu. Đêm đó, tôi và 20 thanh niên khác trong bản được lệnh đến nhà quan Minh. Đến nơi chúng tôi mới biết, cụ đã cho người gói gọn vàng ròng, bạc trắng và vô số đồ cổ của bao đời để lại. Mọi người được lệnh mang lên núi cất giấu.
Khi đó rừng già nơi đây còn ngút ngàn. Những thân cây to bằng cả gian nhà tựa như những bức tường thành bao quanh bản. Chúng tôi cứ luồn rừng mà đi. Nơi cất giấu của là các hang, khe núi. Mỗi nơi cất giấu đều có đánh dấu để sau này hòa bình lập lại mọi người sẽ lên lấy. Tôi vận chuyển cả tuần mà cũng chưa hết của. Nói lại thì thấy xấu hổ, năm đó đám thanh niên đội bạc đi giấu, thi thoảng có ném lại vài cắc xuống bìa rừng, để sau này sẽ lên tìm lại”.
Thời gian tựa như một lớp sương mù dày đặc phủ lên đất này và bao điểm giấu của năm nào cứ dần trôi vào quên lãng. Người dân khi đó ai cũng sợ cái oai, cái uy của quan Minh, nên không ai dám mò tới. Bẵng đi mấy chục năm, khi hòa bình lập lại, cụ Minh cũng không chở về quê hương. Nghe nói ngày đó những địa điểm giấu của, cụ Minh có vẽ sơ đồ vào một cuốn sổ tay. Đó là manh mối duy nhất có thể tìm được kho báu của dòng họ.
Rất tiếc cụ Minh đã mất khi cùng Đoàn đại biểu của nước ta sang thăm Trung Quốc vào năm 1958. Kho báu giấu trên núi cũng theo đó mà dần bị lãng quên. Giờ đây điều đó chỉ còn ẩn hiện trong lớp ký ức người già nơi đây. Cụ Minh cũng có một người con trai mà cụ mang theo thời đi kháng chiến. Ông Sa Thư là con trai của cụ Sa Văn Minh giờ vẫn còn sống. Năm nay ngoài bảy mươi tuổi, nhưng ông Thư lại không ở nơi mà trước đây bố mình đóng dinh thự.
Video phát hiện kho báu khổng lồ của cướp biển
Theo chỉ dẫn của người dân bản Vặt, chúng tôi lần tìm tới nơi ở của ông Sa Thư. Vượt qua con dốc cao dựng đứng luồn qua vườn mơ, vườn mận sai trĩu quả, chúng tôi mới đến được nơi ông Sa Thư ở. Ngôi nhà thực ra là cái lán canh nương lởn vởn khói bếp là nơi trú ngụ của 3 con người. Ông Thư đang ở cùng 2 người con gái của mình. Ông Thư nay cũng đã già yếu, chân bước thấp, bước cao. Trong số 2 người con gái của mình, có một cô con gái út bị liệt từ nhỏ.
Giờ đây ngày ngày ông Thư vẫn phải lo toan cơm, nước cho người con gái này. Nhìn ông sống trong cảnh bần hàn, không ai nghĩ ông là người nối nghiệp của dòng họ Sa nổi tiếng thuở nào. Ông Thư tiếp khách bên túp lều đơn sơ mà lòng vui phơi phới như gặp được cố nhân vậy. Ông Thư bảo: “Tôi thích nơi yên tĩnh nên mới trọn cái lán này làm nơi ở. Ở xã Mường Sang tôi cũng có nhà cửa đàng hoàng, nhưng tôi để cho người con trai ở”.
Tan tuần trà, tôi có hỏi ông Thư về kho báu mà dòng họ mình cất giấu trên núi, ông Thư lại không mấy mặn mà. Ông đưa đôi mắt già nua nhìn về phía dãy núi đá yên ngựa chạy dài kéo về tới thung lũng bản Vặt với vẻ mặt đầy tâm trạng. Ông Thư kể, ngày bố ông đi theo cụ Hồ, ông còn đang được ẵm trên tay. Ông lớn lên theo nhịp kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
Lúc ông ở Lạng Sơn, Tuyên Quang rồi sang Thái Nguyên cùng gia đình. Lớp ký ức về quê cha, đất tổ vùng Mường Sang không tồn tại nhiều trong trí nhớ của ông. Có thể do cụ Sa Văn Minh bận việc nước, việc dân nên ít có thời gian để kể cho con trai nghe về một xứ sở thanh bình, về một miền đất giàu có, sung túc ngày nào. Cũng có thể do chiến tranh liên miên, nay đây mai đó hoặc vì chí lớn mà cụ Sa Văn Minh không đả động gì đến chuyện cũ.
