Bệnh tiền tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong trường hợp này, cơ hội phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 là rất cao.
Thông thường, triệu chứng của bệnh đái tháo đường rất khó xác định vì các triệu chứng này đều giống với các vấn đề sức khỏe nói chung.
Lượng đường trong máu lúc đói mức bình thường sẽ thấp hơn 100mg/dL. Nếu trong khoảng từ 100 mg/dL – 125 mg/dL thì chứng tỏ bạn đang mắc bệnh đái tháo đường.
Giai đoạn đái tháo đường có nguy cơ cao phát triển thành bệnh tiểu đường, do đó cần phải quan tâm ngay từ giai đoạn này để bệnh không phát triển hơn.
Vậy, làm thế nào để kiểm soát bệnh đái tháo đường? Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu là việc làm rất quan trọng để phát hiện bệnh đái tháo đường. Kiểm soát được giai đoạn này sẽ ngăn chặn được nhiều bệnh nguy hiểm như đau tim, đột quỵ và thậm chí là các bệnh về thận - đây là các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Tuy bệnh đái tháo đường không có các triệu chứng rõ ràng nhưng nhiều người có thể gặp những dấu hiệu của bệnh mà dễ nhầm lẫn với các triệu chứng thông thường khác như:
1. Khát nước cực độ
Nếu mắc bệnh đái tháo đường, bạn sẽ cảm thấy khát hơn bình thường. Đây là một dấu hiệu cho thấy, cơ thể bạn cố cân bằng mức đường bên trong. Bởi, nếu lượng đường quá cao sẽ khiến cơ thể cố gắng đào thải đường ra ngoài cùng với nước.
2. Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên có thể do nhiều vấn đề sức khỏe, kể cả bệnh thận. Nhưng nếu bạn đi tiểu thường xuyên và lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường thì đó có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường tuýp 2.
3. Tầm nhìn bị mờ
Giai đoạn đái thái đường thường liên quan tới việc tích đường trong máu. Lượng đường trong máu cao sẽ ảnh hưởng tới mắt. Điều này khiến tầm nhìn bị mờ, nếu không kiểm soát được bệnh gây giảm thị lực hoàn toàn.
4. Viêm lợi
Lợi thường bị viêm nhiễm trong giai đoạn bệnh đái tháo đường. Hệ thống miễn dịch bị suy yếu sẽ khiến cơ thể khó chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời.
5. Xuất hiện đốm đen trên da
Người mắc bệnh đái tháo đường thường mắc các rối loạn về da. Khi đó sẽ xuất hiện một vài đốm đen trên cơ thể, đặc biệt là ở những nơi có nếp nhăn hoặc khu vực da có nếp gấp như cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và khớp gối.
6. Giảm cân đột ngột
Lượng glucose trong máu không thể chuyển hóa thành năng lượng nên chất béo được lưu trữ trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng giảm cân đột ngột mà ai cũng dễ dàng nhận ra được. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh đái tháo đường.
7. Vết thương lâu lành
Vì lượng máu lưu thông tới tay và chân ít hơn, đồng thời hệ thống miễn dịch bị suy giảm trong giai đoạn đái tháo đường sẽ khiến vết thương khó lành. Bởi lượng đường trong máu cao gây ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.
8. Mệt mỏi
Trong giai đoạn đái tháo đường, cơ thể sẽ không thể chuyển đổi glucose thành năng lượng do sức đề kháng insulin. Điều này sẽ dẫn tới sự mệt mỏi quá sức và đây là một trong những triệu chứng chính của bệnh đái tháo đường.
Video: Thói quen ăn uống nào dễ dẫn tới bệnh tiểu đường
Bình luận