Sáng 5/9, ngày xét xử thứ hai vụ án Tân Hoàng Phát, một bị hại khẳng định sự thật ở Tân Hoàng Phát khủng khiếp hơn nhiều so với cáo trạng.
Hôm nay 5/9 là ngày thứ 2 xét xử vụ án xảy ra tại các cơ sở massage Tân Hoàng Phát với các hành vi cưỡng đoạt tài sản và bắt giữ trái người trái pháp luật của các bị cáo Phan Cao Trí, Phan Việt Hậu, Phan Quốc Cường, Phan Thị Yến, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Hoài Nhanh.
Tiếp tục tranh cãi về tội danh
Tiếp tục phần bào chữa, các luật sư và các bị cáo tiếp tục chối tội, luật sư của bị cáo Trí cho rằng mọi cáo buộc của cáo trạng đối với các hành vi và tội danh của đối với Trí là suy diễn cả hành vi cầm đầu, chỉ đạo đến cưỡng đoạt tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.
Luật sư cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy bị cáo Trí đã họp hay tổ chức chỉ đạo những quản lý cấp dưới của mình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; bằng chứng của bị cáo cũng cho thấy các nhân viên được đi nghỉ mát, được ra ngoài uống cà phê, được tự do đi lại chứ không bị giam nhốt.
Về số tiền mà cáo trạng cáo buộc Trí đã cưỡng đoạt trái phép của bị hại thực ra là chi phí đào tạo nhân viên, tiền tạm ứng để mua son phấn, quần áo đồng phục cho nhân viên nên nếu nhân viên không thực hiện đúng hợp đồng thì buộc phải bồi thường là không có gì vi phạm pháp luật.
Tại tòa, bị cáo Trí tiếp tục kêu oan và đề nghị HĐXX xem xét hết các bằng chứng gỡ tội cho bị cáo như hợp đồng đưa nhân viên đi du lịch, lời khai của chính các nhân viên được xác định là bị hại trong vụ án này chứng minh rằng bị cáo không vi phạm pháp luật.
Đồng thời, luật sư cũng cho rằng với thời gian hoạt động hơn 5 năm, số tiền bị chiếm đoạt là 184 triệu đồng là quá ít so với số tài sản của Tân Hoàng Phát kiếm được từ doanh thu. Bởi vậy không dại gì mà bị cáo Trí lại hi sinh đi Tân Hoàng Phát để chiếm đoạt số tiền đó.
Tuy nhiên, VKS cho rằng ngay trong số 9 bị hại được xác định trong vụ án chỉ có 1 người làm việc tại cơ sở của Tân Hoàng Phát dưới 6 tháng còn lại đều làm việc trên 6 tháng nhưng vẫn phải nộp tiền thế chân cho Yến khi nghỉ. Như vậy, không thể nói số tiền mà bị cáo chiếm đoạt được của bị hại là tiền son phấn và chi phí đào tạo cũng như cam kết đã được thỏa thuận.
Về việc luật sư cho rằng Tân Hoàng Phát có những cam kết ràng buộc nhân viên là bởi lo lắng việc nhân viên có hoạt động mại dâm trái phép, VKS bác bỏ lời bào chữa này và khẳng định mục đích của các cam kết kia là nhằm bóc lột và chiếm đoạt tiền lương, tiền sinh hoạt phí của các nhân viên nhờ vào việc bán hàng của bị cáo ngay tại nhà.
Pháp luật có thể cấm mại dâm nhưng không thể cấm người phụ nữ có con, việc bị cáo Trí yêu cầu nữ nhân viên phá thai là trái với luật pháp.
Sự thật khủng khiếp hơn cáo trạng nhiều
Về việc luật sư cho rằng không có bằng chứng nào thể hiện việc bắt buộc các nhân viên ở trong nhà, HĐXX đã mời các nhân viên, đồng thời là bị hại lên đối chất trực tiếp tại tòa.
Theo đó, một bị hại tên Tr. cho biết cô không thể nào chấp nhận lời bào chữa của luật sư, bởi cơ sở Tân Hoàng Phát mà cô làm việc luôn luôn có người canh giữ 24/24. Tất cả mọi sinh hoạt của nhân viên đều diễn ra ở trong nhà, ngay cả việc mua hàng, mua nước uống. Tất cả các nhân viên đều bị cầm tù.
Bị hại này cũng xác nhận Tân Hoàng Phát có cho đi du lịch nhưng chỉ là những nhân viên làm tổ trưởng mới được tập thể dục, được đi chơi còn các nhân viên khác không hề được ra khỏi nhà.
Một bị hại khác tên L., khẳng định rằng sự thật ở Tân Hoàng Phát khủng khiếp hơn trong cáo trạng thể hiện rất nhiều.
L. xác nhận lời khai của Tr. là chính xác và ngay cả việc các nhân viên bị đau bệnh cũng có từ 2 đến 3 người canh giữ.
Chị L. làm việc 6 tháng liền tại cơ sở này mà không hề có lương, không nhận được thông tin gia đình, mỗi ngày phải đi làm gấp 3, 4 lần người khác. Chị L nói: “Tôi như bị cầm tù trong cơ sở của Tân Hoàng Phát”.
Sau phần đối chất của các bị hại với các bị cáo, các bị cáo được nói lời sau cùng. Theo đó 4 bị cáo Trí, Hậu, Cường và Yến đều khóc và mong muốn HĐXX xem xét tuyên mức án nhẹ.
Bị cáo Trí nói mong HĐXX cho bị cáo Yến được hưởng án treo để còn nuôi 4 con nhỏ và cha mẹ già, ngoài ra bị cáo Trí nói rằng mình có bệnh và mong muốn được điều trị bệnh.
