Bước 1, các trường thông báo kết quả dương tính cho Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, tổ an toàn COVID-19 của sở GD&ĐT, cha mẹ học sinh, cách ly tạm thời F0 tại trường. Trường cũng cần thông báo ngay cho trạm y tế địa phương để triển khai phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế.
Bước 2, đánh giá tình hình sức khỏe của F0, nếu có dấu hiệu suy hô hấp, thở nhanh hoặc khó thở, SPO2 dưới 97% thì liên hệ và chuyển đến bệnh viện có khoa, đơn vị COVID-19 trên cùng địa bàn hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến bằng xe cấp cứu. Nếu F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ thì tư vấn, hướng dẫn cha mẹ học sinh đưa học sinh về nhà để được trạm y tế địa phương tiếp nhận xử lý.
Bước 3, tạm ngưng ngay tiết học để vệ sinh khử khuẩn lớp học và xét nghiệm kiểm tra cho toàn bộ học sinh, giáo viên có mặt trong lớp (F1) bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Các lớp khác hoạt động bình thường.
Bước 4, cách ly, theo dõi F1 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, người tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 tự cách ly y tế tại nhà 7 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào ngày thứ 1, 3, 7.
Những người tiêm chưa đủ liều vaccine thì cách ly y tế 10 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào ngày thứ 1, 5, 10. Còn người chưa tiêm vaccine thì cách ly y tế 14 ngày, xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, 7, 13.
Riêng với khối mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, nếu phát hiện 1 ca dương tính thì cho toàn bộ các em là F1 cách ly tại nhà theo quy định.
Linh hoạt ứng phó
Trong chuyến kiểm tra công tác tại Thái Bình ngày 15/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh lưu ý, việc ứng phó khi có F0 trong trường học cần thực hiện linh hoạt, ổn định về mặt tâm lý và không hoang mang. Công tác tiêm chủng cho học sinh các lứa tuổi cần có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh. Công tác truyền thông giữa nhà trường và cha mẹ học sinh cần chú trọng. Phương án dạy học cần được tính đến theo hướng đa dạng, chủ động để có thể áp dụng trong bất cứ tình huống nào.
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh cũng cần được đặc biệt chú ý. Việc ttêm vaccine cho học sinh phải được thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của ngành y tế; tập huấn cho các thầy cô tại trường về chuyên môn cũng như công tác truy vết, khoanh vùng khi có F0, F1.
"Việc xét nghiệm đại trà với học sinh không nên áp dụng cứng nhắc và cần xem xét đối tượng nào cần xét nghiệm mới thực hiện, Thứ trưởng Minh nói.
Trẻ chưa tiêm cũng được đến trường
Kiểm tra dạy học trực tiếp tại Thanh Hoá hôm qua, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc ứng phó với dịch bệnh trong trường học bởi vậy không phải chuyện một sớm, một chiều.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Trẻ dù đã tiêm hay chưa tiêm vaccine COVID-19 cũng được quyền đến trường bình đẳng; không được tạo ra sự kì thị nếu có học sinh là F0, F1".
Các địa phương, trường học cần trang bị cho học sinh hiểu biết về dịch bệnh nhưng không phải sợ hãi trước dịch bệnh. Ngoài ra, đơn vị cũng cần tăng cường các điều kiện về y tế trường học, khắc phục khó khăn về nhân lực y tế hiện nay bằng các cách phù hợp với điều kiện của địa phương.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến ngày 15/2, 54/63 tỉnh, thành phố tổ chức cho toàn bộ trẻ mầm non học trực tiếp. 59/63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học học trực tiếp.
Đối với cấp THCS 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp. Với cấp THPT, 63/63 tỉnh, thành phố đã tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp. Với các cơ sở giáo dục đại học, 100% các cơ sở giáo dục đại học đã có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.
Bình luận