Nhiều người cho rằng, những ký tự kỳ lạ được khắc trên bia đá chính là tấm bản đồ dẫn đường vào kho báu cổ mà người xưa chôn giấu hàng trăm năm trong lòng đất.
Thời gian đầu phát hiện tấm bia cổ, nhiều người dân trong khi phát rẫy ở khu vực này đào được nhiều cổ vật có giá trị. Thông tin nhanh chóng lan truyền, "đầu nậu" khắp nơi kéo đến mang theo máy móc đào bới kiếm kho báu. Dòng người đổ về ngày một đông, đất đá bị xới tung, tình hình an ninh trở nên phức tạp khiến người dân hoang mang.
Dòng người đổ xô tìm kho báu cổ
Những ngày qua, dư luận người dân trên địa bàn Tây Nguyên không ngừng bàn tán, truyền tai nhau về một kho báu đồ cổ của người xưa đang được chôn giấu tại thôn Tư Lương, xã Tân An (huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai). Nhiều người cho rằng, những ký tự lạ trên bia đá cổ chính là chìa khóa mở cửa kho báu bí ẩn được chôn giấu hàng trăm năm.
Vì vậy, thời gian vừa qua từng đoàn người từ khắp nơi lũ lượt kéo về ghi chép, phân tích, giải mã các ký tự, hòng độc chiếm kho báu cho riêng mình. Để đạt được mục đích, nhiều "đầu nậu" kéo về đem theo máy móc, thiết bị đào bới quanh khu vực truy tìm kho báu. Sự việc diễn ra khiến người dân sinh sống nơi đây cảm thấy bất an, hoang mang về thực hư tin đồn có kho báu.
Từ TP.HCM vượt quãng đường hơn 500km, chúng tôi tìm đến UBND xã Tân An để tìm hiểu thông tin về kho báu bí ẩn đang được loan truyền. Trao đổi với PV, ông Hồ Tấn Danh, Phó Trưởng Công an xã Tân An cho biết, bia đá có khắc những ký tự kỳ lạ tại địa bàn thôn Tư Lương là có thật. Khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng công an xã trực tiếp xuống hiện trường xem xét nắm tình hình. Tuy nhiên, tấm bia đó có phải là bản đồ kho báu như lời đồn hay không thì cơ quan chính quyền chưa thể khẳng định.
Khi PV ngỏ ý muốn được tận mắt chiêm ngưỡng bia đá cổ, ông Danh hướng dẫn chúng tôi tìm gặp anh Trung (công an viên thôn Tư Lương). Từ thôn Tư Lương, chúng tôi theo chân anh Trung hơn 30 phút chật vật trên con đường đất lầy lội, băng qua nhiều con suối lởm chởm đá, chúng tôi đến được nơi phiến đá ngự trị.
Theo quan sát của chúng tôi, tấm bia đá cao khoảng 2m, rộng 80cm, nằm ở lưng chừng đồi. Mặt trước và sau bia được khắc bằng những ký tự lạ, rất đều nhau. Chân bia nhô cao lên khỏi mặt đất, xung quanh là những hố lồi lõm, đất cát bị đào bới tứ tung.
Dừng chân cạnh tấm bia, anh Trung cho biết: "Tôi sinh ra và sống ở đây mấy chục năm nay có nghe ai nói rằng đào được kho báu gì đâu. Không hiểu sao thời gian vừa qua, người dân các nơi họ nghe tin đồn nơi đây có lưu giữ một kho đồ cổ lớn, nên kéo về nườm nượp. Nhiều người đem theo máy móc đến ở liền mấy ngày đào bới nhưng rồi lại lẳng lặng bỏ đi. Khi tốp này đi, tốp khác lại kéo đến đào bới nhưng tôi chưa nhìn thấy hay nghe ai đào được vàng hay món đổ cổ nào cả".
