(VTC News) - Một sự kiện sởn da gà xảy ra ngoài dự tính khi các anh đang dẫn giải đối tượng: 30 khẩu súng kíp đen ngòm đã nạp đầy đạn chĩa về phía Phạm Thanh Tùng và đồng đội.
Tuy nhiên, điều mà đồng đội, gia đình các anh lo nhất là liệu tính mạng các anh có được bảo đảm khi một thân một mình giữa rừng thiêng nước độc. Không sốt rét ác tính, không bệnh tật thì cũng khó có thể tránh khỏi tên bay, đạn lạc của những kẻ liều lĩnh, thiếu hiểu biết pháp luật.
Nhớ lại vụ tóm hai đối tượng giết người giữa một rừng súng kíp mà cán bộ điều tra Phạm Thanh Tùng vẫn còn rùng mình sợ hãi. Đôi khi anh cứ tự hỏi mình rằng, không hiểu lúc đấy ăn gan gì mà liều lĩnh đến vậy.
Đó là một ngày hè cách đây đã ngót chục năm, khi nhận được thông tin ở một khu rừng nguyên sinh cách buôn E Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông) một ngày đường đi bộ xảy ra án mạng, chết 2 người, ngay lập tức điều tra viên Phạm Thanh Tùng đã phải cùng đồng đội vác súng lên đường.
Vừa đi, vừa chạy vừa nhai bánh mì, uống nước lọc mà cũng phải mất một ngày mới vào đến nơi. Các anh đi theo sự dẫn đường của mấy người thoát chết trong vụ đọ súng.
Khi đến gần khu rừng đó thì mấy người báo tin này nhất định không đi nữa vì lý do đám người sống trong rừng rất hung dữ, lại có nhiều súng, bắn súng lại cực giỏi.
Mấy anh công an xã thì đến lúc đó mới biết trong khu rừng thuộc địa bàn xã mình quản lý có cả một bản người lạ sinh sống. Từ bao nhiêu năm nay, chưa có ai trong xã đặt chân đến khu rừng nguyên sinh sau dãy Lak Man, thượng nguồn con sông Ea Krông Pah, giáp với huyện Khánh Vĩnh của Khánh Hòa này.
Vậy mà, giữa khu rừng hoang thẳm tưởng như chẳng có dấu chân người đó lại có án mạng, lại có cả bản người lạ sinh sống.
Dù mấy anh chàng thoát chết kia không dám đi tiếp thì các điều tra viên, các trinh sát dày dạn đường rừng vẫn phải tiếp tục lên đường. Gian khổ, hiểm nguy đã chai sạn trong tâm hồn, ý thức của các anh và chính sự chai sạn đó mới giúp các anh vượt qua mọi trở ngại.
Đi miết rồi trước mắt các anh hiện ra 30 nóc nhà xinh đẹp, nằm khum khum bên dòng suối nhỏ, nước trong vắt, chảy hiền hòa.
Ngay bìa rừng, giáp với khu dân cư có 2 xác chết bợt bạt, mặt cắm xuống đất. Manh áo rách tả tơi vì có đến cả trăm viên đạn chì từ nòng súng kíp dài ngoằng ngoẵng găm vào.
Nguyên nhân cái chết đã rõ, việc tìm ra thủ phạm không có gì khó khăn, tuy nhiên, trong 30 nóc nhà này không thấy có bóng dáng một ai.
6 trinh sát và cán bộ điều tra chia thành nhiều mũi theo những dấu vết lần vào trong rừng. Điều tra viên Phạm Thanh Tùng đang lò dò dọc con suối nhỏ thì thấy lù lù 3 nòng súng đen ngòm chĩa vào ngực.
Một người đàn ông nói trọ trẹ tiếng phổ thông quát: “Các anh vào đây làm gì?”. Anh Tùng điềm tĩnh đáp lại: “Chúng tôi là công an, là người Nhà nước đang đi điều tra vụ án mạng, mong các anh hợp tác để chúng tôi thu thập thông tin, làm rõ vụ án giết người và xét xử thủ phạm theo luật pháp. Nếu các anh bao che cho thủ phạm thì cũng sẽ là tòng phạm”.
Người đàn ông nói xì xồ mấy tiếng với hai tay súng còn lại và nhất trí khai hai đối tượng là Sùng Văn Sình và Sùng Văn Hòa đã bắn chết hai nạn nhân trên và chỉ đường cho anh và đồng đội truy bắt hai đối tượng này khi đang lẩn trốn trong rừng.