Khi đất nước hòa bình, cụ Sa Minh mất đột ngột sau một cơn đau tim. Thế là bao trầm tích về một dòng họ Sa nổi tiếng bị quên lãng. Mãi đến năm 1992, ông Thư mới trở về quê Mộc Châu sinh sống. Ông Thư tham gia công tác tại huyện Mộc Châu. Từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu ông cũng ít nghe về kho báu của gia tộc mình. Mọi chuyện bắt đầu nhen nhóm hy vọng, khi có một thầy giáo người Kinh biết tiếng Hán lên xã Chiềng Khoa dạy học.
Trong một lần lên bản chơi, thầy giáo này vào nhà ông Bàn Văn Hán (bạn công tác của cụ Sa Văn Minh) ở bản Muống, xã Chiềng Khoa thăm thú, chuyện trò. Vốn là chỗ thâm giao, ông lão người Dao quý người lại trân trọng thầy giáo lắm nên mới đưa cho thầy giáo này xem cuốn sổ ghi bằng chữ nho. Qua câu chuyện của lão nông người Dao, thầy giáo này mới biết, đây là cuốn sổ ghi chép của cụ Sa Văn Minh gửi lại nhờ ông Hán cất giùm. Khi nào con cháu của dòng họ Sa về ở Mường Sang thì gửi lại cho họ.
Người thầy giáo tốt bụng đã cất công tìm đến nhà ông Thư và nói lại câu chuyện đó. Vốn là người am hiểu Hán học nên thầy giáo này có nói, trong cuốn sổ đó có vẽ sơ đồ nơi chôn cất kho báu và có chỉ dẫn rất cụ thể, tỉ mỉ. Nghe được câu chuyện này, ông Thư mới cho người em con ông chú tên là Sa Cương lên bản người Dao tìm lại người bạn tâm giao của bố mình. Ông Cương đã hồ hởi tìm đường lên bản Muống, với hy vọng tìm được di cảo của cụ Sa Văn Minh.
Trước khi ông lên bản mừng bao nhiêu khi gặp người giữ cuốn sổ, ông Cương lại buồn bấy nhiêu. Ông Hán mới mất, người con trai của ông Hán giữ cuốn sổ. Khi ông Cương hỏi đến cuốn sổ, chủ nhà cũng cho xem, nhưng nhất định không cho ông mang đi. Lý do họ đưa ra là đây là cuốn sổ của người đã khuất, linh hồn họ không cho mang đồ đạc, sách quý ra khỏi nhà. Dù ông Cương có thuyết phục thế nào, chủ nhà cũng không giao lại. Họ đồng ý rằng, đây là cuốn sổ ghi chép của dòng họ Sa Minh, nhưng họ nhất quyết không giao lại.
Bẵng đi một thời gian, mấy lần ông Cương quay lại bản Dao với hy vọng xin lại được cuốn sổ của cụ cố năm xưa. Buồn thay, ông Cương lên bản lần nào, chủ nhà cũng đều từ chối, không giao lại cuốn sổ. Ông Thư cho rằng: “Giờ vật quý đang ở trong tay của người ta. Họ không giao lại cũng đành chịu. Tuy nhiên, tôi đã bàn với chú em của tôi là, một ngày đẹp trời nào đó sẽ lên bản Dao mượn cuốn sổ đó photocopy lại. Hy vọng họ sẽ giúp chúng tôi”.
Manh mối về kho báu khổng lồ của dòng họ Sa rất có thể sẽ tìm được nếu như người đàn ông người Dao kia giao lại cuốn sổ ghi chép của cụ Sa Văn Minh cho gia đình ông Thư. Giờ đây, rừng đã bị chặt phá đi nhiều. Ký ức của những người tham gia giấu của năm nào cũng trôi dần vào quên lãng. Phía sau lớp mây mù dày đặc phủ trên dãy núi đá yên ngựa chầu về bản Vặt vẫn luôn là nơi bí ẩn mà chưa ai tìm ra được nơi giấu của.
Nguồn: Linh Nhi(Năng lượng mới)
Bình luận