Tại bản Mông xa xôi thuộc huyện Cư Jút (Đắk Nông), người dân tự giác “khước từ” bia, rượu từ hàng chục năm nay.
Vượt chặng đường dài cách thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) hơn trăm cây số, chúng tôi tới Mông thuộc xã Cư Knia, huyện Cư Jút. Trong làn sương khói chiều, bản Mông hiện ra như một “ốc đảo” lọt thỏm giữa bốn bề núi đá, xung quanh được bao bọc bởi cánh đồng lúa rộng 12 ha đang mùa thu hoạch.
Vượt chặng đường dài cách thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) hơn trăm cây số, chúng tôi tới Mông thuộc xã Cư Knia, huyện Cư Jút. Trong làn sương khói chiều, bản Mông hiện ra như một “ốc đảo” lọt thỏm giữa bốn bề núi đá, xung quanh được bao bọc bởi cánh đồng lúa rộng 12 ha đang mùa thu hoạch.
Nhìn cảnh người lớn, trẻ nhỏ sinh hoạt, vui đùa trước sân nhà khang trang, ít ai đoán được đó là người dân tộc Mông, nếu không có chiếc váy hoa xòe đặc trưng báo hiệu.
Ông Lý Văn Thành, Phó trưởng thôn 10, xã Cư Knia cho biết: Năm 1996, 48 hộ người Mông di cư từ Cao Bằng vào đây lập nghiệp. Mới đầu, thuộc thôn 12 xã Trúc Sơn, năm 2001 xã tách, làng chia thành thôn 9, 10 và một phần thôn 7 của xã Cư Knia.
Cuộc sống dân bản tự cung tự cấp ban đầu khốn khó lắm. Nguồn sống cả nhà chủ yếu dựa vào ít ngô, khoai, rau lá trong rừng mà các chị các mẹ làm ra. Còn cánh đàn ông suốt ngày tụ tập “uống rượu thay cơm” hết say đến xỉn mặc cho cái nghèo đeo bám.
Năm 2000, chứng kiến nhiều cái chết do ngộ độc rượu, các vị già làng họp dân tìm cách bài trừ “ma rượu”. Già làng phân tích, chỉ mặt “ma men” chính là thủ phạm gây nên nghèo đói, chết chóc cho dân hiểu, tránh xa. Già khuyên mọi người cai dần rồi bỏ hẳn. Những ai nói mãi không nghe sẽ bị người dân “cách ly” phải sống biệt lập ngoài bản cho đến khi cai được mới thôi.
“Nói hay không bằng làm hay”, các già trong làng tiên phong bỏ trước. Một người, hai người bỏ, dần dần cả làng “quên” hẳn rượu. Cụ Dương Văn Thành (sinh năm 1940) tâm sự: “Thời gian đầu cai khó lắm, rượu nó thấm sâu vào máu bà con từ lâu rồi. Nhờ các già làng kiên trì vận động, làm gương, con cháu nghe theo cùng bảo nhau bỏ rượu. Hiện trong làng vẫn còn vài người uống, nhưng số này ít lắm chừng 5-6 người thôi”.
Để tránh tái nghiện, già làng khuyên bà con không đãi bia, rượu trong dịp hiếu, hỷ. Ngoài ra, bản còn quy định “Không bình xét hộ nghèo cho những gia đình có người nghiện rượu, để họ tự giác bỏ rượu, tu chí làm ăn”. Nhờ vậy, số hộ nghèo giảm từ 50% (trong số 180 hộ/năm 2000), đến nay chỉ còn trên đầu ngón tay, anh Lầu Văn Xì, Bí thư chi bộ thôn 9 cho biết.
Gặp anh Lò Văn Tỵ 27 tuổi, thôn 10, xã Cư Knia đang trên đường chở lúa về nhà, nhắc chuyện rượu bia, anh lắc đầu cười: “Thời bố mẹ mình đã không uống rồi. Đợt trước sang làng bên chơi, bạn mời nhiệt tình quá, mình có uống vài lần. Bố biết chuyện mắng mình dữ lắm, từ đó mình bỏ luôn. Đám cưới anh trai đầu, nhà mình chỉ dọn nước ngọt, uống miết không say. Bà con ăn uống rồi vui vẻ ra về chứ không có chuyện gây gổ đánh nhau”.
Trong căn nhà mới xây, anh Lầu Văn Vinh (38 tuổi, thôn 9) khoe: “Nhà mới của mình đấy. Mấy năm nay 10 sào tiêu liên tục được mùa, được giá, lời hơn 200 triệu đồng/năm. Mình gom thêm tiền bán lúa, khoai được 800 triệu đồng xây nhà cuối năm 2014. Dân trong bản lo làm ăn lắm, suốt ngày bám rẫy chứ không tụ tập rượu chè bê bét đâu”.