Chỉ tay vào bia đá, anh Trung tiếp lời: "Nhiều người có hành động rất lạ, họ ra tận suối múc nước rửa sạch hai mặt trước và sau tấm bia. Sau đó họ ngồi lì bên tấm bia cả ngày quan sát ghi chép, phân tích các ký tự, nhưng sau vài hôm cũng lắc đầu chán nản khăn gói bỏ đi. Ngày trước, đất phủ kín che khuất phần chân bia.
Thế nhưng, tin vào lời đồn, tham của, nhiều người mang cuốc, xẻng khoét sâu tận chân bia, khiến bây giờ bia ngả sang một bên. Thực chất, kẻ nào đó đã tung tin nhảm, gây mất trật tự ảnh hưởng tới cuộc sống người dân trong thôn".
Ẩn số chưa có lời giải
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, hầu hết người dân sinh sống tại thôn Tư Lương có gốc ở tỉnh Bình Định. Nghe theo sự vận động của Đảng, Nhà nước, bà con di dân lên mảnh đất Tây Nguyên (thuộc tỉnh Gia Lai) làm kinh tế mới. Thời gian đầu di dân lên Gia Lai lập nghiệp, đây chỉ là vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp.
Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu là lúa và hoa màu. Đời sống khó khăn, vất vả, người dân quanh năm khai khẩn đất hoang làm lụng tăng gia sản xuất, nhằm phát triển kinh tế. Thời gian qua, cuộc sống thanh bình của những người dân vốn thuần túy bỗng dưng bị xáo trộn bởi những tin đồn có kho báu từ những con chữ trên tấm bia.
Nói về tấm bia đá cổ, ông Nguyễn Văn T. (SN 1966, một người trong thôn) cho biết: "Tấm bia đá cổ có khắc ký tự lạ tồn tại trong thôn Tư Lương nhiều năm qua người dân đều biết. Thời gian trước cây cối, cỏ dại mọc um tùm bao trùm, che khuất phiến đá. Sau đó, do nhu cầu mở rộng đất canh tác, nhiều người dân khai hoang phát rẫy phát hiện ra bia đá.
Ban đầu, thoáng nhìn đó cũng chỉ là phiến đá lớn bình thường như hàng trăm phiến đá khác trên đồi nên không ai để tâm lắm. Nhưng khi quan sát thật kỹ, thấy có sự khác biệt, trên bia đá có những bút tích của người xưa để lại. Dạo trước, những người dân có rẫy xung quanh khu vực này đôi khi cũng có người đào được một số chén bát thời xưa, nhưng đều là những vật dụng không có giá trị gì lớn".
Ngoài ra, ông T. còn cho biết thêm: "Cách đây vài năm có một "đầu nậu" trong giới đồ cổ không biết nghe tin từ đâu tìm về cho người đào bới, nhưng không có kết quả gì. Đứng hồi lâu ngắm nghía bia đá, người này ngỏ ý xin mua lại tấm bia với giá rất cao về đặt tại vườn nhà theo phong thủy, nhưng dân làng không chấp thuận.
Một số cao niên khác trong làng nhận định, mặc dù đây là một bia đá bình thường nhưng có bút tích của người xưa để lại, là một tài sản tinh thần quý giá cần được lưu giữ... Thời gian trôi qua, điều kiện thời tiết nắng mưa khiến cho các ký tự trên bia đá cũng bị phai mờ dần theo năm tháng".
Tuy nhiên, đến nay, tấm bia đó vẫn luôn là một ẩn số chưa có lời giải đáp tạo sự hiếu kỳ cho người dân về nền văn hóa cổ xưa. Chính vì thế, những cuộc khai quật tự phát của người dân xảy ra tràn lan trong một thời gian dài. Bí ẩn về bia đá ở thôn Tư Lương cứ thế truyền tai nhau, khiến người dân từ khắp nơi đổ về tìm vận may. Thế nhưng, tất cả đã phải ra về tay không, đem theo một sự bí ẩn chưa thể lý giải.
