• Zalo

3 'giờ vàng' nên ăn khoai lang

Tư vấnThứ Tư, 11/12/2024 09:59:00 +07:00Google News

Khoai lang được ví như "thần dược mua đông", nhưng không phải ai cũng biết thời điểm ăn khoai lang cũng ảnh hưởng đáng kể đến lợi ích mà nó mang lại.

Ăn khoai lang vào buổi sáng

Ăn khoai lang vào buổi sáng là lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Khoai lang chứa carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng bền bỉ cho cơ thể hoạt động suốt buổi sáng mà không gây tăng đường huyết đột ngột. Chất xơ trong khoai lang giúp bạn cảm thấy no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ngoài ra, ăn khoai lang vào buổi sáng giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Một số món ăn sáng với khoai lang bạn có thể lựa chọn như: khoai lang luộc/hấp, cháo khoai lang, khoai lang nướng mật ong, bánh mì sandwich kẹp khoai lang nghiền.

Ăn khoai lang đúng thời điểm giúp gấp đôi lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Getty Images)

Ăn khoai lang đúng thời điểm giúp gấp đôi lợi ích cho sức khỏe. (Ảnh: Getty Images)

Buổi trưa

Buổi trưa cũng là thời điểm lý tưởng để thưởng thức khoai lang. Khoai lang chứa một lượng canxi đáng kể. Ăn khoai lang vào buổi trưa, khi có ánh nắng mặt trời, sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn, củng cố sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, dau một buổi sáng làm việc, cơ thể cần được nạp năng lượng để tiếp tục hoạt động. Khoai lang sẽ giúp bạn nạp năng lượng mà không gây cảm giác nặng nề, uể oải. Một số món ăn trưa với khoai lang cực dễ làm như: cơm gạo lứt kèm khoai lang luộc/hấp, khoai lang nướng mỡ hành, salad khoai lang với ức gà, canh khoai lang thịt bằm.

Trước khi tập thể dục

Nếu bạn có thói quen tập thể dục, hãy thử ăn khoai lang khoảng 1-2 tiếng trước khi tập. Khoai lang cung cấp carbohydrate phức tạp, giúp cung cấp năng lượng dẻo dai cho cơ bắp hoạt động hiệu quả trong quá trình tập luyện.

Ăn khoai lang trước khi tập giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết khi vận động mạnh. Trước khi tập thể dục bạn có thể ăn khoai lang luộc/hấp, sinh tố khoai lang với chuối để tối ưu hiệu quả tập luyện.

Lưu ý khi ăn khoai lang

- Không nên ăn khoai lang sống: Khoai lang sống chứa chất nhựa khó tiêu hóa, có thể gây đau bụng, khó tiêu.

- Không ăn khoai lang khi đói: Ăn khoai lang khi đói có thể kích thích dạ dày tiết axit, gây ợ chua, nóng ruột.

- Hạn chế ăn khoai lang vào buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối, đặc biệt là gần giờ đi ngủ, có thể gây khó tiêu, đầy bụng, ảnh hưởng đến giấc ngủ.

- Không ăn khoai lang mọc mầm: Khoai lang mọc mầm có thể chứa độc tố, gây hại cho sức khỏe.

- Kết hợp khoai lang với các thực phẩm khác: Để đảm bảo dinh dưỡng cân đối, bạn nên kết hợp khoai lang với các loại thực phẩm khác như rau xanh, thịt, cá, trứng...

- Một số nhóm người cần hạn chế hoặc tránh ăn khoai lang để phòng ngừa những tác dụng phụ không mong muốn như: những người liên quan đến bệnh thận, người bị bệnh dạ dày hoặc tiêu hóa kém.

CTV THU PHƯƠNG (VOV.VN)
Bình luận