Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công?

Sao thế giớiThứ Năm, 03/08/2023 10:30:00 +07:00
(VTC News) -

Bao Công là vị quan có thật dưới thời nhà Tống nhưng cuộc đời của ông lại khác xa với hình ảnh công chúng thường thấy trên phim.

Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công? - 1

 

Bao Công tên thật là gì?

  • A

    Bao Công

  • B

    Bao Chửng

    Theo sử sách, Bao Công tên thật là Bao Chửng sinh năm 999, mất năm 1062. Ông có tên chữ là Hy Nhân, quê ở Hợp Phì, Lư Châu, nay là thành phố Hợp Phì tỉnh An Huy, Trung Quốc. Bao Công sinh ra trong gia đình có truyền thống hiếu học, có cha là Bao Nghi cũng làm quan trong triều, từng được truy phong là Hình bộ thị lang.
    Bao Công thi đậu tiến sĩ vào năm 1027 và được cử làm Tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Trong phim ảnh và sân khấu, Bao Công trải qua thời niên thiếu khó khăn, phải sống nhờ nhà chị dâu. Nhưng trên thực tế, ông là công tử con nhà quan, được cha mẹ dạy dỗ, cho ăn học đàng hoàng. Khi cha mất, Bao Công đã được ban chức Tri huyện nhưng xin hoãn nhậm chức để về báo hiếu cha mẹ già yếu suốt 10 năm. Khi cả cha lẫn mẹ đã qua đời, ông thủ tang đầy đủ theo lễ chế thời bấy giờ rồi mới ra làm quan.

  • C

    Bao Thanh Thiên

  • D

    Bao Hy Nhân

Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công? - 2

 

Chức vụ cao nhất của Bao Công trong triều đình nhà Tống là gì?

  • A

    Phủ doãn phủ Khai Phong

  • B

    Tể tướng

  • C

    Khu mật phó sứ

    Bao Công ra làm quan khá muộn nhưng lại nổi tiếng thanh liêm nên rất được lòng vua. Ông từng được thăng quan nhiều lần, giữ những chức vụ lớn trong triều như: Tri huyện Thiên Trường; Tri phủ Đoan Châu, Doanh Châu, Dương Châu, Lư Châu, Triệu Châu; Tri phủ Giang Ninh, Phủ doãn phủ Khai Phong, Lễ bộ Thị lang, Tam ti Hộ bộ… Chức vụ lớn nhất của Bao Công khi còn cống hiến trong triều đình nhà Tống là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng.
    Trong tay Bao Công nắm giữ công việc ở các bộ Công, Hình, Binh, Lễ. Chính vì giữ chức vụ rất cao trong triều đình nên Bao Công có thể xử án liên quan đến hoàng thân quốc thích.

  • D

    Trực học sĩ Long đồ các

Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công? - 3

 

Theo phim ảnh, Bao Công nắm giữ "tam đại tà đao": Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao có thể "tiền trảm hậu tấu" từ hoàng thân quốc thích đến dân thường. Điều này có đúng không?

  • A

    Hoàn toàn chính xác

  • B

    Chỉ có Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao để "trảm" quan lại và dân thường

  • C

    Có "tam đại tà đao" nhưng chỉ để thị uy chứ không được "tiền trảm hậu tấu"

  • D

    Không hề có "tam đại tà đao"

    Theo truyền thuyết và phim ảnh, Bao Công được ban "tam đại tà đao" - được xem là những chiếc "máy chém" để xử lý từ hoàng thân quốc thích đến dân thường nếu phạm tội lớn. Tuy nhiên, trong quyển "Tống sử", phần ghi chép về Bao Chửng hay trong các văn bia liên quan đến vị quan này đều không hề nhắc đến sự tồn tại của "tam đại tà đao" nói trên. Các nhà sử học cũng chưa từng khai quật được bất cứ dấu tích nào có liên quan đến Long đầu đao, Hổ đầu đao và Cẩu đầu đao.
    Trên thực tế, Bao Công giữ chức vụ cao nhất là Khu mật Phó sứ, tương đương phó tể tướng. Tuy vậy, phẩm hàm của ông trong triều đình chỉ là quan nhị phẩm, quyền hành và thứ bậc còn kém xa so với rất nhiều người khác như Phú Bật, Hàn Kỳ, Văn Ngạn Bác... Điều này cho thấy việc ông có quyền "tiền trảm hậu tấu" với "tam đại tà đao" thực chất chỉ là chuyện huyễn hoặc mà thôi.

Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công? - 4

 

Bao Công thực sự có nước da đen và vết sẹo hình trăng lưỡi liềm như trên phim hay không?

