(VTC News)- Cuộc thi "Bóng đá Tôi yêu &Tôi ghét" đang diễn ra (VTC News phối hợp cùng Alpha Book tổ chức) càng chứng tỏ sức nóng của cái tên Manchester United (MU) tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
MU chính là chủ đề được độc giả quan tâm và gửi tác phẩm dự thi nhất tính tới thời điểm ngày 12/9, tức 2 ngày trước khi cuộc thi chính thức kết thúc.
Xuất phát từ những bài viết về David Beckham, Cristiano Ronaldo, Dimitar Berbatov, Wayne Rooney... chủ đề "Bầy Quỷ đỏ" thực sự gây cơn sốt trên cộng đồng mạng sau bài viết với cảm xúc khá lạ mang tên "Từ yêu, tôi chuyển sang ghét Manchester United".
Ngay sau đó, một loạt bài viết phản bác lại lập luận trên đã xuất hiện, minh chứng cho sự đông đảo và lớn mạnh của cộng đồng Manucian Việt Nam (xem tất cả tại ĐÂY).
Do đâu mà đội quân áo đỏ lại có sức hấp dẫn đặc biệt đến vậy? Vì sao MU lại quy tụ được lượng fan lớn nhất hành tinh (lên tới trên 300 triệu người)? Hãy cùng VTC News đi tìm hiểu lý do.
Tinh thần "United"
Không phải ngẫu nhiên mà đội bóng lại có cái tên Manchester United. United trong tiếng Anh có nghĩa là đoàn kết, thống nhất hay hòa hợp. Khi MU thắng trận, tất cả cổ động viên ăn mừng và hò reo cùng nhau. Khi đội nhà thất thủ, họ chia sẻ tâm trạng và động viên lẫn nhau.
Một fan ở Hà Nội cho hay: "Việc trở thành một thành viên trong fan club đã là một cảm giác vô cùng thú vị. Đó lại là fan club của Manchester United thì càng khiến mình hưng phấn. Có cảm giác đội bóng và fan club đã truyền được sức mạnh và ngọn lửa chiến đấu vào trong cuộc sống của mình".
Sir Alex Ferguson
Với rất nhiều Manucian, họ chưa từng tưởng tượng MU sẽ ra sao nếu thiếu vắng HLV Alex Ferguson. Bởi khi Alex Ferguson bắt đầu dẫn dắt MU, nhiều người trong số họ còn chưa chào đời. Ông tại vị quá lâu (1/4 thế kỷ) đến mức tạo cảm giác cho mọi người ông là MU và MU chính là ông.
12 danh hiệu Premier League, 5 cúp FA và 2 Champions League đưa Alex Ferguson lên hàng HLV vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông chính là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng tình yêu của biết bao thế hệ cổ động viên MU.
Truyền thống lội ngược dòng
Không đội bóng nào trong làng túc cầu tạo ra được nhiều cuộc lội ngược dòng ấn tượng và nghẹt thở như MU. Bằng chứng gần nhất chính là trận thắng ngược 3-2 trước Southampton sau khi bị dẫn 1-2 ở vòng 3 Ngoại hạng Anh.
"Bầy Quỷ đỏ" lội dòng nước ngược nhiều tới mức khiến các cổ động viên đối địch cảm thấy "phát bệnh". Họ luôn bị đặt vào tâm trạng âu lo mỗi khi dẫn trước MU!
Cũng vì lối chơi tấn công rực lửa, tinh thần chiến đấu ngoan cường và không chịu lùi bước tới tận những phút cuối của đội bóng này mà một bình luận viên truyền hình ở Anh quốc đã có câu phát biểu bất hủ: "Đừng hỏi tôi liệu MU có ghi bàn hay không. Họ lúc nào cũng ghi bàn".
Những "tiểu Quỷ" tài năng
Học viện đào tạo trẻ chính là niềm tự hào của hàng triệu fan MU so với các cổ động viên đối địch khác. Dưới thời Alex Ferguson, ông đã đào tạo nên những thế hệ tài năng nối tiếp liên tục. Đặc biệt là "những cậu bé vàng 1992" bao gồm Paul Scholes, David Beckham, Nicky Butt, anh em nhà Neville, Ryan Giggs.
Truyền thống, màu cờ sắc áo là một trong những bí quyết tạo nên thành công cho MU.
