Những ngày tháng 7 là khoảng thời gian để mỗi người, những thế hệ cháu con thể hiện lòng hiếu nghĩa với các bậc sinh thành dưỡng dục trong một mùa Vu lan báo hiếu.
Tích báo hiếu xuất phát từ Phật giáo trong bản kinh Vu lan. Từ một triết lý của nhà Phật, qua quá trình du nhập và phát triển trên 2.000 năm tại Việt Nam, đến nay giá trị văn hóa này đã trở thành một đạo nghĩa của dân tộc, trong đó, nghi thức "cài hoa hồng lên áo" mang một ý nghĩa rất đặc biệt.
VTV
Nghi thức gắn bông hồng cài áo còn gắn liền với niềm hạnh phúc vô bờ bến cho những ai còn cha, còn mẹ. Bông hồng màu đỏ cho người còn cha, mẹ. Bông hồng màu hồng cho những ai mất mẹ và bông hồng màu trắng cho những ai mất cả cha lẫn mẹ.
Đến với Lễ cài hoa hồng tại các chùa, những người con Phật được nghe lại tích xưa về tấm gương hiếu để của Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi âm cung. Đó là một sự tích của ngày rằm tháng 7 mang ý nghĩa hướng tâm làm việc thiện trong đời sống tinh thần của người Việt.
"Khi người con nhìn hoa hồng chính là nhìn về huyết thống của mình, nhìn về công ơn cha mẹ để tự vấn lòng mình đã làm tròn đạo hiếu của mình hay chưa, từ đó phát triển đạo lý của mỗi người con Phật" - Hòa thượng Thích Hải Ấn - Trưởng Ban Điều hành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế chia sẻ.
Bình luận