• Zalo

1000 tỷ đầu tư xe buýt nhanh, HN hết 'xấu xí'?

Thời sựChủ Nhật, 24/03/2013 06:27:00 +07:00Google News

(VTC News) – Không ít người bức xúc vì đường đã chật hẹp còn phải dành riêng làn cho xe buýt nhanh.

(VTC News) – Không ít người bức xúc vì đường đã chật hẹp còn phải dành riêng làn cho xe buýt nhanh.

Từ nhiều năm nay, xe buýt đã trở thành nỗi khiếp đảm của nhiều người với huyền thoại tài xế phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn nghiêm trọng, phụ xe xấc xược với hành khách, xe xả khói đen mù mịt bủa vây người đi đường và đặc biệt là nạn trộm cắp, móc túi xảy ra thường xuyên như cơm bữa.

Bởi vậy, không ít người cảm thấy ngạc nhiên, thậm chí có những phản ứng mạnh mẽ trước việc Hà Nội đầu tư 49 triệu USD (bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, trong đó Việt Nam góp vốn đối ứng bằng chi phí giải phóng mặt bằng) vào tuyến buýt nhanh dài 14 km (Kim Mã – Yên Nghĩa) và sẽ khai thác tuyến buýt này vào đầu năm 2015 tới.

Đây là tuyến buýt nhanh, chạy 3-5 phút một lượt, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km một giờ, dừng đón khách ở dải phân cách giữa đường, tự động soát vé.

Nạn móc túi vẫn hoành hành trên xe buýt (Ảnh: Internet) 

Thay vì dừng đón khách ở các điểm đỗ trên vỉa hè như hiện nay, xe buýt nhanh sẽ đón khách ở dải phân cách giữa đường. Vị trí nhà chờ sẽ ở gần ngã tư nên hành khách đi theo vạch sơn kẻ đường tại các nút giao thông để tiếp cận xe buýt. Hành khách sẽ sử dụng vé từ, được tự động soát vé trước khi vào nhà chờ.


Trước thông tin này, anh Lê Quang Trung (24 tuổi, Đại học Công nghiệp Hà Nội) bày tỏ lo ngại: “Liệu có hiệu quả không khi phương tiện quá khổ như vậy? Lỡ tắc đường thì chúng sẽ chôn chân các phương tiện khác. Chưa kể buýt nhanh gì mà tốc độ lại chỉ 22 km/h?”.

 

Khi xe buýt nhanh vận hành, dư luận sẽ phản ứng vì lòng đường cho xe cá nhân bị hạn chế. Song chúng tôi cho rằng khi xe buýt chạy nhanh, đúng giờ thì phương tiện cá nhân trên tuyến sẽ giảm.

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
 
Trong khi đó, chị Vũ Cẩm Lệ (29 tuổi, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đặt câu hỏi: “Sao lại cắt bớt không gian hiện tại để dành làn đường cho xe buýt nhanh trong khi nguyên tắc của giải quyết ùn tắc là tăng diện tích giao thông (giao thông ngầm, cầu vượt trên cao)?


Như các nước phương Tây thì vấn đề giao thông vẫn là cơ sở hạ tầng chứ không phải là phương tiện giao thông công cộng. Xe to, chạy liên tục sẽ gây ra tắc đường nhiều hơn”.

Ngay cả những người ủng hộ dự án này cũng rất lo lắng trước việc xe đón khách “giữa đường”.

Ông Bùi Hiệp (45 tuổi, làng Nha, Long Biên, Hà Nội) nói: “Đường đi cho các phương tiện cơ giới mà lại dành cho người đi bộ ngang dọc qua đường để lên xe buýt như vậy thì ...tha hồ tai nạn. Giao thông Hà Nội chưa đủ hỗn loạn hay sao?”.

Nhiều người khác tỏ ra bi quan hơn khi có cùng nhận định: “Chỉ phân biệt buýt nhanh với buýt thường ở tốc độ và tiện nghi thôi, còn "hình ảnh xấu xí" thì dù ở buýt nhanh hay buýt chậm vẫn thế”.