6 khẩu súng đều hướng về căn chòi lợp tạm giữa rừng, nơi Sinh và Hòa đang ẩn náu, cả hai đã phải tra tay vào còng số 8.
Một sự kiện sởn da gà xảy ra ngoài dự tính khi các anh đang dẫn giải đối tượng: 30 khẩu súng kíp đen ngòm đã nạp đầy đạn chĩa về phía Phạm Thanh Tùng và đồng đội.
Anh Tùng đứng ra phía trước giải thích, thuyết phục, song đáp lại chỉ là những tiếng la ó, không ai hiểu họ nói gì. Trong đầu anh em đều đã lên phương án sẵn sàng chiến đấu.
Phạm Thanh Tùng dặn dò mọi người tuyệt đối bình tĩnh, kiềm chế, song phải cảnh giác hết sức trước mọi diễn biến có thể xảy ra.
Tình trạng căng thẳng diễn ra độ chục phút thì người đàn ông biết nói tiếng phổ thông chạy đến. Người này sau khi trao đổi với nhóm đồng bào đang nấp sau những bụi cây lăm lăm súng ống thì quay lại giải thích với anh rằng: Họ yêu cầu phải thả Sình và Hòa, nếu không sẽ nổ súng giết tất cả.
Vẫn bài giải thích như lúc trước: Rằng là cán bộ Nhà nước, rằng đi làm việc Nhà nước, đi bắt người vi phạm pháp luật… thì một người già nhất trong nhóm ra bắt tay rất… tình cảm.
Thì ra đồng bào tưởng “nhóm lâm tặc” vào rừng trả thù nên định tiêu diệt, chứ nếu biết các anh là công an, là cán bộ Nhà nước thì cả bản đâu có phải trốn vào trong rừng, phải phòng thủ như vậy.
Thế là, ngay tại nơi suýt xảy ra “chiến sự” đã trở thành diễn đàn để các điều tra viên thay nhau diễn thuyết. Các anh giảng cho đồng bào biết pháp luật là gì, công an làm nhiệm vụ ra sao và việc dùng súng là vi phạm pháp luật.
Phạm Thanh Tùng không hiểu lúc đó cảm hứng thế nào mà cứ nói luyến láu những chính sách của Đảng và Nhà nước khiến đồng bào gật gù liên tục.
Đồng bào tin rằng, rồi mai đây, Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm đầu tư, chia đất đai cho đồng bào canh tác, hướng dẫn cách làm ăn chứ không phải sống cảnh săn bắn, hái lượm trong rừng thẳm như thế này nữa.
Thế mà đồng bào đều hiểu điều anh nói, lại còn thống nhất nộp hết súng đạn để không săn thú rừng, không lỡ tay giết người để không vi phạm pháp luật, không phải sống cảnh tù tội nữa.
Suốt hai ngày liền, các anh không những phải dắt hai tội phạm mà còn phải khiêng hai cái xác đã vốc mùi khăm khẳm và mấy chục khẩu súng nặng như một khối sắt…
Hai nạn nhân của vụ án trên nằm trong nhóm người chuyên đi khai thác gỗ và song mây trong rừng già.
Nhóm người này thường xuyên qua lại chỗ những người Dao Đỏ đi cư từ mãi Hà Giang vào khai hoang, sinh sống quấy rối, xin xỏ, doạ dẫm họ.
Hôm đó, những người này sau khi uống rượu say đã tìm vào địa bàn người Dao Đỏ sinh sống để gây sự nên đã bị Sùng Văn Sình và Sùng Văn Hòa bắn chết. Mấy người mạnh chân nên đã chạy thoát rồi ra báo công an huyện.
Còn tiếp…
Quân Lê – Thụy Bình
Kỳ 3: Hiên ngang giữa 30 nòng súng kíp
Vụ án từ xác chết thối vô danh giữa rừng mà cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk truy tìm ra thủ phạm trong những kỳ trước đã nêu chỉ là một trong rất nhiều vụ án đường rừng mà anh Phạm Thanh Tùng cùng đồng đội đã phá thành công.
