Mặc dù phải phân bố sức mạnh ở nhiều khu vực đặt biệt là ở chiến trường Syria và chịu lần cắt giảm ngân sách đầu tiên trong lịch sử, quân đội Nga trong năm qua vẫn làm được những điều không tưởng, theo Business Insider .
Dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế , chi tiêu quân sự Nga trong năm 2016 vẫn chiếm 5,4% GDP, bỏ xa các quốc gia trong khối hiệp ước Bắc Đại Dương NATO.
Ngay cả quốc gia chi tiêu mạnh nhất cho quốc phòng trong tổ chức này là Mỹ cũng chỉ đạt tới con số 3,3%.
Tuy nhiên, khoảng cách đó liệu có đủ chứng minh các loại vũ khí của Matxcơva vượt trội nếu đem lên bàn cân so sánh các khí tài quân sự cùng loại của NATO. Tờ Business Insider của Mỹ mới đây đã có những loạt so sánh để làm rõ thắc mắc này.
Xe tăng
Siêu tăng chiến đấu Armata mới được trình làng của Nga hiện là một trong những thế giới tiên tiến nhất với khẩu pháo 125mm có khả năng nhả 10 viên đạn mỗi phút. Nó lần đầu tiên được trình làng trong lễ diễu binh mừng Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva hồi tháng 5/2015 và đã được đưa vào sản xuất hàng loạt trong năm nay. Theo dự đoán, khoảng 2.000 chiếc đầu tiên sẽ chính thức đi vào phục vụ vào năm 2020. Không thể phủ nhận hầu hết các khí tàii quân sự tiên tiến nhất của NATO đều đang nằm trong biên chế của quân đội Mỹ, nhưng các quốc gia còn lại vẫn có những cái tên không thể không kể đến như xe tăng chiến đấu Leopard 2A7. Mẫu tăng này được Business Insider đánh giá là trong những cỗ máy bọc thép tốt nhất thế giới hiện nay. Pháo binh
2S35 Koalitsiya-SV, lựu pháo tự hành tối tân nhất của Nga cũng đã có màn ra mắt ấn tượng trong cuộc duyệt binh vào tháng 5/2015. 2S35 Koalitsiya-SV nặng khoảng 55 tấn, dài 7,25m, rộng 3,40m, cao 3m, tốc độ hành trình trên đường bằng đạt 60km/h, bên trong chứa được tới 70 viên 152mm và có tốc độ bắn lên tới 16 phát/phút.
Hệ thống pháo M109A6 Paladin của Mỹ được đánh giá là một trong những khí tài cùng loại ngang ngửa với 2S35 Koalitsiya-SV. Giống như đối thủ tới từ Nga, Paladin được bọc thép toàn thân với hệ thống pháo cỡ nòng 155mm, có thể đạt tốc độ 61km/h và tầm hoạt động tối đa 300km. Súng trường
Loại súng trường mới do tập đoàn Kalashnikov AK-12 phát triển đang trở thành tiêu chuẩn mới trong quân đội Nga và từng bước thay thế một loạt các mẫu súng trước đó. AK-12 sử dụng đạn 5,54mm nhưng cũng có thể chuyển đổi để sử dụng đạn 7.62mm, tương tự với các thiết kế trước đây của Kalashnikov. Các biến thể của súng trường M16 sử dụng cỡ đạn 5.56mm được coi như là tiêu chuẩn trong quân đội Mỹ kể từ năm 1969. Mẫu M16A4 (hình trên) là loại súng trường được trang bị cho Thủy quân lục chiến Mỹ. Máy bay chiến đấu
Sukhoi Su-35 của hiện được coi là máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Nga. Sau chuyến bay thử nghiệm các đây 5 năm, những chiếc Su-35 đầu tiên đã được triển khai trong tháng 1 năm nay. Mẫu chiến cơ này cũng đã tham gia vào chiến dịch không kích của Nga tại Syria. F-35 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới nhất của NATO và bắt đầu được triển khai tới nhiều bộ phận của quân đội Mỹ trong năm nay, Nếu so với Su-35, F-35 chậm hơn và tầm bắn ngắn hơn. Tàu sân bay
Đô đốc Kuznetsov, tàu sân bay duy nhất của Nga có thể chở tới 52 máy bay và dài hơn 300m. Mặc dù vậy so với Business Insider, nó khá lạc hậu và có phần lỗi thời. Nếu chỉ xét riêng, Mỹ và NATO rõ ràng là chiếm ưu thế so với Nga. USS Gerald R. Ford, hàng không mẫu hạm của Mỹ hiên đang tàu sân bay hàng đầu thế giới với khả năng mang tới 75 máy bay.
Trực thăng
Trực thăng tấn công Mi-28 Havoc của Nga được trag bị một pháo 30mm Shipunow 2A42 gắn dưới mũi và có thể mang theo 4 tên lửa chống tăng. Trực thăng AH-64 Apache đang phục vụ trong biên chế Mỹ là trực thăng tấn công hàng đầu của NATO tốc độ bay 276 km/giờ, với tầm bay 476 km và được trang bị tên lửa Hellfire. Máy bay ném bom
Máy bay Tu-160 Blackjack (Tupolev Tu-160) là một trong những phi cơ ném bom lớn nhất, nặng nhất thế giới từng được Nga nghiên cứu và chế tạo. Khác với B-1B Lancer của Mỹ, Tu-160 có thể bay tác chiến, thâm nhập ở tầm thấp và tầm cao với tốc độ 1,9 Mach (tương đương 2018 km/giờ).
B-1 Lancer là một trong những máy bay có có thời gian phục vụ lâu nhất của Không quân Mỹ. Nó có tầm hoạt động 11.999km, ngắn hơn so với 12.300km của Tu-160. Tên lửa đất đối không
Hệ thống phòng không S-300 bắt đầu được triển khai vào cuối những năm 1970 và vẫn còn phục vụ cho tới thời điểm hiện tại. Đây là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 150km. Hệ thống phòng không MIM-104 Patriot của Mỹ cũng có thâm niên hoạt động tương đương với S-300 nhưng tầm bắn ngắn hơn khí tài cùng loại của Nga Song Hy (Nguồn: Business Insider)
Bình luận