Đó là những lý do chính khiến họ khăng khăng khẳng định sẽ không từ bỏ phương tiện cá nhân hiện tại để chuyển sang đi xe buýt cho dù là buýt nhanh, hiện đại, tiện nghi hơn trước.

Khi đưa xe buýt nhanh vào hoạt động, liệu có giảm được tắc nghẽn giao thông?  

Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói: “Theo tôi, với mật độ giao thông lớn, thường xuyên gây ùn tắc như hiện nay mà cho nhiều xe buýt vận chuyển nhanh khối lượng lớn vào hoạt động thì đường sẽ không thông thoáng và chưa thể lưu thông được ngay. Nếu không có tuyến đường riêng cho chúng thì chắc chắn sẽ gây ùn tắc hơn.


Ban đầu, chúng ta nên chạy thử như thế. Sau khi chạy thử, nếu thấy đường vẫn thông thoáng thì mới tiếp tục nâng số lượng xe lên”.

Giới chức nói gì?
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, hiện nay xe buýt phải lưu thông hỗn hợp với nhiều phương tiện nên tốc độ rất chậm và còn bị coi là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông. Để phát triển vận tải khách công cộng, giảm dần xe cá nhân, nhất là trong thời điểm chưa có tàu điện nên Hà Nội triển khai tuyến xe buýt nhanh chạy trên đường riêng.

"Khi xe buýt nhanh vận hành, dư luận sẽ phản ứng vì lòng đường cho xe cá nhân bị hạn chế. Song chúng tôi cho rằng khi xe buýt chạy nhanh, đúng giờ thì phương tiện cá nhân trên tuyến sẽ giảm. Chúng ta cần xác định ưu tiên phát triển phương tiện vận tải công cộng cho tư
ơng lai nên việc lòng đường bị thu hẹp là cần thiết", ông Linh nói.


 

Tình trạng trộm cắp, lộn xộn ở những trạm và trên xe buýt hiện nay sẽ không “có đất” hoạt động ở xe buýt nhanh. Xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa cũng sẽ được sử dụng nhiên liệu sạch, do vậy không xả ra khói đen như xe buýt hiện nay.

Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội
 
Về tốc độ bình quân của xe buýt nhanh chỉ 22km/h, lãnh đạo Sở Giao thông cho rằng, hiện nay xe buýt thường chạy với tốc độ bình quân dưới 15 km/h, chưa kể những lúc tắc đường.

"Xe buýt nhanh sẽ chạy tới 50 km/h trên đường riêng, song cũng có lúc chỉ chạy 10 km/h tại các nút giao. Để di chuyển 5-6 km người dân chỉ mất vài phút, đó sẽ là lợi thế hơn xe buýt thông thường", ông Linh bày tỏ.


Còn theo Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội - đại diện chủ đầu tư, trên tuyến này sẽ có 2,5 km xe buýt nhanh phải chạy trên làn đường hỗn hợp tại Giảng Võ và Ba La, song đều là đường một chiều nên không lo ngại nguy cơ ùn tắc giao thông.

Trao đổi với Dân trí, đại diện Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội cho biết, tình trạng trộm cắp, lộn xộn ở những trạm và trên xe buýt hiện nay sẽ không “có đất” hoạt động ở xe buýt nhanh. Xe buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa cũng sẽ được sử dụng nhiên liệu sạch, do vậy không xả ra khói đen như xe buýt hiện nay.

Điểm khác biệt của tuyến xe buýt nhanh so với những xe buýt hiện hành là nhà chờ cho hành khách được xây dựng ở dải phân cách giữa làn đường (cửa xe buýt sẽ mở ở bên trái, người đi bộ phải đi từ vỉa hè sang nhà chờ bằng cầu vượt hoặc dùng đèn tín hiệu).

Để đảm bảo tốc độ (khoảng 3 đến 5 phút mỗi chuyến), Hà Nội quyết định làm làn đường riêng (trừ đoạn Nguyễn Thái Học - Cát Linh do đường hẹp) rộng hơn 3m cho xe buýt nhanh hoạt động.

Minh Quân

Bình luận
vtcnews.vn