Từ ngày “đuổi” được “ma rượu”, làng Mông thay da đổi thịt, không còn cảnh người say vật vã bên đường, hay những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Thay vào đó, người người tất bật với việc ruộng, nương, tối về quây quần bên cốc chè xanh bàn chuyện làm ăn. Những ngôi nhà to đẹp chen chúc mọc lên minh chứng cho ý chí từ bỏ bia rượu, quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu của đồng bào Mông nơi đây.
Nguồn: Huỳnh Thủy (Tiền Phong)
Đường về bản |
Ông Lý Văn Thành, Phó trưởng thôn 10, xã Cư Knia cho biết: Năm 1996, 48 hộ người Mông di cư từ Cao Bằng vào đây lập nghiệp. Mới đầu, thuộc thôn 12 xã Trúc Sơn, năm 2001 xã tách, làng chia thành thôn 9, 10 và một phần thôn 7 của xã Cư Knia.
Cuộc sống dân bản tự cung tự cấp ban đầu khốn khó lắm. Nguồn sống cả nhà chủ yếu dựa vào ít ngô, khoai, rau lá trong rừng mà các chị các mẹ làm ra. Còn cánh đàn ông suốt ngày tụ tập “uống rượu thay cơm” hết say đến xỉn mặc cho cái nghèo đeo bám.
|
“Nói hay không bằng làm hay”, các già trong làng tiên phong bỏ trước. Một người, hai người bỏ, dần dần cả làng “quên” hẳn rượu. Cụ Dương Văn Thành (sinh năm 1940) tâm sự: “Thời gian đầu cai khó lắm, rượu nó thấm sâu vào máu bà con từ lâu rồi. Nhờ các già làng kiên trì vận động, làm gương, con cháu nghe theo cùng bảo nhau bỏ rượu. Hiện trong làng vẫn còn vài người uống, nhưng số này ít lắm chừng 5-6 người thôi”.
Để tránh tái nghiện, già làng khuyên bà con không đãi bia, rượu trong dịp hiếu, hỷ. Ngoài ra, bản còn quy định “Không bình xét hộ nghèo cho những gia đình có người nghiện rượu, để họ tự giác bỏ rượu, tu chí làm ăn”. Nhờ vậy, số hộ nghèo giảm từ 50% (trong số 180 hộ/năm 2000), đến nay chỉ còn trên đầu ngón tay, anh Lầu Văn Xì, Bí thư chi bộ thôn 9 cho biết.
Gặp anh Lò Văn Tỵ 27 tuổi, thôn 10, xã Cư Knia đang trên đường chở lúa về nhà, nhắc chuyện rượu bia, anh lắc đầu cười: “Thời bố mẹ mình đã không uống rồi. Đợt trước sang làng bên chơi, bạn mời nhiệt tình quá, mình có uống vài lần. Bố biết chuyện mắng mình dữ lắm, từ đó mình bỏ luôn. Đám cưới anh trai đầu, nhà mình chỉ dọn nước ngọt, uống miết không say. Bà con ăn uống rồi vui vẻ ra về chứ không có chuyện gây gổ đánh nhau”.
Ngôi nhà khang trang của một gia đình người Mông |
Trong căn nhà mới xây, anh Lầu Văn Vinh (38 tuổi, thôn 9) khoe: “Nhà mới của mình đấy. Mấy năm nay 10 sào tiêu liên tục được mùa, được giá, lời hơn 200 triệu đồng/năm. Mình gom thêm tiền bán lúa, khoai được 800 triệu đồng xây nhà cuối năm 2014. Dân trong bản lo làm ăn lắm, suốt ngày bám rẫy chứ không tụ tập rượu chè bê bét đâu”.
Từ ngày “đuổi” được “ma rượu”, làng Mông thay da đổi thịt, không còn cảnh người say vật vã bên đường, hay những cuộc nhậu thâu đêm suốt sáng. Thay vào đó, người người tất bật với việc ruộng, nương, tối về quây quần bên cốc chè xanh bàn chuyện làm ăn. Những ngôi nhà to đẹp chen chúc mọc lên minh chứng cho ý chí từ bỏ bia rượu, quyết tâm thoát nghèo, vươn lên làm giàu của đồng bào Mông nơi đây.
Nguồn: Huỳnh Thủy (Tiền Phong)
Bình luận