Cụ thể, Công ty cổ phần hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đề nghị điều chỉnh mức đầu tư từ 5.700 tỷ đồng như hiện nay lên 14.800 tỷ đồng. Đồng thời đề nghị tăng đội tàu bay từ 29 tàu hiện nay lên 100 tàu, trong đó năm 2022 tăng đội tàu bay lên 40 tàu; năm 2023: 52 tàu; 2024: 62 tàu; 2025: 76 tàu; 2026: 88 tàu; 2027: 91 tàu và 2028: 100 tàu.
Theo Bamboo Airways, việc tăng lên 100 tàu bay là nhu cầu "vô cùng cấp thiết" để gia tăng năng lực cạnh tranh của hãng. Nếu phương án trên được Thủ tướng phê duyệt, Bamboo Airways tiếp tục là hãng có tốc độ tăng đội tàu bay nhanh nhất, nóng nhất trong các hãng hàng không Việt Nam.
Về phương án tăng tổng vốn đầu tư của Bamboo Airways từ 5.700 tỷ đồng như hiện nay lên 14.800 tỷ đồng, đơn vị thuyết trình ngoài khoản vốn góp 5.374 tỷ là vốn chủ sở hữu (đã góp đủ), Bamboo Airways sẽ vay 3.476 tỷ đồng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng và nguồn vốn còn thiếu 5.950 tỷ sẽ được huy động từ nguồn lợi nhuận giữ lại từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hồi tháng 8 năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải đã bác kế hoạch tăng vốn và tăng đội tàu của Bamboo Airways.
Năm 2021, trong một báo cáo về phương án IPO của Bamboo Airways, phần báo cáo tài chính ghi nhận Bamboo Airways lỗ kinh doanh vận chuyển hàng không khoảng 3.400 tỷ đồng kể từ năm 2019 đến thời điểm báo cáo.
Theo báo cáo của Bamboo Airways, hiện nay tập đoàn FLC và ông Trịnh Văn Quyết vẫn giữ cổ phần chi phối Bamboo nên thời gian tới hãng bay này vẫn tiếp tục nhận được cam kết hỗ trợ của FLC.
Hiện nay, ông Trịnh văn Quyết đang bị phong tỏa tài khoản do "bán chui" cổ phiếu FLC. Còn theo công bố mới đây của Tập đoàn FLC, lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của Tập đoàn FLC đạt 6.771 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 83,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 50% và 73% so với năm 2020.
Tổng tài sản doanh nghiệp tính đến cuối năm ghi nhận giảm 10,7% so với hồi đầu năm về mức 33.787 tỷ đồng. Trong đó, tiền và tương đương tiền giảm mạnh 85,5% về còn xấp xỉ 176,1 tỷ đồng. Song khoản chứng khoán kinh doanh tăng từ 3,7 tỷ đồng lên hơn 264,7 tỷ đồng đầu tư vào 3 mã AMD, HAI và KLF; riêng mã HAI chiếm 260 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2021, tổng nợ phải trả của FLC là 24.064 tỷ đồng.
Bình luận