Nguồn: C.Mai - N.Hải (Công lý)
Thời gian đầu phát hiện tấm bia cổ, nhiều người dân trong khi phát rẫy ở khu vực này đào được nhiều cổ vật có giá trị. Thông tin nhanh chóng lan truyền, "đầu nậu" khắp nơi kéo đến mang theo máy móc đào bới kiếm kho báu. Dòng người đổ về ngày một đông, đất đá bị xới tung, tình hình an ninh trở nên phức tạp khiến người dân hoang mang.
Dòng người đổ xô tìm kho báu cổ
Những ngày qua, dư luận người dân trên địa bàn Tây Nguyên không ngừng bàn tán, truyền tai nhau về một kho báu đồ cổ của người xưa đang được chôn giấu tại thôn Tư Lương, xã Tân An (huyện Đắk Pơ, tỉnh Gia Lai). Nhiều người cho rằng, những ký tự lạ trên bia đá cổ chính là chìa khóa mở cửa kho báu bí ẩn được chôn giấu hàng trăm năm.
Vì vậy, thời gian vừa qua từng đoàn người từ khắp nơi lũ lượt kéo về ghi chép, phân tích, giải mã các ký tự, hòng độc chiếm kho báu cho riêng mình. Để đạt được mục đích, nhiều "đầu nậu" kéo về đem theo máy móc, thiết bị đào bới quanh khu vực truy tìm kho báu. Sự việc diễn ra khiến người dân sinh sống nơi đây cảm thấy bất an, hoang mang về thực hư tin đồn có kho báu.
Bia đá lưu giữu bản đồ kho báu theo lời đồn. |
Từ TP.HCM vượt quãng đường hơn 500km, chúng tôi tìm đến UBND xã Tân An để tìm hiểu thông tin về kho báu bí ẩn đang được loan truyền. Trao đổi với PV, ông Hồ Tấn Danh, Phó Trưởng Công an xã Tân An cho biết, bia đá có khắc những ký tự kỳ lạ tại địa bàn thôn Tư Lương là có thật. Khi nhận được tin báo của người dân, lực lượng công an xã trực tiếp xuống hiện trường xem xét nắm tình hình. Tuy nhiên, tấm bia đó có phải là bản đồ kho báu như lời đồn hay không thì cơ quan chính quyền chưa thể khẳng định.
Khi PV ngỏ ý muốn được tận mắt chiêm ngưỡng bia đá cổ, ông Danh hướng dẫn chúng tôi tìm gặp anh Trung (công an viên thôn Tư Lương). Từ thôn Tư Lương, chúng tôi theo chân anh Trung hơn 30 phút chật vật trên con đường đất lầy lội, băng qua nhiều con suối lởm chởm đá, chúng tôi đến được nơi phiến đá ngự trị.
Theo quan sát của chúng tôi, tấm bia đá cao khoảng 2m, rộng 80cm, nằm ở lưng chừng đồi. Mặt trước và sau bia được khắc bằng những ký tự lạ, rất đều nhau. Chân bia nhô cao lên khỏi mặt đất, xung quanh là những hố lồi lõm, đất cát bị đào bới tứ tung.
Anh Trung chỉ chỉ trò chuyện với PV bên bia đá cổ |
Dừng chân cạnh tấm bia, anh Trung cho biết: "Tôi sinh ra và sống ở đây mấy chục năm nay có nghe ai nói rằng đào được kho báu gì đâu. Không hiểu sao thời gian vừa qua, người dân các nơi họ nghe tin đồn nơi đây có lưu giữ một kho đồ cổ lớn, nên kéo về nườm nượp. Nhiều người đem theo máy móc đến ở liền mấy ngày đào bới nhưng rồi lại lẳng lặng bỏ đi. Khi tốp này đi, tốp khác lại kéo đến đào bới nhưng tôi chưa nhìn thấy hay nghe ai đào được vàng hay món đổ cổ nào cả".