Công sức của anh em bỏ ra trong việc phá những vụ án trong rừng là không thể tính toán được. Các anh cứ miệt mài, lầm lũi đi hết cánh rừng này đến ngọn núi nọ như loài dê núi, hóa vai tất cả những thành phần xã hội để có thể tiếp cận, khai thác thông tin. Dù chỉ là những hy vọng nhỏ nhoi, lạc lõng giữa rừng thẳm cũng có thể cởi nút thắt khám phá ra vụ trọng án.
Người điều tra viên luôn nhạy bén trước một thông tin dù rất nhỏ. |
Tuy nhiên, điều mà đồng đội, gia đình các anh lo nhất là liệu tính mạng các anh có được bảo đảm khi một thân một mình giữa rừng thiêng nước độc. Không sốt rét ác tính, không bệnh tật thì cũng khó có thể tránh khỏi tên bay, đạn lạc của những kẻ liều lĩnh, thiếu hiểu biết pháp luật.
Nhớ lại vụ tóm hai đối tượng giết người giữa một rừng súng kíp mà cán bộ điều tra Phạm Thanh Tùng vẫn còn rùng mình sợ hãi. Đôi khi anh cứ tự hỏi mình rằng, không hiểu lúc đấy ăn gan gì mà liều lĩnh đến vậy.
Đó là một ngày hè cách đây đã ngót chục năm, khi nhận được thông tin ở một khu rừng nguyên sinh cách buôn E Rớt (xã Cư Pui, huyện Krông Bông) một ngày đường đi bộ xảy ra án mạng, chết 2 người, ngay lập tức điều tra viên Phạm Thanh Tùng đã phải cùng đồng đội vác súng lên đường.
Vừa đi, vừa chạy vừa nhai bánh mì, uống nước lọc mà cũng phải mất một ngày mới vào đến nơi. Các anh đi theo sự dẫn đường của mấy người thoát chết trong vụ đọ súng.
Dựng lại hiện trường vụ giết người. |
Khi đến gần khu rừng đó thì mấy người báo tin này nhất định không đi nữa vì lý do đám người sống trong rừng rất hung dữ, lại có nhiều súng, bắn súng lại cực giỏi.
Mấy anh công an xã thì đến lúc đó mới biết trong khu rừng thuộc địa bàn xã mình quản lý có cả một bản người lạ sinh sống. Từ bao nhiêu năm nay, chưa có ai trong xã đặt chân đến khu rừng nguyên sinh sau dãy Lak Man, thượng nguồn con sông Ea Krông Pah, giáp với huyện Khánh Vĩnh của Khánh Hòa này.
Vậy mà, giữa khu rừng hoang thẳm tưởng như chẳng có dấu chân người đó lại có án mạng, lại có cả bản người lạ sinh sống.
Dù mấy anh chàng thoát chết kia không dám đi tiếp thì các điều tra viên, các trinh sát dày dạn đường rừng vẫn phải tiếp tục lên đường. Gian khổ, hiểm nguy đã chai sạn trong tâm hồn, ý thức của các anh và chính sự chai sạn đó mới giúp các anh vượt qua mọi trở ngại.
Đi miết rồi trước mắt các anh hiện ra 30 nóc nhà xinh đẹp, nằm khum khum bên dòng suối nhỏ, nước trong vắt, chảy hiền hòa.
Ngay bìa rừng, giáp với khu dân cư có 2 xác chết bợt bạt, mặt cắm xuống đất. Manh áo rách tả tơi vì có đến cả trăm viên đạn chì từ nòng súng kíp dài ngoằng ngoẵng găm vào.
Nguyên nhân cái chết đã rõ, việc tìm ra thủ phạm không có gì khó khăn, tuy nhiên, trong 30 nóc nhà này không thấy có bóng dáng một ai.
6 trinh sát và cán bộ điều tra chia thành nhiều mũi theo những dấu vết lần vào trong rừng. Điều tra viên Phạm Thanh Tùng đang lò dò dọc con suối nhỏ thì thấy lù lù 3 nòng súng đen ngòm chĩa vào ngực.
Một người đàn ông nói trọ trẹ tiếng phổ thông quát: “Các anh vào đây làm gì?”. Anh Tùng điềm tĩnh đáp lại: “Chúng tôi là công an, là người Nhà nước đang đi điều tra vụ án mạng, mong các anh hợp tác để chúng tôi thu thập thông tin, làm rõ vụ án giết người và xét xử thủ phạm theo luật pháp. Nếu các anh bao che cho thủ phạm thì cũng sẽ là tòng phạm”.
