Họ khác nhau một trời một vực. Khác từ ngoại hình, khi một người béo, lùn, tóc trắng, một người cao, mảnh, tóc nâu. Khác cả về tầm ảnh hưởng lẫn mức độ ảnh hưởng, khi một người điển hình cho một “cuộc cách mạng bóng đá”, còn một người lại điển hình cho một “thảm họa bóng đá” của cái xứ sở bóng đá này. Nhưng chính họ - hai mặt tương phản sâu sắc ấy lại là hai nét vẽ gằn, mạnh, rõ nét nhất trong bức tranh bóng đá Việt Nam (BĐVN) suốt một năm qua.
Có những hy vọng rồi thất vọng Khi ông đặt chân tới đây, và được tung hô là “thầy ngoại giỏi nhất mà BĐVN có được từ trước tới giờ” thì đã có rất nhiều hy vọng được đặt vào ông. Khi ông lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Việt Nam với chiếc áo sơ mi kẻ caro, cái gọng kính đầy trí thức và đôi mắt xanh trong mơ màng thì tất cả đều có những thiện cảm ban đầu rất tốt đẹp với ông.
Và khi ông từ tốn nói: “Tôi đến đây để làm việc, chứ không phải để cưới vợ”, rồi lại nói: “Tôi sẽ dạy cho các cầu thủ biết rằng, ở ĐTVN chỉ có một ngôi sao duy nhất: ngôi sao trên ngực áo mỗi người” thì từ các quan chức bóng đá, giới cầu thủ cho đến những người hâm mộ bình dân đều rất mực cảm động với một ông thầy ngoại khác tất cả những ông thầy ngoại đã từng đặt chân tới mảnh đất này. Phải nói thật là cho đến trước tháng 11/2011, khi ĐT U.23 Việt Nam của ông sang Indonesia dự SEA Games 26 thì người ta đã nhìn về phía ông với những ánh nhìn thiện cảm duy nhất như vậy đấy!
Nhưng đúng là ở đời, cái nhìn đầu tiên tưởng là cái nhìn chính xác đôi khi lại là cái nhìn cạm bẫy, đánh lừa lý trí con người. Falko Goetz càng cầm quân đánh trận, người ta càng nhận ra những gì ông cố gắng thể hiện trước đó chỉ là một thứ vỏ bọc hoàn hảo nhằm che đi một bản chất “có vấn đề”.
Nhìn bề ngoài, trông ông lịch thiệp, từ tốn như một quý ông ư? Thì đây, khi cầm quân giữa trận, ông cứ thế bấn loạn sau từng pha bóng, cứ thế điên cuồng hò hét, thúc giục các cầu thủ, rồi lại có lúc điên cuồng quay lên khán đài cãi nhau với cả HLV phó đối phương.
Falko Goetz những ngày đầu ở Việt Nam (Ảnh: Quang Minh) |
Và khi ông từ tốn nói: “Tôi đến đây để làm việc, chứ không phải để cưới vợ”, rồi lại nói: “Tôi sẽ dạy cho các cầu thủ biết rằng, ở ĐTVN chỉ có một ngôi sao duy nhất: ngôi sao trên ngực áo mỗi người” thì từ các quan chức bóng đá, giới cầu thủ cho đến những người hâm mộ bình dân đều rất mực cảm động với một ông thầy ngoại khác tất cả những ông thầy ngoại đã từng đặt chân tới mảnh đất này. Phải nói thật là cho đến trước tháng 11/2011, khi ĐT U.23 Việt Nam của ông sang Indonesia dự SEA Games 26 thì người ta đã nhìn về phía ông với những ánh nhìn thiện cảm duy nhất như vậy đấy!
Nhưng đúng là ở đời, cái nhìn đầu tiên tưởng là cái nhìn chính xác đôi khi lại là cái nhìn cạm bẫy, đánh lừa lý trí con người. Falko Goetz càng cầm quân đánh trận, người ta càng nhận ra những gì ông cố gắng thể hiện trước đó chỉ là một thứ vỏ bọc hoàn hảo nhằm che đi một bản chất “có vấn đề”.
Nhìn bề ngoài, trông ông lịch thiệp, từ tốn như một quý ông ư? Thì đây, khi cầm quân giữa trận, ông cứ thế bấn loạn sau từng pha bóng, cứ thế điên cuồng hò hét, thúc giục các cầu thủ, rồi lại có lúc điên cuồng quay lên khán đài cãi nhau với cả HLV phó đối phương.