Chỉ tay vào bia đá, anh Trung tiếp lời: "Nhiều người có hành động rất lạ, họ ra tận suối múc nước rửa sạch hai mặt trước và sau tấm bia. Sau đó họ ngồi lì bên tấm bia cả ngày quan sát ghi chép, phân tích các ký tự, nhưng sau vài hôm cũng lắc đầu chán nản khăn gói bỏ đi. Ngày trước, đất phủ kín che khuất phần chân bia.
Thế nhưng, tin vào lời đồn, tham của, nhiều người mang cuốc, xẻng khoét sâu tận chân bia, khiến bây giờ bia ngả sang một bên. Thực chất, kẻ nào đó đã tung tin nhảm, gây mất trật tự ảnh hưởng tới cuộc sống người dân trong thôn".
Ẩn số chưa có lời giải
Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, hầu hết người dân sinh sống tại thôn Tư Lương có gốc ở tỉnh Bình Định. Nghe theo sự vận động của Đảng, Nhà nước, bà con di dân lên mảnh đất Tây Nguyên (thuộc tỉnh Gia Lai) làm kinh tế mới. Thời gian đầu di dân lên Gia Lai lập nghiệp, đây chỉ là vùng đất hoang vu, cây cối rậm rạp.
Nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu là lúa và hoa màu. Đời sống khó khăn, vất vả, người dân quanh năm khai khẩn đất hoang làm lụng tăng gia sản xuất, nhằm phát triển kinh tế. Thời gian qua, cuộc sống thanh bình của những người dân vốn thuần túy bỗng dưng bị xáo trộn bởi những tin đồn có kho báu từ những con chữ trên tấm bia.
Hoa văn kỳ lạ trên bia đá. |
Nói về tấm bia đá cổ, ông Nguyễn Văn T. (SN 1966, một người trong thôn) cho biết: "Tấm bia đá cổ có khắc ký tự lạ tồn tại trong thôn Tư Lương nhiều năm qua người dân đều biết. Thời gian trước cây cối, cỏ dại mọc um tùm bao trùm, che khuất phiến đá. Sau đó, do nhu cầu mở rộng đất canh tác, nhiều người dân khai hoang phát rẫy phát hiện ra bia đá.
Ban đầu, thoáng nhìn đó cũng chỉ là phiến đá lớn bình thường như hàng trăm phiến đá khác trên đồi nên không ai để tâm lắm. Nhưng khi quan sát thật kỹ, thấy có sự khác biệt, trên bia đá có những bút tích của người xưa để lại. Dạo trước, những người dân có rẫy xung quanh khu vực này đôi khi cũng có người đào được một số chén bát thời xưa, nhưng đều là những vật dụng không có giá trị gì lớn".
Ngoài ra, ông T. còn cho biết thêm: "Cách đây vài năm có một "đầu nậu" trong giới đồ cổ không biết nghe tin từ đâu tìm về cho người đào bới, nhưng không có kết quả gì. Đứng hồi lâu ngắm nghía bia đá, người này ngỏ ý xin mua lại tấm bia với giá rất cao về đặt tại vườn nhà theo phong thủy, nhưng dân làng không chấp thuận.
Một số cao niên khác trong làng nhận định, mặc dù đây là một bia đá bình thường nhưng có bút tích của người xưa để lại, là một tài sản tinh thần quý giá cần được lưu giữ... Thời gian trôi qua, điều kiện thời tiết nắng mưa khiến cho các ký tự trên bia đá cũng bị phai mờ dần theo năm tháng".
Tuy nhiên, đến nay, tấm bia đó vẫn luôn là một ẩn số chưa có lời giải đáp tạo sự hiếu kỳ cho người dân về nền văn hóa cổ xưa. Chính vì thế, những cuộc khai quật tự phát của người dân xảy ra tràn lan trong một thời gian dài. Bí ẩn về bia đá ở thôn Tư Lương cứ thế truyền tai nhau, khiến người dân từ khắp nơi đổ về tìm vận may. Thế nhưng, tất cả đã phải ra về tay không, đem theo một sự bí ẩn chưa thể lý giải.
Nguồn: C.Mai - N.Hải (Công lý)
Bình luận