(VTC News) - Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%...Nó và tinh dầu chiết xuất của nó còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.
Gừng và tinh dầu gừng có khả năng trị chứng mất ngủ kinh niên. |
Củ gừng
Theo y dược học hiện đại, gừng có tinh dầu 2% - 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Gừng và tinh dầu chiết xuất từ gừng còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ kinh niên.
Gừng tươi: 1 củ to hay nhỏ tùy vào mức độ ăn cay của từng người.
Đường phên: Lượng vừa đủ cho lượng nước 500ml.
Cách nấu: Cho gừng vào nước lạnh (khoảng 600ml, cho 1 lần uống) đun sôi, sau khi nước sôi cho đường vào, tiếp tục đun nhỏ lửa khoảng 15 phút là được. Uống vào buổi trưa hoặc buổi chiều để có tác dụng vào lúc đi ngủ.
Củ bình vôi
Củ bình vôi có tác dụng an thần, gây ngủ, hạ huyết áp, hạ nhiệt khi sốt… Tác dụng này là do thành phần ancaloid: L-Tetrahydropalmatin đưa lại, được dùng trong các trường hợp mất ngủ thường xuyên, ho hen, sốt, lỵ, đau bụng, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, hay bột, với liều 6 – 10g/ngày.
Những tác hại của bệnh mất ngủ
Gây ung thư
Những giờ làm việc đêm đã được Cơ quan quốc tế Nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) cho vào danh sách những tác nhân gây ung thư ở cả nam và nữ.
Phụ nữ có độ tuổi từ 30-50 phải làm việc đêm ít nhất 6 tháng có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn những người khác – Theo nghiên cứu của Đan Mạch. Đối với nam giới, những người phải làm việc đêm có nguy mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn những người không phải làm việc đêm.
Gây bệnh tim
Chuyên gia về giấc ngủ, bác sĩ David White, Đại học Y khoa Harvard cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim (heart attack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ.
Tăng huyết áp
Báo cáo năm 2006 của Office of Internal Medicine cho rằng rằng ngủ ít quá cũng sẽ dễ làm tăng huyết áp, cụ thể là những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao gấp hai lần so với những người ngủ hơn 7 hoặc 8 tiếng.
An Nhiên (Tổng hợp)
Bình luận