Thời điểm cây cầu Ghềnh 112 tuổi đổ sập xuống sông là lúc có một đoàn tàu đang lao đến.
Người đầu tiên phát tín hiệu sự cố sập cầu là ông Huỳnh Ngọc Sơn (53 tuổi, ngụ phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Theo người đàn ông 53 tuổi, trưa 20/3, khi đang ở trong nhà cùng vợ con thì nghe tiếng nổ lớn ở cầu Ghềnh cách nhà 50 m.
“Tôi chạy ra thì thấy khói bốc lên ở giữa cầu. Khi đến gần thì thấy thân cầu gãy làm nhiều khúc, chìm xuống nước. Chiếc sà lan lật úp dưới sông. Khi đó, nghĩ đoàn tàu sắp đến sẽ gặp đại họa nên tôi vừa chạy nhanh về hướng gác chắn vừa hô to. Sợ các nhân viên không nghe thấy, tôi quơ tay lên cao như cắt kéo để ra hiệu cho họ dừng tàu khẩn cấp”, ông Sơn kể.
Thời điểm ông Sơn báo cầu sập cũng là lúc tàu hàng số hiệu 2542 đang lưu thông từ ga Sóng Thần (Bình Dương) về ga Biên Hòa với vận tốc 40-50km/h. Lúc này, các nhân viên tại trạm gác Bửu Hòa cách hiện trường 200 m cũng chuẩn bị hạ gác chắn để đón tàu.
Ông Sơn cho biết: “Thấy tôi hớt hải nên một người ở trạm gác đã chạy đến kiểm tra. Khi đó, một nhân viên khác chạy trên hành lang đường sắt về hướng Bình Dương tìm tàu để kịp ra hiệu dừng khẩn cấp”.
Nhận tín hiệu khẩn cấp, người lái tàu đã hãm phanh để dừng phương tiện. “Đoàn tàu dừng cách hiện trường 200 m. Muộn thêm mấy giây nữa là tàu sẽ lao về cầu. Khi đó hậu quả cực kỳ nghiêm trọng”, nhân viên gác chắn Phạm Tiến Dũng nói.
Sự cố sập cầu gây tổn thất nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng đến mạch giao thông đường sắt và đường thủy qua khu vực. Không chỉ vậy, tai nạn còn gây tổn thất về văn hóa, tinh thần. Là người gắn cuộc sống mình bên cây cầu lịch sử, ông Sơn trùng giọng: “Không biết người ta có phục hồi được nguyên trạng. Nếu lực lượng chức năng dỡ bỏ, xây mới thì quá buồn”.
Liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh, ngày 21/3, Công đoàn Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã khen thưởng nóng đối với 3 nhân viên Trạm gác chắn tàu Bửu Hòa vì đã phản ứng nhanh trong việc dừng tàu, tránh tai nạn kép.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn chưa nhận được động viên tinh thần, khen thưởng từ lực lượng chức năng nhưng người này không đòi hỏi.
Ông nói: “Đó là việc ai cũng phải làm. Khi sự cố xảy ra, tôi muốn báo cho nhân viên gác chắn càng nhanh càng tốt để họ có phương án xử lý. Tôi không quan tâm đến việc được khen thưởng hay ai khen thưởng”.
Sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Vụ va chạm làm 2 nhịp cầu bị gãy, 3 người rơi xuống cầu nhưng đã được cứu sống. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn. Theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.
Nguồn: Zing
Người đầu tiên phát tín hiệu sự cố sập cầu là ông Huỳnh Ngọc Sơn (53 tuổi, ngụ phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Theo người đàn ông 53 tuổi, trưa 20/3, khi đang ở trong nhà cùng vợ con thì nghe tiếng nổ lớn ở cầu Ghềnh cách nhà 50 m.
“Tôi chạy ra thì thấy khói bốc lên ở giữa cầu. Khi đến gần thì thấy thân cầu gãy làm nhiều khúc, chìm xuống nước. Chiếc sà lan lật úp dưới sông. Khi đó, nghĩ đoàn tàu sắp đến sẽ gặp đại họa nên tôi vừa chạy nhanh về hướng gác chắn vừa hô to. Sợ các nhân viên không nghe thấy, tôi quơ tay lên cao như cắt kéo để ra hiệu cho họ dừng tàu khẩn cấp”, ông Sơn kể.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn kể lại thời khắc ra hiệu báo cầu sập. Ảnh: Ngọc An |
Thời điểm ông Sơn báo cầu sập cũng là lúc tàu hàng số hiệu 2542 đang lưu thông từ ga Sóng Thần (Bình Dương) về ga Biên Hòa với vận tốc 40-50km/h. Lúc này, các nhân viên tại trạm gác Bửu Hòa cách hiện trường 200 m cũng chuẩn bị hạ gác chắn để đón tàu.
Ông Sơn cho biết: “Thấy tôi hớt hải nên một người ở trạm gác đã chạy đến kiểm tra. Khi đó, một nhân viên khác chạy trên hành lang đường sắt về hướng Bình Dương tìm tàu để kịp ra hiệu dừng khẩn cấp”.
Sự cố sập cầu gây tổn thất nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng đến mạch giao thông đường sắt và đường thủy qua khu vực. Không chỉ vậy, tai nạn còn gây tổn thất về văn hóa, tinh thần. Là người gắn cuộc sống mình bên cây cầu lịch sử, ông Sơn trùng giọng: “Không biết người ta có phục hồi được nguyên trạng. Nếu lực lượng chức năng dỡ bỏ, xây mới thì quá buồn”.
Liên quan đến vụ sập cầu Ghềnh, ngày 21/3, Công đoàn Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã khen thưởng nóng đối với 3 nhân viên Trạm gác chắn tàu Bửu Hòa vì đã phản ứng nhanh trong việc dừng tàu, tránh tai nạn kép.
Ông Huỳnh Ngọc Sơn chưa nhận được động viên tinh thần, khen thưởng từ lực lượng chức năng nhưng người này không đòi hỏi.
Ông nói: “Đó là việc ai cũng phải làm. Khi sự cố xảy ra, tôi muốn báo cho nhân viên gác chắn càng nhanh càng tốt để họ có phương án xử lý. Tôi không quan tâm đến việc được khen thưởng hay ai khen thưởng”.
Video: Thảm hoạ kép sập cầu bên cạnh chợ cháy
Ông Sơn cho biết: “Thấy tôi hớt hải nên một người ở trạm gác đã chạy đến kiểm tra. Khi đó, một nhân viên khác chạy trên hành lang đường sắt về hướng Bình Dương tìm tàu để kịp ra hiệu dừng khẩn cấp”. |
Sự cố giao thông đường thủy xảy ra vào 11h30 ngày 20/3 khi chiếc sà lan nặng 800 tấn va vào trụ cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai thuộc xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Vụ va chạm làm 2 nhịp cầu bị gãy, 3 người rơi xuống cầu nhưng đã được cứu sống. Tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn. Theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.
Nguồn: Zing
Bình luận