Những nhận thức sai lầm dưới đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm hoặc vô tình nhiễm HIV mà không biết.
Dùng chung bơm kim tiêm
Dùng chung bơm kim tiêm, thậm chí không tiệt trùng bơm kim tiêm sau mỗi lần sử dụng, khiến cho máu người trước còn đọng trên bơm kim, đi thẳng vào mạch máu của người sau. Và chẳng may, nếu có virus HIV trong máu thì chúng sẽ lây từ người bệnh sang người lành một cách dễ dàng.
Các chuyên gia từng nhiều lần cảnh báo, những người có tiền sử nghiện ma túy hay đang nghiện ma túy, thường dùng chung bơm kim tiêm chích ma túy có khả năng mắc HIV/AIDS về sau là rất cao.
Không lây nhiễm qua quan hệ tình dục?
HIV là bệnh có khả năng lây nhiễm qua truyền máu, qua các vết thương hở và quan hệ tình dục. Bởi vậy, việc một người đang nhiễm virus HIV sinh hoạt tình dục không dùng bao cao su và quan hệ không an toàn có nguy cơ phơi nhiễm và lây bệnh rất cao.
Chỉ hôn sẽ không bị nhiễm HIV
Quả thực về mặt lý thuyết, khi hôn sẽ có rất ít khả năng lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, nếu trong quá trình gần gũi hai người cùng bị lở loét, trầy da vùng miệng hay chảy máu răng và 1 trong 2 bị nhiễm HIV trước đó, thì việc tiếp xúc hoàn toàn có khả nǎng lây nhiễm HIV cho người còn lại.
Dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân không lây nhiễm
Thực tế cho thấy, virus HIV không thể sống lâu ở điều kiện bên ngoài. Tuy nhiên, nếu thời gian tiếp xúc quá gần nhau thông qua việc sử dụng các đồ vệ sinh cá nhân, như dùng chung bàn chải răng… thì cũng có nguy cơ lây bệnh (dù không cao).
Nhiễm HIV là chỉ còn sống được vài tháng?
Đây là một sự lầm tưởng của nhiều người khi hay tin mình hoặc người khác nhiễm HIV. Thực tế cho thấy, nhiều người vẫn có thể sống được nhiều năm sau khi nhiễm HIV, trước khi chuyển sang giai đoạn AIDS.
Bởi vậy, bạn có thể ngăn cản sự tiến triển của HIV thành AIDS bằng cách đến khám bác sĩ thường xuyên và uống thuốc đầy đủ.
Video: Tiếp xúc với kim tiêm dính máu HIV phải xử lý thế nào?
HIV có thể nhận biết bằng mắt thường
Bạn thường khó biết trước dấu hiệu chính xác của HIV, cho đến khi nhiễm bệnh được vài năm. Cũng vì cơ thể không có dấu hiệu gì khác biệt nên người mắc không có biện pháp phòng ngừa, tránh lây nhiễm căn bệnh này cho người khác.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt, bệnh nhân phát hiện các triệu chứng sớm 10 ngày sau khi nhiễm virus HIV. Những dấu hiệu này có thể là cảm cúm, sốt, mệt mỏi, nổi ban hoặc đau họng…
HIV là một căn bệnh thế kỷ và cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Bạn hãy tỉnh táo để phòng tránh bệnh và nếu mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ để có những phương án điều trị kịp thời tránh chủ quan, thiếu hiểu biết, né tránh, dấu bệnh mà vô tình làm lây lan cho người khác.
>> Đọc thêm: 42 người nhiễm HIV ở Phú Thọ: HIV tàn phá cơ thể con người thế nào?
Bình luận