• Zalo

12 tác hại của đồ ăn nhanh với sức khỏe

Dinh dưỡngThứ Tư, 13/07/2022 13:50:00 +07:00Google News
(VTC News) -

12 tác hại của đồ ăn nhanh đối với sức khỏe, các bạn cần lưu ý.

Thức ăn nhanh rất tiện lợi và rẻ, nhưng bạn sẽ phải trả một cái giá lớn hơn về lâu dài cho sức khỏe.

Tưởng rẻ hóa đắt

Những chiếc bánh mì kẹp thịt, humberger, gà rán, khoai tây chiên thường có lượng chất béo, calo và carbs đã qua chế biến cao hơn nhiều mức cơ thể chúng ta cần trong một bữa ăn. Điều này có thể nhanh chóng dẫn đến tăng cân và béo phì nếu ăn chúng thường xuyên.

Rất hại cho hệ tim mạch

Natri làm cho thức ăn nhanh giúp tăng hương vị và giữ cho chúng không bị hư. Tuy nhiên, lượng muối như này là quá nhiều so với mức cần thiết cơ thể cần hằng ngày. Quá nhiều natri sẽ gây tăng huyết áp và hư hại mạch máu của bạn. Muối cũng làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

12 tác hại của đồ ăn nhanh với sức khỏe - 1

Đồ ăn nhanh có nhiều tác hại với cơ thể. (Ảnh minh họa)

Tăng đường huyết

Bánh mì đường, bánh ngọt và thực phẩm tẩm bột chứa nhiều carbs qua chế biến và sẽ được cơ thể biến đối thành đường khi ta ăn chúng. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể bạn sẽ tiết ra insulin để cân bằng lại đường huyết. Theo thời gian lâu dài, lượng đường tăng đột biến khi ta ăn nhiều thực phẩm loại này có thể làm hao mòn tuyến tụy (cơ quan tạo ra insulin). Điều này có thể gây ra rối loạn đường huyết  và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Rối loạn tiêu hóa

Thức ăn nhanh có thể ngon, nhưng sẽ khó tiêu hơn so với thực phẩm chế biến thông thường. Thực phẩm này giàu natri có thể dẫn đến đầy hơi. Kết hợp với lượng chất xơ thấp có thể dẫn đến táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ và  viêm túi thừa manh tràng.

Ảnh hưởng đến cảm xúc

Thức ăn nhanh thiếu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác mà cơ thể cần để cải thiện tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh và chế biến sẵn có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm cao hơn.

Dễ mệt mỏi

Khi một loạt các loại carbs đã qua xử lý tác động vào cơ thể, lượng đường trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng, sau đó chúng giảm xuống cũng nhanh như vậy. Điều này có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Phthalates, một hóa chất tổng hợp giúp hòa tan vật liệu và làm cho nhựa bền, có trong mọi thứ, từ đồ chơi đến thức ăn nhanh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa phthalate với các vấn đề sinh sản. Ngoài ra phthalate cũng gây nguy cơ cao hơn về rối loạn học tập và hành vi ở trẻ em.

Bệnh răng miệng

Hàm lượng cao của carbs và đường trong thức ăn nhanh (bao gồm cả các loại nước ngọt như sô-đa), làm tăng lượng axit trong miệng. Những chất này làm mòn men răng và làm tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.

Bệnh xương khớp

Cân nặng dư thừa và béo phì do ăn nhiều thức ăn nhanh gây tăng áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này khiến bạn dễ bị gãy xương và thoái hóa khớp, nhất là ở người già.

Bệnh hô hấp

Ăn quá nhiều thức ăn nhanh có thể dẫn đến tăng cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đặc biệt là ở phụ nữ. Cần nghiên cứu thêm để biết chính xác lý do tại sao, nhưng các nghiên cứu ban đầu cho thấy mô mỡ có thể dẫn đến viêm nhiễm và ảnh hưởng đến chức năng phổi.

Nổi mụn

Thức ăn nhanh chứa đầy những thành phần không tốt cho làn da. Đường có thể làm giảm mức độ collagen và dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm, như nếp nhăn. Muối hút ẩm khỏi da dẫn đến khô da. Lượng chất béo bão hòa cao kích hoạt các hormone có vai trò gây ra mụn trứng cá.

Suy giảm trí nhớ

Các chuyên gia cho rằng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa gây ảnh hưởng đến các thành phần hóa học của não. Những nguyên nhân này có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer gấp 3 lần so với những người không ăn thức ăn nhanh.

BS. Đặng Xuân Thắng
Bình luận
vtcnews.vn