• Zalo

85% vải phục phục vụ cho ngành dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài

Thị trườngThứ Bảy, 10/10/2020 07:39:48 +07:00Google News
(VTC News) -

Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%, vải chủ yếu là nhập khẩu.

Báo cáo của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, hiện tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%. Vải sử dụng cho ngành phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu.

Ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước.

Trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD vải phục vụ cho ngành may mặc. Vải sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng để sản xuất quần áo chất lượng trung bình và thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

85% vải phục phục vụ cho ngành dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài - 1

 Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa cho sản phẩm dệt may còn rất thấp do chủ yếu là gia công. (Ảnh minh hoạ).

Các ngành sản xuất bông, sợi, nhuộm của Việt Nam đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành vải trong nước, do đó các doanh nghiệp dệt may nội địa vẫn phải nhập khẩu vải để sản xuất hàng may mặc.

Đặc biệt, điểm nghẽn chủ yếu đối với công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may là công nghệ nhuộm vải cũng như công tác xử lý môi trường để phát triển ngành dệt nhuộm vẫn chưa được quan tâm đúng mức đã hạn chế việc các doanh nghiệp đầu tư sản xuất dệt vải và khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế thời trang.

Ngành dệt may Việt Nam vì vậy chủ yếu mới chỉ dừng ở công đoạn may gia công, hàm lượng giá trị gia tăng nội địa cho sản phẩm dệt may còn rất thấp.

Minh Anh
Bình luận
vtcnews.vn