Cây tùng thuộc họ Cupressaceae và chi Pinus. Cây tùng là nhóm cây rất phổ biến và quan trọng trong ngành lâm nghiệp, trang trí.
Cây tùng có thân thẳng đứng và cành phân nhánh dày đặc. Chiều cao của cây tùng có thể từ vài mét cho đến hàng chục mét, tùy vào loại cây và điều kiện sinh trưởng. Lá cây tùng thường có hình kim nhọn và dài, được sắp xếp thành các cụm dày đặc trên cành. Quả của cây tùng là các cụm nang gỗ nhỏ, chứa các hạt.
Ngày nay, cây tùng cũng được trồng làm cây cảnh, cây trang trí trong vườn, công viên. Cây tùng có nhiều loại như tùng bách tán, tùng cối, tùng thơm, tùng la hán, tùng tháp, thủy tùng...
Cây tùng có ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Nó tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cữu, may mắn vì cây có khả năng sống lâu và giữ được màu xanh tươi mát quanh năm.
Bên cạnh đó, cây tùng còn được cho là mang đến sự bình yên, an nhàn. Nó là biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống. Tùng cũng được tượng trưng cho khí chất đấng trượng phu.
Ngoài ra, một số quan niệm phong thủy cho rằng, cây tùng còn mang ý nghĩa bảo vệ và ngăn cản những điều không may mắn đến với chủ nhân. Nó có thể tạo ra một “rào cản” trước những năng lượng tiêu cực và bảo vệ sự yên bình cho gia đình.
Cây tùng cũng là loài cây đại diện cho đức tính kiên nhẫn. Loài cây này phát triển chậm, vững vàng thể hiện sự chắc chắn, nhẫn nại trong cuộc sống. Nó nhắc nhở chủ nhân quy tắc “kiên nhẫn chờ đợi”, đề cao tính ổn định.
Cây tùng trong phong thủy được cho là phù hợp với hầu hết các tuổi và tất cả các mệnh. Loại cây này hợp nhất với người mệnh Kim vì nó là loại cây lá kim (kim trong kim loại). Ngoài ra, mệnh Thủy và Thổ cũng rất hợp trồng loại cây này. Còn xét về tuổi thì tuổi Thân là thích hợp nhất để trồng cây tùng.
Bạn có thể trồng cây tùng cảnh trong chậu hoặc cây tùng tự nhiên ở sân vườn, hoặc đặt một chậu cây tùng la hán, cây tùng bách trước cửa nhà. Tùy vào diện tích và phong cách của ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn loại cây phù hợp.
*Thông tin mang tính tham khảo
Bình luận