Những đứa trẻ của Sir Matt Busby
Thảm họa Munich 1958 đã khiến MU lỡ mất cơ hội vươn lên đỉnh bóng đá châu Âu. Tai nạn rơi máy bay đã cướp đi sinh mạng của 23 cầu thủ được coi là tiềm năng nhất nhì cựu lục địa thời bấy giờ (vừa đăng quang giải vô địch quốc gia 2 năm liên tiếp).
Dẫu vậy, hình ảnh của họ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí những người yêu mến MU. Trái lại, những đứa trẻ của HLV Matt Busby còn là niềm cảm hứng phát triển cho những thế hệ cầu thủ đàn em và cổ động viên sau này.
Minh chứng là những thành viên sống sót sau thảm họa đã nhanh chóng tái thiết lại đội bóng và tiếp nối ý chí, nghị lực những người đã khuất. 10 năm sau ngày khó quên ấy, MU chính thức bước lên ngai vàng châu Âu.
Tính bền vững, ổn định
Các Manucian luôn có cảm giác yên tâm vào chiến thắng, các danh hiệu hơn so với các cổ động viên đội bóng khác. Trong hai thập kỷ qua, rất hiếm khi MU bị đánh bật ra khỏi hai vị trí dẫn đầu Ngoại hạng Anh. Dưới thời Alex Ferguson, MU thực sự biến thành một đế chế thách thức mọi đội bóng khác ở xứ sương mù.
Chi tiêu phóng khoáng
Bất chấp sự xâm lăng của các ông chủ nước ngoài biến Chelsea, Man City thành những gã khổng lồ trong lĩnh vực chuyển nhượng thì vẫn chẳng ai dám coi thường MU. Đội bóng giá trị nhất hành tinh vẫn thể hiện được cái uy của mình thông qua thương vụ thâu tóm chữ ký Van Persie từ Arsenal.
40 triệu bảng chi tiêu trong mùa hè 2012 vừa qua là câu trả lời mạnh mẽ gia đình Glazer (ông chủ MU) đưa ra cho các địch thủ. Trong quá khứ, Bầy Quỷ đỏ cũng là một trong những cái tên chịu chơi nhất. Họ từng lập kỷ lục chuyển nhượng với Wayne Rooney, Rio Ferdinand hay Veron.
Old Trafford
Đây là sân vận động lớn nhất Premier League và có độ ồn ngang ngửa Anfield của Liverpool, Bernabeu của Real Madrid, Nou Camp của Barcelona.
Old Trafford là pháo đài khó công phá bậc nhất châu Âu, là địa điểm bắt buộc phải đến một lần trong đời đối với mỗi Manucian. Thậm chí, chỉ riêng việc thưởng thức một trận đấu của MU thông qua màn ảnh ti vi rộng và đắm mình vào không gian sôi động của Old Trafford đã là cảm giác khó tả.
Premier League (Ngoại hạng Anh)
Câu lạc bộ lớn nhất thi đấu tại giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh. Điều này đã cộng hưởng cho thành công và sức lan tỏa của MU.
Bỏ qua tiêu chí chất lượng vốn rất khó xác định, có một điều chắc chắn, Ngoại hạng Anh ăn đứt La Liga hay Serie A ở tính cống hiến, giải trí và kịch tính. Lợi nhuận vượt trội từ bản quyền truyền hình đã chứng minh điều đó.
Năm 1999
Cú ăn ba lịch sử năm 1999 mãi là khoảnh khắc không thể quên trong lịch sử MU nói riêng và bóng đá thế giới nói chung. Chung kết Champions League tại Nou Camp năm đó chứng kiến cuộc lội ngược dòng vĩ đại và điên rồ bậc nhất.
100 giây, hai bàn thắng của Solskjaer và Sheringham (người kiến tạo đều là David Beckham) đã giúp "Bầy Quỷ đỏ" đoạt chiếc cúp bạc danh giá trên tay Bayen Munich. Đến tận bây giờ, những người Munich vẫn không thể hiểu nổi tại sao họ có thể đánh mất tất cả chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi như thế.
Đó là MU, là bóng đá, là sự điên rồ.
Lý Sơn
MU chính là chủ đề được độc giả quan tâm và gửi tác phẩm dự thi nhất tính tới thời điểm ngày 12/9, tức 2 ngày trước khi cuộc thi chính thức kết thúc.