Ngày VFF thông báo quyết định chấm dứt hợp đồng HLV trưởng (Ảnh: Q.M) |
Ông đã nói những câu rất hay, rất “chất” trong việc huấn luyện cầu thủ ư? Thì đây, ông đã biến một ĐT U.23 Việt Nam nổi tiếng bởi ý chí và sức mạnh tinh thần thành một đội quân yếu đuối, bạc nhược, vô phương hướng. Và nữa, ông đã hứa hẹn về một thứ bóng đá tấn công ấn tượng, mang đậm bản sắc Việt Nam ư? Thì đây, U.23 Việt Nam dưới sự điều binh khiển tướng của ông đã thất bại thảm hại sau vòng bán kết – thất bại cả ở phương diện thành tích lẫn phương diện hình ảnh.
Đáng nói hơn, sau thất bại ông đã không dám đứng lên nhận trách nhiệm để bảo vệ một chút danh dự còn sót lại, mà cứ thế đổ lỗi cho cầu thủ, cho thể hình – thể lực của con người Việt Nam, cho cả cái trận địa V.League mà trong sự chèo chống đáng xấu hổ của ông thì “ở đó, cầu thủ đã chơi một lối chơi khác hoàn toàn so với khi lên tuyển”.
Đến nước này thì không một nhà chuyên môn, một người hâm mộ nào còn dám mạo hiểm đặt niềm tin vào ông – Falko Goetz. Nhưng riêng VFF, nơi đã từng phát đi những lời có cánh: “Goetz giỏi nhất trong số các đời thầy ngoại xưa nay” thì vẫn tin – nói đúng ra là buộc phải nhắm mắt tin vì rơi cảnh… há miệng mắc quai (và có thể còn “mắc” nhiều cái khác?).
Đáng nói hơn, sau thất bại ông đã không dám đứng lên nhận trách nhiệm để bảo vệ một chút danh dự còn sót lại, mà cứ thế đổ lỗi cho cầu thủ, cho thể hình – thể lực của con người Việt Nam, cho cả cái trận địa V.League mà trong sự chèo chống đáng xấu hổ của ông thì “ở đó, cầu thủ đã chơi một lối chơi khác hoàn toàn so với khi lên tuyển”.
Đến nước này thì không một nhà chuyên môn, một người hâm mộ nào còn dám mạo hiểm đặt niềm tin vào ông – Falko Goetz. Nhưng riêng VFF, nơi đã từng phát đi những lời có cánh: “Goetz giỏi nhất trong số các đời thầy ngoại xưa nay” thì vẫn tin – nói đúng ra là buộc phải nhắm mắt tin vì rơi cảnh… há miệng mắc quai (và có thể còn “mắc” nhiều cái khác?).
Hậu mất việc, Falko Goetz ra Hàng Đẫy xem Super League (Ảnh: Q.M) |
Vì phóng lao theo Falko Goetz nên con thuyền VFF đã lập tức bị dư luận công kích, đòi hỏi phải thay đổi. Và sự thực là nó đã có những dấu hiệu thay đổi, khi ông TTK đã buộc phải viết đơn từ chức. Những tưởng lá đơn ấy là đoạn kết cho cái thảm họa SEA Games không ngờ lại là sự khởi đầu cho một “trò hề VFF” diễn ra sau đó. Cái trò hề mà VFF đã ra tay cứu ông Tổng bằng cách sẵn sàng chĩa mũi giáo ngược trở lại với Falko Goetz – người mà họ đã ra sức bảo vệ trước đó. Với cái hành động “thí” Falko Goetz để cứu Trần Quốc Tuấn, VFF đã đẩy mình vào một tình cảnh lố bịch chưa từng có trong sự soi xét, nhìn nhận của toàn dư luận.
Xâu chuỗi lại một loạt sự việc dễ thấy Falko Goetz chính là nguyên cơn sâu xa của thảm họa SEA Games và cũng đồng thời là nguồn cơn sâu xa của cái “trò hề VFF” diễn ra sau đó. Như thế, Falko Goetz chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự thất bại của VFF, của BĐVN trong năm 2011. Sự thất bại mà ở đó, cái giá phải trả là quá đắt và niềm tin của người hâm mộ đã bị người ta đem đi “đánh bạc” một cách hoang tàn, phí phạm.
Xâu chuỗi lại một loạt sự việc dễ thấy Falko Goetz chính là nguyên cơn sâu xa của thảm họa SEA Games và cũng đồng thời là nguồn cơn sâu xa của cái “trò hề VFF” diễn ra sau đó. Như thế, Falko Goetz chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự thất bại của VFF, của BĐVN trong năm 2011. Sự thất bại mà ở đó, cái giá phải trả là quá đắt và niềm tin của người hâm mộ đã bị người ta đem đi “đánh bạc” một cách hoang tàn, phí phạm.