  • A

    Không có vết sẹo trên trán, da cũng không hề đen

    Theo sân khấu và phim ảnh, Bao Công sở hữu nước da đen cùng vết sẹo hình trăng lưỡi liềm trên trán, trông rất dị biệt và uy nghi. Không chỉ thế ông còn có vóc dáng cao lớn, đầy quyền lực, có thể khiến tội nhân chỉ nhìn đã sợ hãi.
    Thế nhưng dựa trên các tài liệu ghi lại sau khi khai quật hài cốt của Bao Công, các nhà khoa học nhận định Bao công cao khoảng 1m65, sở hữu làn da trắng trẻo và trông có vẻ thư sinh chứ không hề sở hữu vóc dáng to lớn, làn da đen đầy uy lực như trên phim ảnh.
    Ngoài ra, theo những tranh họa được truyền lại từ thời Tống, Bao Công cũng sở hữu làn da trắng và gương mặt hoàn toàn không có bất cứ vết sẹo nào hình trăng lưỡi liềm.
    Việc Bao Công trong các tác phẩm điện ảnh và sân khấu có tạo hình mặt đen với vết sẹo hình trăng lưỡi liềm là ảnh hưởng từ quy ước tạo hình nhân vật của Kinh kịch: Mặt trắng là tiểu nhân; mặt đỏ là người nghĩa khí, mặt đen là quân tử.

  • B

    Có da đen nhưng không có vết sẹo trên trán

  • C

    Chỉ có vết sẹo trên trán mà không có da đen

  • D

    Tạo hình Bao Công trên phim và sân khấu là hoàn toàn chính xác

Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công? - 5

 

Bao Công có thực sự dành cả cuộc đời để xử án như trên phim?

  • A

    Không xử bất cứ vụ án nào

  • B

    Cả đời chỉ xử đúng 2 vụ án

    Trong truyền thuyết, Bao Công là thần linh tái sinh nên có thể xử án cả trên trần gian lẫn âm phủ. Thế nhưng trong thực tế, vị quan này lại phải đảm nhiệm quá nhiều công vụ, còn phải đi xứ, hơn nữa ông cũng chẳng có quyền "tiền trảm hậu tấu" bằng "tam đại tà đao" và chỉ giữ chức Phủ doãn phủ Khai Phong trong vòng hơn 1 năm mà thôi.
    Theo ghi chép của lịch sử, suốt thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong, Bao Công tập trung cách hành pháp và quy hoạch lại kinh thành để khỏi bị ngập nước. 
    Về xử án, chính sử chép lại đúng hai vụ án liên quan đến Bao Công. Theo đó, vụ thứ nhất là vụ án chiếc lưỡi bò được ông xử lý khi làm Tri huyện Thiên Trường. Vụ thứ hai là vụ án Lãnh Thanh mạo danh Thái tử được thụ lý khi ông đảm nhiệm vị trí người đứng đầu Tri gián viện.

  • C

    Xử hàng trăm vụ án trong suốt thời gian làm Phủ doãn phủ Khai Phong

  • D

    Chỉ hỗ trợ xử án mà thôi

Bạn biết gì về cuộc đời thực, hoàn toàn khác trên phim của Bao Công? - 6

 

Ngoài đời, Bao Công có vợ con hay không?

  • A

    Vì quá trung nghĩa, tận tâm vì nước nên không màng đến việc lập gia đình

  • B

    Có đủ tam thê tứ thiếp, con cháu đầy đàn

  • C

    Có 3 người vợ, có con trai cũng làm quan thanh liêm

    Theo văn bia ghi lại, Bao Công có 3 người vợ là Trương Thị, Đổng Thị và Tôn Thị. Tuy nhiên không có thông tin gì về Trương Thị, còn Tôn Thị thực chất là 1 tỳ nữ trong phủ từng chung chăn gối với Bao Chửng nhưng do 1 lần phạm lỗi đã bị trả về nhà mẹ đẻ. Tôn Thị về nhà mẹ mới phát hiện đã mang thai, sau này sinh hạ con trai có tên Bao Thụ.
    Người vợ của Bao Công được sử sách nhắc tới nhiều nhất là Đổng Thị. Bà là con gái nhà quan, là cháu của nguyên “Tể tướng ba triều” Lữ Mông Chính. Đổng Thị thông hiểu thi thư, được đọc sách thánh hiền, là hậu phương vững chắc cho Bao Công từng bước thăng tiến. Bà hạ sinh cho Bao Công 1 con trai và 2 con gái. Con trai của bà là Bao Ý, được thừa hưởng tước vị của cha nhưng đến năm 20 tuổi thì qua đời, cháu đích tôn của Bao Công cũng mất khi lên 5 tuổi.
    Người con trai do Tôn Thị sinh ra - Bao Thụ - sau này được đón về phủ nhà họ Bao. Tuy nhiên khi Bao Thụ được 5 tuổi thì Bao Công qua đời, Bao Thụ được giao cho Thôi Thị là vợ của Bao Ý chăm sóc, dạy bảo. Bao Thụ sau này đỗ đạt làm quan, cũng nổi tiếng là liêm khiết, yêu dân như con, được giữ các chức vụ: Thái tự thái chúc, Quốc tử giám thừa, Phán Quan ở Hào Châu. Đến năm 46 tuổi, Bao Thụ ược thăng chức thông phán ở Đàm Châu nhưng đang trên đường đi nhậm chức thì ngã bệnh qua đời.

  • D

    Không có tài liệu về vợ con của Bao Công

An Nguyên
Bình luận
vtcnews.vn