Bắt tội phạm giữa đêm khuya. |
Người đàn ông nói xì xồ mấy tiếng với hai tay súng còn lại và nhất trí khai hai đối tượng là Sùng Văn Sình và Sùng Văn Hòa đã bắn chết hai nạn nhân trên và chỉ đường cho anh và đồng đội truy bắt hai đối tượng này khi đang lẩn trốn trong rừng.
6 khẩu súng đều hướng về căn chòi lợp tạm giữa rừng, nơi Sinh và Hòa đang ẩn náu, cả hai đã phải tra tay vào còng số 8.
Một sự kiện sởn da gà xảy ra ngoài dự tính khi các anh đang dẫn giải đối tượng: 30 khẩu súng kíp đen ngòm đã nạp đầy đạn chĩa về phía Phạm Thanh Tùng và đồng đội.
Anh Tùng đứng ra phía trước giải thích, thuyết phục, song đáp lại chỉ là những tiếng la ó, không ai hiểu họ nói gì. Trong đầu anh em đều đã lên phương án sẵn sàng chiến đấu.
Phạm Thanh Tùng dặn dò mọi người tuyệt đối bình tĩnh, kiềm chế, song phải cảnh giác hết sức trước mọi diễn biến có thể xảy ra.
Tính mạng người cảnh sát hình sự lúc nào cũng ngàn cân treo sợi tóc. |
Tình trạng căng thẳng diễn ra độ chục phút thì người đàn ông biết nói tiếng phổ thông chạy đến. Người này sau khi trao đổi với nhóm đồng bào đang nấp sau những bụi cây lăm lăm súng ống thì quay lại giải thích với anh rằng: Họ yêu cầu phải thả Sình và Hòa, nếu không sẽ nổ súng giết tất cả.
Vẫn bài giải thích như lúc trước: Rằng là cán bộ Nhà nước, rằng đi làm việc Nhà nước, đi bắt người vi phạm pháp luật… thì một người già nhất trong nhóm ra bắt tay rất… tình cảm.
Thì ra đồng bào tưởng “nhóm lâm tặc” vào rừng trả thù nên định tiêu diệt, chứ nếu biết các anh là công an, là cán bộ Nhà nước thì cả bản đâu có phải trốn vào trong rừng, phải phòng thủ như vậy.
Thế là, ngay tại nơi suýt xảy ra “chiến sự” đã trở thành diễn đàn để các điều tra viên thay nhau diễn thuyết. Các anh giảng cho đồng bào biết pháp luật là gì, công an làm nhiệm vụ ra sao và việc dùng súng là vi phạm pháp luật.
Phạm Thanh Tùng không hiểu lúc đó cảm hứng thế nào mà cứ nói luyến láu những chính sách của Đảng và Nhà nước khiến đồng bào gật gù liên tục.
Ngoài việc truy bắt tội phạm, người cảnh sát nhân dân còn có nhiệm vụ tuyên truyền pháp luật, chủ trương của Đảng và chính sách Nhà nước đến đồng bào. |
Đồng bào tin rằng, rồi mai đây, Đảng và Nhà nước sẽ quan tâm đầu tư, chia đất đai cho đồng bào canh tác, hướng dẫn cách làm ăn chứ không phải sống cảnh săn bắn, hái lượm trong rừng thẳm như thế này nữa.
Thế mà đồng bào đều hiểu điều anh nói, lại còn thống nhất nộp hết súng đạn để không săn thú rừng, không lỡ tay giết người để không vi phạm pháp luật, không phải sống cảnh tù tội nữa.
Suốt hai ngày liền, các anh không những phải dắt hai tội phạm mà còn phải khiêng hai cái xác đã vốc mùi khăm khẳm và mấy chục khẩu súng nặng như một khối sắt…
Hai nạn nhân của vụ án trên nằm trong nhóm người chuyên đi khai thác gỗ và song mây trong rừng già.
Nhóm người này thường xuyên qua lại chỗ những người Dao Đỏ đi cư từ mãi Hà Giang vào khai hoang, sinh sống quấy rối, xin xỏ, doạ dẫm họ.
Hôm đó, những người này sau khi uống rượu say đã tìm vào địa bàn người Dao Đỏ sinh sống để gây sự nên đã bị Sùng Văn Sình và Sùng Văn Hòa bắn chết. Mấy người mạnh chân nên đã chạy thoát rồi ra báo công an huyện.
Còn tiếp…
Quân Lê – Thụy Bình
Bình luận