Xuất phát từ những bài viết về David Beckham, Cristiano Ronaldo, Dimitar Berbatov, Wayne Rooney... chủ đề "Bầy Quỷ đỏ" thực sự gây cơn sốt trên cộng đồng mạng sau bài viết với cảm xúc khá lạ mang tên "Từ yêu, tôi chuyển sang ghét Manchester United".
Cộng đồng Manucian rải khắp thế giới. |
Ngay sau đó, một loạt bài viết phản bác lại lập luận trên đã xuất hiện, minh chứng cho sự đông đảo và lớn mạnh của cộng đồng Manucian Việt Nam (xem tất cả tại ĐÂY).
Do đâu mà đội quân áo đỏ lại có sức hấp dẫn đặc biệt đến vậy? Vì sao MU lại quy tụ được lượng fan lớn nhất hành tinh (lên tới trên 300 triệu người)? Hãy cùng VTC News đi tìm hiểu lý do.
Tinh thần "United"
Không phải ngẫu nhiên mà đội bóng lại có cái tên Manchester United. United trong tiếng Anh có nghĩa là đoàn kết, thống nhất hay hòa hợp. Khi MU thắng trận, tất cả cổ động viên ăn mừng và hò reo cùng nhau. Khi đội nhà thất thủ, họ chia sẻ tâm trạng và động viên lẫn nhau.
Một fan ở Hà Nội cho hay: "Việc trở thành một thành viên trong fan club đã là một cảm giác vô cùng thú vị. Đó lại là fan club của Manchester United thì càng khiến mình hưng phấn. Có cảm giác đội bóng và fan club đã truyền được sức mạnh và ngọn lửa chiến đấu vào trong cuộc sống của mình".
Sir Alex Ferguson
Với rất nhiều Manucian, họ chưa từng tưởng tượng MU sẽ ra sao nếu thiếu vắng HLV Alex Ferguson. Bởi khi Alex Ferguson bắt đầu dẫn dắt MU, nhiều người trong số họ còn chưa chào đời. Ông tại vị quá lâu (1/4 thế kỷ) đến mức tạo cảm giác cho mọi người ông là MU và MU chính là ông.
Alex Ferguson là linh hồn của MU trong 1/4 thế kỷ qua. |
12 danh hiệu Premier League, 5 cúp FA và 2 Champions League đưa Alex Ferguson lên hàng HLV vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông chính là nguồn cảm hứng nuôi dưỡng tình yêu của biết bao thế hệ cổ động viên MU.
Truyền thống lội ngược dòng
Không đội bóng nào trong làng túc cầu tạo ra được nhiều cuộc lội ngược dòng ấn tượng và nghẹt thở như MU. Bằng chứng gần nhất chính là trận thắng ngược 3-2 trước Southampton sau khi bị dẫn 1-2 ở vòng 3 Ngoại hạng Anh.
"Bầy Quỷ đỏ" lội dòng nước ngược nhiều tới mức khiến các cổ động viên đối địch cảm thấy "phát bệnh". Họ luôn bị đặt vào tâm trạng âu lo mỗi khi dẫn trước MU!
Cũng vì lối chơi tấn công rực lửa, tinh thần chiến đấu ngoan cường và không chịu lùi bước tới tận những phút cuối của đội bóng này mà một bình luận viên truyền hình ở Anh quốc đã có câu phát biểu bất hủ: "Đừng hỏi tôi liệu MU có ghi bàn hay không. Họ lúc nào cũng ghi bàn".
Những "tiểu Quỷ" tài năng
Học viện đào tạo trẻ chính là niềm tự hào của hàng triệu fan MU so với các cổ động viên đối địch khác. Dưới thời Alex Ferguson, ông đã đào tạo nên những thế hệ tài năng nối tiếp liên tục. Đặc biệt là "những cậu bé vàng 1992" bao gồm Paul Scholes, David Beckham, Nicky Butt, anh em nhà Neville, Ryan Giggs.
Truyền thống, màu cờ sắc áo là một trong những bí quyết tạo nên thành công cho MU.
MU thời nào cũng có hào kiệt. |
Những đứa trẻ của Sir Matt Busby
Thảm họa Munich 1958 đã khiến MU lỡ mất cơ hội vươn lên đỉnh bóng đá châu Âu. Tai nạn rơi máy bay đã cướp đi sinh mạng của 23 cầu thủ được coi là tiềm năng nhất nhì cựu lục địa thời bấy giờ (vừa đăng quang giải vô địch quốc gia 2 năm liên tiếp).
