Thông thường lượng natri nạp vào cơ thể không được vượt quá 2.000 mg mỗi ngày. Nếu vượt quá ngưỡng này, có thể ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng thích hợp và phá vỡ các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Sau đây là những hậu quả nguy hiểm của việc ăn quá mặn.
Bệnh thận
Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng, buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân mắc bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Tăng huyết áp và bệnh tim mạch
Thận có vai trò loại bỏ natri dư thừa trong máu. Nếu lượng muối ăn vào quá nhiều, tích tụ theo thời gian sẽ vượt khỏi khả năng loại bỏ của thận. Natri tích tụ, kéo theo hiện tượng giữ nước trong máu để pha loãng natri. Điều này làm tăng thể tích máu trong các mạch máu.
Tăng thể tích máu có nghĩa là tim phải làm việc nhiều hơn. Theo thời gian áp lực máu trên thành mạch tăng sẽ dẫn đến cao huyết áp, đau tim, đột quỵ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến suy tim. Huyết áp cao là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tim mạch, chiếm 2/3 các ca đột quỵ và một nửa số bệnh tim.
Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to
Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều muối. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch.
Ung thư dạ dày
Nghiên cứu cho thấy lượng muối cao, natri hoặc thức ăn mặn có liên quan đến sự gia tăng ung thư dạ dày. Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư kết luận rằng muối, cũng như các loại thực phẩm mặn, là nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh ung thư dạ dày.
Dạ dày và tá tràng bị loét
Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa
Pepsin là một enzyme tiêu hóa. Ăn quá nhiều muối sẽ làm giảm lượng pepsin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.
Loãng xương
Sodium ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó. Phụ nữ sau mãn kinh, người mắc bệnh tiểu đường và người già nên đặc biệt chú ý về lượng muối ăn hàng ngày. Nếu ăn nhiều muối có thể nâng cao đáng kể nguy cơ gãy xương và biến dạng xương khác.
Tăng sự tiết mật
Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về da như khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu. Các bác sĩ khuyên những người có vấn đề về da nên ăn ít muối.
Vấn đề về tóc
Ăn muối nhiều có thể gây ra các vấn đề về tóc như bạc tóc và có thể dẫn đến rụng tóc. Vì muối là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và cao huyết áp, nên khi bị cao huyết áp, lượng máu cung cấp cho não không đủ dẫn tới khả năng tổng hợp sắc tố đen của các nang lông và sắc tố đen bị hạ thấp dẫn tới việc tóc bị bạc.
Ảnh hưởng sinh lý
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, mà thận là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến sinh lý của người đàn ông. Chính bởi vậy, ăn quá mặn sẽ gây tổn thương đến tân dịch, làm suy yếu thần sắc ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông.
Ảnh hưởng đến thần kinh cơ
Quá nhiều natri có thể gây cản trở nghiêm trọng sự truyền dẫn xung thần kinh và gây ra các triệu chứng như chóng mặt, chuột rút và run rẩy.
Mất nước và sưng phù
Khi ăn mặn, chúng ta thường cảm thấy khát vì lúc đó natri trong máu sẽ rút nước ra khỏi các tế bào trong cơ thể. Tế bào bị mất nước, truyền tín hiệu lên não bộ báo là cơ thể đang khát nước. Nước hút ra khỏi tế bào làm sưng phù các mô cơ quan, đặc biệt nghiêm trọng ở phần dưới của cơ thể. Giảm lượng muối ăn là một cách hiệu quả để ngăn chặn phù bàn chân và bắp chân.
Video: Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều đường
Bình luận