Các bị cáo khác đều mong muốn được sớm trở về với gia đình.
Chiều 5/9, tòa tuyên án.
Theo TTO
Tiếp tục tranh cãi về tội danh
Tiếp tục phần bào chữa, các luật sư và các bị cáo tiếp tục chối tội, luật sư của bị cáo Trí cho rằng mọi cáo buộc của cáo trạng đối với các hành vi và tội danh của đối với Trí là suy diễn cả hành vi cầm đầu, chỉ đạo đến cưỡng đoạt tài sản và bắt giữ người trái pháp luật.
Luật sư cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy bị cáo Trí đã họp hay tổ chức chỉ đạo những quản lý cấp dưới của mình để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; bằng chứng của bị cáo cũng cho thấy các nhân viên được đi nghỉ mát, được ra ngoài uống cà phê, được tự do đi lại chứ không bị giam nhốt.
Bị cáo Phan Cao Trí nói lời sau cùng, ảnh Hoàng Điệp - Ảnh: Hoàng Điệp |
Về số tiền mà cáo trạng cáo buộc Trí đã cưỡng đoạt trái phép của bị hại thực ra là chi phí đào tạo nhân viên, tiền tạm ứng để mua son phấn, quần áo đồng phục cho nhân viên nên nếu nhân viên không thực hiện đúng hợp đồng thì buộc phải bồi thường là không có gì vi phạm pháp luật.
Tại tòa, bị cáo Trí tiếp tục kêu oan và đề nghị HĐXX xem xét hết các bằng chứng gỡ tội cho bị cáo như hợp đồng đưa nhân viên đi du lịch, lời khai của chính các nhân viên được xác định là bị hại trong vụ án này chứng minh rằng bị cáo không vi phạm pháp luật.
Đồng thời, luật sư cũng cho rằng với thời gian hoạt động hơn 5 năm, số tiền bị chiếm đoạt là 184 triệu đồng là quá ít so với số tài sản của Tân Hoàng Phát kiếm được từ doanh thu. Bởi vậy không dại gì mà bị cáo Trí lại hi sinh đi Tân Hoàng Phát để chiếm đoạt số tiền đó.
Tuy nhiên, VKS cho rằng ngay trong số 9 bị hại được xác định trong vụ án chỉ có 1 người làm việc tại cơ sở của Tân Hoàng Phát dưới 6 tháng còn lại đều làm việc trên 6 tháng nhưng vẫn phải nộp tiền thế chân cho Yến khi nghỉ. Như vậy, không thể nói số tiền mà bị cáo chiếm đoạt được của bị hại là tiền son phấn và chi phí đào tạo cũng như cam kết đã được thỏa thuận.
Về việc luật sư cho rằng Tân Hoàng Phát có những cam kết ràng buộc nhân viên là bởi lo lắng việc nhân viên có hoạt động mại dâm trái phép, VKS bác bỏ lời bào chữa này và khẳng định mục đích của các cam kết kia là nhằm bóc lột và chiếm đoạt tiền lương, tiền sinh hoạt phí của các nhân viên nhờ vào việc bán hàng của bị cáo ngay tại nhà.
Pháp luật có thể cấm mại dâm nhưng không thể cấm người phụ nữ có con, việc bị cáo Trí yêu cầu nữ nhân viên phá thai là trái với luật pháp.
Sự thật khủng khiếp hơn cáo trạng nhiều
Về việc luật sư cho rằng không có bằng chứng nào thể hiện việc bắt buộc các nhân viên ở trong nhà, HĐXX đã mời các nhân viên, đồng thời là bị hại lên đối chất trực tiếp tại tòa.
Theo đó, một bị hại tên Tr. cho biết cô không thể nào chấp nhận lời bào chữa của luật sư, bởi cơ sở Tân Hoàng Phát mà cô làm việc luôn luôn có người canh giữ 24/24. Tất cả mọi sinh hoạt của nhân viên đều diễn ra ở trong nhà, ngay cả việc mua hàng, mua nước uống. Tất cả các nhân viên đều bị cầm tù.
Bị hại này cũng xác nhận Tân Hoàng Phát có cho đi du lịch nhưng chỉ là những nhân viên làm tổ trưởng mới được tập thể dục, được đi chơi còn các nhân viên khác không hề được ra khỏi nhà.
Một bị hại khác tên L., khẳng định rằng sự thật ở Tân Hoàng Phát khủng khiếp hơn trong cáo trạng thể hiện rất nhiều.
L. xác nhận lời khai của Tr. là chính xác và ngay cả việc các nhân viên bị đau bệnh cũng có từ 2 đến 3 người canh giữ.
Chị L. làm việc 6 tháng liền tại cơ sở này mà không hề có lương, không nhận được thông tin gia đình, mỗi ngày phải đi làm gấp 3, 4 lần người khác. Chị L nói: “Tôi như bị cầm tù trong cơ sở của Tân Hoàng Phát”.
Sau phần đối chất của các bị hại với các bị cáo, các bị cáo được nói lời sau cùng. Theo đó 4 bị cáo Trí, Hậu, Cường và Yến đều khóc và mong muốn HĐXX xem xét tuyên mức án nhẹ.
Bị cáo Trí nói mong HĐXX cho bị cáo Yến được hưởng án treo để còn nuôi 4 con nhỏ và cha mẹ già, ngoài ra bị cáo Trí nói rằng mình có bệnh và mong muốn được điều trị bệnh.
Các bị cáo khác đều mong muốn được sớm trở về với gia đình.
Chiều 5/9, tòa tuyên án.
Theo TTO
Bình luận