Hãng tin ABC News nói Trung Quốc làm 'vẩn đục' các vùng biển ngoại giao trong khu vực khi phát hành bản đồ dọc bao gần trọn vùng biển của các nước ĐNA.
Hãng tin này dẫn lời ông Lý Vân Long, chuyên gia ở viện nghiên cứu biển Đông của Đại học Hạ Môn nhận định với việc phát hành tấm bản đồ này, Bắc Kinh muốn đang đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông lên mức ngang bằng với các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ông Lý còn cho rằng chính quyền Trung ương Bắc Kinh cho phát hành tấm bản đồ “đường 10 đoạn” là nhằm thỏa mãn hai mục đích.
Một là muốn “nâng cao nhận thức” người dân Trung Quốc vể chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Hai là, Bắc Kinh muốn diễn thuyết với cộng đồng quốc tế vể quyền tài phán “mang tính lịch sử “ về những yêu sách chủ quyền của mình ở các vùng biển đang tranh chấp.
Song, ý đồ của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kể từ khi tấm bản đồ dạng đứng này xuất hiện trên truyền thông của Trung Quốc.
Chuyên gia này còn bình luận việc để cho một nhà xuất bản cấp tỉnh phát hành tấm bản đồ là chính quyền trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh đang muốn làm “phép thử” ở biển Đông.
“Nó tạo cơ hội cho Bắc Kinh thấy được các nước xung quanh phản ứng thế nào và chỗ nào cần thì sẽ sữa chữa để giảm nhẹ những hậu quả từ những hành động do Trung Quốc gây ra ở biển Đông.
Bởi, căn cứ theo tình hình ở biển Đông hiện nay, nếu chính quyền Trung ương trực tiếp chỉ đạo phát hành tấm bản đồ có thể sẽ dẫn đến những cuộc xung đột trong khu vực” – ông Lý nói.
Song, Trung Quốc có thật sự muốn sữa chữa hay giảm nhẹ hậu quả do họ gây ra ở biển Đông hay không là một câu hỏi mà Bắc Kinh chưa trả lời thỏa đáng với cộng đồng quốc tế.
ABC News cho rằng Bắc Kinh tiếp tục “khuấy đục” biển Đông bằng hàng loạt động thái đòi chủ quyền vô lý của họ ở đây.
Ngoài việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc còn đưa vật liệu xây dựng và trang thiết bị đến để xây dựng, mở rộng trái phép ở các bãi đá và bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Mỹ Loan/Tuổi Trẻ
Hãng tin này dẫn lời ông Lý Vân Long, chuyên gia ở viện nghiên cứu biển Đông của Đại học Hạ Môn nhận định với việc phát hành tấm bản đồ này, Bắc Kinh muốn đang đưa vấn đề tranh chấp ở biển Đông lên mức ngang bằng với các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Ông Lý còn cho rằng chính quyền Trung ương Bắc Kinh cho phát hành tấm bản đồ “đường 10 đoạn” là nhằm thỏa mãn hai mục đích.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc trên Tân Hoa Xã |
Một là muốn “nâng cao nhận thức” người dân Trung Quốc vể chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Hai là, Bắc Kinh muốn diễn thuyết với cộng đồng quốc tế vể quyền tài phán “mang tính lịch sử “ về những yêu sách chủ quyền của mình ở các vùng biển đang tranh chấp.
Song, ý đồ của Trung Quốc đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích kể từ khi tấm bản đồ dạng đứng này xuất hiện trên truyền thông của Trung Quốc.
Chuyên gia này còn bình luận việc để cho một nhà xuất bản cấp tỉnh phát hành tấm bản đồ là chính quyền trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh đang muốn làm “phép thử” ở biển Đông.
“Nó tạo cơ hội cho Bắc Kinh thấy được các nước xung quanh phản ứng thế nào và chỗ nào cần thì sẽ sữa chữa để giảm nhẹ những hậu quả từ những hành động do Trung Quốc gây ra ở biển Đông.
Bản đồ khổ dọc phi pháp của Trung Quốc |
Bởi, căn cứ theo tình hình ở biển Đông hiện nay, nếu chính quyền Trung ương trực tiếp chỉ đạo phát hành tấm bản đồ có thể sẽ dẫn đến những cuộc xung đột trong khu vực” – ông Lý nói.
Song, Trung Quốc có thật sự muốn sữa chữa hay giảm nhẹ hậu quả do họ gây ra ở biển Đông hay không là một câu hỏi mà Bắc Kinh chưa trả lời thỏa đáng với cộng đồng quốc tế.
ABC News cho rằng Bắc Kinh tiếp tục “khuấy đục” biển Đông bằng hàng loạt động thái đòi chủ quyền vô lý của họ ở đây.
Ngoài việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc còn đưa vật liệu xây dựng và trang thiết bị đến để xây dựng, mở rộng trái phép ở các bãi đá và bãi ngầm ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo Mỹ Loan/Tuổi Trẻ
Bình luận