(VTC news) – Hôm 9/4, đài phát thanh Douwei News của Trung Quốc ở hải ngoại đưa tin việc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự trên biển đang là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Nhật Bản.
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước Nhật – Trung xoay quanh vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư đang ngày càng căng thẳng.
Trước đó, hôm 4/7, một nhà ngoại giao Nhật Bản đã về hưu, ông Kazuhiko thậm chí đã cho rằng chiến tranh Trung Quốc – Nhật Bản chẳng sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra, tờ WantChinanTimes đưa tin.
Nhận định này ngay sau đó đã kéo theo hàng loạt các bài báo có liên quan về sự phát triển và hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân do truyền thông Nhật Bản đăng tải.
Nhận định này ngay sau đó đã kéo theo hàng loạt các bài báo có liên quan về sự phát triển và hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân do truyền thông Nhật Bản đăng tải.
Tàu sân bay Varyang trên đường trở về cảng Đại Liên (Trung Quốc) sau chuyến chạy thử thứ 8 trên biển |
Trong đó, cái bài báo có đề cập tới việc Trung quốc đưa vào hoạt động tàu sân bay đầu tiên Varyag và nhiều tàu chiến hiện đại thuộc hải quân nước này.
Về phía Trung Quốc, căng thẳng với Nhật Bản cũng gợi lại cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai nước (dưới thời Nhà Thanh) từ tháng 8/1894 – 4/1985.
Tại thời điểm đó, hải quân của Trung Quốc được đánh giá mạnh thứ 8 trên thế giới, vượt Nhật Bản 3 bậc. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm chiến đấu trên biển và bị lực lượng gián điệp Nhật Bản nắm giữ nhiều thông tin quân sự, Trung Quốc đã thất bại.
Theo đó, Trung Quốc phải nhượng lại cho Nhật một số vùng đất màu mỡ thuộc lãnh thổ của mình, trong đó có đảo Đài Loan và nhiều đảo nhỏ khác.
Đến năm 1945, Đài Loan được trao trả cho Trung Hoa dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tuy nhiên, quan hệ Nhật -Trung vẫn tiếp tục căng thẳng cho tới tận ngày nay xoay quanh vấn đề chủ quyền đối với một số đảo nằm trong vùng tranh chấp giữa hai nước.
Đảo Điếu Ngư là tâm điểm tranh chấp gây căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản nhiều ngày qua |
Chỉ hơn hai năm nữa, Bắc Kinh và Tokyo sẽ kỷ niệm tròn 120 năm cuộc chiến tranh lần thứ nhất. Trong khi nhiều nhà phân tích Trung Quốc nhận định khả năng tái chiến là hoàn toàn có thể xảy ra, một số người khác lại cho rằng đường lối chính trị của Nhật Bản không thể hiện điều đó.
Bởi lẽ Nhật còn lo ngại căng thẳng quân sự có thể tác động xấu tới tình hình kinh tế và địa chính trị khi hai nước sắp kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Do vậy, các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh cũng không cần quá lo ngại về tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.
Tờ WantChinanTimes dẫn lời một số chuyên gia phân tích, trong bối cảnh này, Trung Quốc nên hướng sự chú ý nhiều hơn tới khu vực Biển Đông, nơi được cho là giàu tài nguyên.
Hạ Giang
Bình luận