Dẫu vậy, hình ảnh của họ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí những người yêu mến MU. Trái lại, những đứa trẻ của HLV Matt Busby còn là niềm cảm hứng phát triển cho những thế hệ cầu thủ đàn em và cổ động viên sau này.
Minh chứng là những thành viên sống sót sau thảm họa đã nhanh chóng tái thiết lại đội bóng và tiếp nối ý chí, nghị lực những người đã khuất. 10 năm sau ngày khó quên ấy, MU chính thức bước lên ngai vàng châu Âu.
Tính bền vững, ổn định
Các Manucian luôn có cảm giác yên tâm vào chiến thắng, các danh hiệu hơn so với các cổ động viên đội bóng khác. Trong hai thập kỷ qua, rất hiếm khi MU bị đánh bật ra khỏi hai vị trí dẫn đầu Ngoại hạng Anh. Dưới thời Alex Ferguson, MU thực sự biến thành một đế chế thách thức mọi đội bóng khác ở xứ sương mù.
Những đứa trẻ của Busby là nềm cảm hứng, động lực chiến đấu cho các thế hệ "Quỷ đỏ" đàn em. |
Chi tiêu phóng khoáng
Bất chấp sự xâm lăng của các ông chủ nước ngoài biến Chelsea, Man City thành những gã khổng lồ trong lĩnh vực chuyển nhượng thì vẫn chẳng ai dám coi thường MU. Đội bóng giá trị nhất hành tinh vẫn thể hiện được cái uy của mình thông qua thương vụ thâu tóm chữ ký Van Persie từ Arsenal.
40 triệu bảng chi tiêu trong mùa hè 2012 vừa qua là câu trả lời mạnh mẽ gia đình Glazer (ông chủ MU) đưa ra cho các địch thủ. Trong quá khứ, Bầy Quỷ đỏ cũng là một trong những cái tên chịu chơi nhất. Họ từng lập kỷ lục chuyển nhượng với Wayne Rooney, Rio Ferdinand hay Veron.
Old Trafford
Đây là sân vận động lớn nhất Premier League và có độ ồn ngang ngửa Anfield của Liverpool, Bernabeu của Real Madrid, Nou Camp của Barcelona.
Old Trafford là thánh địa mà bất cứ cầu thủ nào cũng muốn tới thi đấu. |
Old Trafford là pháo đài khó công phá bậc nhất châu Âu, là địa điểm bắt buộc phải đến một lần trong đời đối với mỗi Manucian. Thậm chí, chỉ riêng việc thưởng thức một trận đấu của MU thông qua màn ảnh ti vi rộng và đắm mình vào không gian sôi động của Old Trafford đã là cảm giác khó tả.
Premier League (Ngoại hạng Anh)
Câu lạc bộ lớn nhất thi đấu tại giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh. Điều này đã cộng hưởng cho thành công và sức lan tỏa của MU.
Bỏ qua tiêu chí chất lượng vốn rất khó xác định, có một điều chắc chắn, Ngoại hạng Anh ăn đứt La Liga hay Serie A ở tính cống hiến, giải trí và kịch tính. Lợi nhuận vượt trội từ bản quyền truyền hình đã chứng minh điều đó.
Năm 1999
Cú ăn ba lịch sử năm 1999 mãi là khoảnh khắc không thể quên trong lịch sử MU nói riêng và bóng đá thế giới nói chung. Chung kết Champions League tại Nou Camp năm đó chứng kiến cuộc lội ngược dòng vĩ đại và điên rồ bậc nhất.
Khoảnh khắc đêm Nou Camp 1999. |
Rất nhiều Manucian ngày nay thú nhận... |
... họ bắt đầu yêu MU từ năm 1999 thần thánh. |
100 giây, hai bàn thắng của Solskjaer và Sheringham (người kiến tạo đều là David Beckham) đã giúp "Bầy Quỷ đỏ" đoạt chiếc cúp bạc danh giá trên tay Bayen Munich. Đến tận bây giờ, những người Munich vẫn không thể hiểu nổi tại sao họ có thể đánh mất tất cả chỉ trong khoảnh khắc ngắn ngủi như thế.
Đó là MU, là bóng đá, là sự điên rồ.
Lý Sơn
Bình luận