Có những thất vọng rồi hy vọng
Suốt 10 năm làm bóng đá, ông được biết đến trong tư cách của một ông bầu kỳ lạ, keo kiệt nhất. Vì kỳ lạ, keo kiệt như thế mà đội bóng của ông có nhiều thời điểm chẳng khác gì một đội bóng phủi, sinh hoạt và thi đấu theo “chủ nghĩa tùy tiện” đúng nghĩa. Tùy tiện tới mức đá chung kết Cúp QG hẳn hoi, thế mà người thì đến sân bằng ôtô, người thì đến sân bằng xe máy, lại có người đến sân bằng cả… taxi lẫn xe ôm. 10 năm ấy, ông cũng được biết đến trong tư cách của một ông bầu… im lặng toàn tập.
Ông im lặng khi một tiếng khen mảnh mai nào đó nghiêng xuống tai mình. Ông im lặng khi sự công kích đồng loạt nào đó đổ lên đầu mình. Với báo chí, trước sau như một, ông nói đi nói lại một câu nhàm chán: “Xin lỗi nhé, tôi không trả lời”. Với một ông bầu như thế, chính những cầu thủ của ông đã không dám mạo hiểm đặt ra bất cứ hy vọng nào.
Ấy vậy mà kỳ lạ thay, trong một buổi sáng tháng 9, tại một cái lễ tổng kết mùa giải tưởng như sẽ nhàm chán như bao nhiêu lễ tổng kết mùa giải trước đây thì ông lại đột ngột đứng lên cướp diễn đàn. Đầu tiên ông đề nghị VFF phải mở cửa cho báo chí. Và khi những ánh nhìn kinh ngạc từ phía báo chí hướng về phía mình thì ông cứ thế mà nói, mà xả.
Bầu Kiên trong ngày lịch sử của Bóng đá Việt Nam (Ảnh: Quang Minh) |
Ông im lặng khi một tiếng khen mảnh mai nào đó nghiêng xuống tai mình. Ông im lặng khi sự công kích đồng loạt nào đó đổ lên đầu mình. Với báo chí, trước sau như một, ông nói đi nói lại một câu nhàm chán: “Xin lỗi nhé, tôi không trả lời”. Với một ông bầu như thế, chính những cầu thủ của ông đã không dám mạo hiểm đặt ra bất cứ hy vọng nào.
Ấy vậy mà kỳ lạ thay, trong một buổi sáng tháng 9, tại một cái lễ tổng kết mùa giải tưởng như sẽ nhàm chán như bao nhiêu lễ tổng kết mùa giải trước đây thì ông lại đột ngột đứng lên cướp diễn đàn. Đầu tiên ông đề nghị VFF phải mở cửa cho báo chí. Và khi những ánh nhìn kinh ngạc từ phía báo chí hướng về phía mình thì ông cứ thế mà nói, mà xả.
Ông nói những lời đanh thép, lên án BTC V.League, ông xả một cách kinh hoàng, đánh thẳng vào sự trì trệ, yếu kém của bộ máy lãnh đạo, điều hành VFF. Cùng với những câu nói mạnh mẽ như dao chém đá, cùng với cái miệng chuyển động một cách linh hoạt, con mắt ông cứ thế mà quàu quạu nhìn thẳng vào ống kính truyền hình.
Sốc – sốc nặng trước bài phát biểu mạnh như những cái tát trời giáng của ông, các quan chức VFF cứ thế mà vò đầu, bứt tai. Ngỡ ngàng đến không tưởng trước cái dũng khí thẳng thắn, mãnh liệt hiếm có của ông, hàng loạt trang báo cứ thế mà bay bổng với những điều ông nói. Và hơn thế nữa: 3 tháng sau khi bay bổng với những điều ông nói, người ta lại có dịp bay bổng với những thứ ông làm, khi mà cuối cùng VFF cũng bị “đánh bật” khỏi cuộc chơi V.League và một công ty cổ phần bóng đá (tên là VPF) do ông và những người cùng chí hướng với ông lãnh đạo sẽ chính thức điều khiển sân chơi này.
BĐVN thế là đã thay đổi rồi. Quyền lực V.League thế là đã được chuyển giao từ những “quan thầy thủ cựu” sang những ông bầu bóng đá dám nói, dám làm rồi. Ai cũng bảo đó là… cách mạng. Và ai cũng nói ông – Chủ tịch CLB Hà Nội Nguyễn Đức Kiên xứng đáng là điểm sáng chói lọi của BĐVN trong năm 2011.
VPF ra đời là bước ngoặt lịch sử cho bóng đá VN (Ảnh: Quang Minh) |
Sốc – sốc nặng trước bài phát biểu mạnh như những cái tát trời giáng của ông, các quan chức VFF cứ thế mà vò đầu, bứt tai. Ngỡ ngàng đến không tưởng trước cái dũng khí thẳng thắn, mãnh liệt hiếm có của ông, hàng loạt trang báo cứ thế mà bay bổng với những điều ông nói. Và hơn thế nữa: 3 tháng sau khi bay bổng với những điều ông nói, người ta lại có dịp bay bổng với những thứ ông làm, khi mà cuối cùng VFF cũng bị “đánh bật” khỏi cuộc chơi V.League và một công ty cổ phần bóng đá (tên là VPF) do ông và những người cùng chí hướng với ông lãnh đạo sẽ chính thức điều khiển sân chơi này.
BĐVN thế là đã thay đổi rồi. Quyền lực V.League thế là đã được chuyển giao từ những “quan thầy thủ cựu” sang những ông bầu bóng đá dám nói, dám làm rồi. Ai cũng bảo đó là… cách mạng. Và ai cũng nói ông – Chủ tịch CLB Hà Nội Nguyễn Đức Kiên xứng đáng là điểm sáng chói lọi của BĐVN trong năm 2011.
Nghiệm sinh cho tương lai
Nhìn lại một ông thầy Falko Goetz điển hình cho thất bại và một ông bầu Nguyễn Đức Kiên điển hình cho thành công của BĐVN trong năm qua mà bỗng thấy có nhiều quá những nghiệm sinh cho tương lai. Như đã phân tích, cái thảm bại Falko Goetz thực ra đã khởi đi bởi rất nhiều hy vọng, và trái lại, sự thành công đến ngỡ ngàng của bầu Kiên lại được “đánh đổi” bởi gần một thập kỷ im hơi lặng tiếng – một thập kỷ mà khi nói tới ông, giới bóng đá gần như ngay lập tức dán vào đấy một từ “thất vọng!”.
Bài học rút ra, bóng đá đôi khi cũng như binh pháp, như cuộc đời: Thành và bại vẫn chuyển hóa cho nhau, hy vọng rồi thất vọng đôi khi vẫn kế tiếp sinh tồn trên cảm xúc và trí tuệ con người. Thế thì trong tương lai, “cái họa Falko Goetz” một khi được “nhận thức lại” và được rút ra những bài học sâu sắc hoàn toàn có khả năng chuyển họa thành phúc? Và ngược lại, “cái phúc Nguyễn Đức Kiên” một khi nhận được quá nhiều ưu ái và quá nhiều sự tung hô – mảnh đất dễ nảy sinh tâm lý ảo tưởng, lạm quyền đến một ngày nào đó rất có thể sẽ chuyển thành…. đại họa?
Đặt ra những vấn đề này không phải để “mông lung hóa” một tương lai, mà để thấy rằng nếu cứ quá giày vò một khoảnh khắc thất bại và quá tung hô, tô vẽ một khoảnh khắc chiến thắng, mà thiếu đi một cái nhìn tỉnh táo, giàu biện chứng thì con người ta rất có thể sẽ phải trả giá, như đã từng phải trả giá rất đắt trong quá khứ!
Phan Đăng (CAND) ĐTVN sẽ lên ngôi ở AFF Cup một lần nữa ? |
Bài học rút ra, bóng đá đôi khi cũng như binh pháp, như cuộc đời: Thành và bại vẫn chuyển hóa cho nhau, hy vọng rồi thất vọng đôi khi vẫn kế tiếp sinh tồn trên cảm xúc và trí tuệ con người. Thế thì trong tương lai, “cái họa Falko Goetz” một khi được “nhận thức lại” và được rút ra những bài học sâu sắc hoàn toàn có khả năng chuyển họa thành phúc? Và ngược lại, “cái phúc Nguyễn Đức Kiên” một khi nhận được quá nhiều ưu ái và quá nhiều sự tung hô – mảnh đất dễ nảy sinh tâm lý ảo tưởng, lạm quyền đến một ngày nào đó rất có thể sẽ chuyển thành…. đại họa?
Đặt ra những vấn đề này không phải để “mông lung hóa” một tương lai, mà để thấy rằng nếu cứ quá giày vò một khoảnh khắc thất bại và quá tung hô, tô vẽ một khoảnh khắc chiến thắng, mà thiếu đi một cái nhìn tỉnh táo, giàu biện chứng thì con người ta rất có thể sẽ phải trả giá, như đã từng phải trả giá rất đắt trong quá khứ!
Bình luận