(VTC News) - Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) nằm cô quạnh nơi đầu nguồn sông Hồng, quanh năm lẩn khuất trong mây mờ biên ải. Nơi đó, sau đại ngàn trùng điệp, những con người sống lầm lũi trong những ngôi nhà đắp bằng đất.
Mấy đứa trẻ thấy người lạ nói chuyện xí xố xí xồ thì sợ hãi chạy tót vào trong nhà, đóng chặt cửa rồi thò cái đầu xù như tổ quạ và giương đôi mắt ngáo ngơ ra xem.
Bí thư Đảng ủy Ly Dờ Lúy rẽ đám mây mờ, đưa bàn tay gân guốc, đen sì như rễ cây rừng nắm tay chúng tôi thật chặt và nói bằng tiếng phổ thông: “Hây dà, nhà báo vất vả quá. Vào Y Tý, người Y Tý quý lắm. Nhưng người Y Tý nghèo, chỉ có rượu suông đãi khách quý thôi à!”.
Về nhà đồng chí bí thư, bữa cơm đạm bạc đã sắp sẵn chờ chúng tôi. Chén rượu ngô thơm nồng, ấm áp.
Y Tý nằm giáp biên giới Việt – Trung, được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng già. Y Tý có 3.700 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao cùng sinh sống.
Người Dao sống lẫn trong những cánh rừng, người Mông sống chon von trên những đỉnh núi đá. Người Hà Nhì làm những ngôi nhà đất hình tròn như những cây nấm ở sườn núi và thung lũng trông chả khác gì lô cốt.
Bên bếp lửa hồng, chén rượu mềm môi, ông Lúy kể cho tôi nghe truyền thuyết về những ngày chạy giặc của người Y Tý.
Cội rễ người Y Tý vốn không ở mảnh đất này mà ở mãi nơi núi cao tít hút. Người Y Tý sinh sống phồn thịnh, mỗi ngày lại giàu có. Trong nhà lúc nào cũng có gạo trắng dự trữ, săn thú về ăn, thuốc phiện hút xả láng cả ngày. Đến trẻ con cũng biết hút thuốc phiện. Bản làng Y Tý của nả nhiều không biết bao nhiêu mà kể.
Thế nhưng, một ngày quân giặc kéo đến giày xéo bản làng, người Y Tý không chống cự lại được, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, tiếng khóc nỉ non vang khắp đại ngàn. Người Y Tý đành phải bỏ bản, bỏ làng chạy mãi về phía Nam sinh sống.
Thế nhưng, hễ dựng bản, dựng làng, cuộc sống phồn thịnh thì giặc dã lại đến xâm lăng. Người Y Tý cả đời chỉ lo chạy giặc. Họ phải làm những ngôi nhà có tường dày, vững chắc như tường thành là để mong có được cảm giác an tâm.
Từ khi chạy đến Y Tý, đã mấy trăm năm nay không còn giặc dã đến xâm lược nữa. Nhưng, những ngôi nhà tường đất này vẫn còn được dân Y Tý dựng lên như một nét văn hóa đặc sắc, kỳ công có một không hai. Những ngôi nhà này đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà nghiên cứu.
Trên con đường quanh co xuống thôn Tả Di Thàng, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng và mấy đứa con đang kè đá làm nền nhà. Người đàn ông tên là Chu Hờ Ly đang dùng búa đập đá có dáng người nhỏ thó, khuôn mặt đen như gốc cây cháy dở.
Trong cái lạnh ngằn ngặt mà anh ta vẫn trần như nhộng. Đôi tay xương xẩu vằn lên những đường cơ như rễ cây rừng. Nhìn vóc dáng anh ta đủ thấy cả đời lam lũ vất vả với miếng cơm manh áo.
Vừa rồi bán được ít thảo quả nên mới có tiền, vợ chồng con cái kéo nhau lên sườn núi làm lại nhà. Thấy tôi chăm chú nhìn đống lửa bùng bùng cháy trên một tảng đá lớn, Ly bảo: “Úi chà, hòn đá này cứng đầu lắm heng, đập mãi nó không chịu vỡ ra hà. Ta mà đốt thì chỉ có vỡ hết…”.
Thì ra, búa dao không đập vỡ được hòn đá nên họ phải dùng lửa nung để nó nứt ra rồi mới đập dần từng miếng. Phải đập được hòn đá lớn mới có mặt bằng làm nhà.
Làm nền nhà ở vùng núi đá này là công đoạn vô cùng vất vả, cả nhà phải mất vài tháng trời làm quần quật mới xong. Nền nhà làm xong rồi thì tiếp tục làm tường.
Làm tường là công đoạn kỳ công, mất nhiều thời gian, công sức nhất. Họ phải xuống thung lũng đào đất vác lên sườn núi. Đây là loại đất có độ kết dính cao, thường là đất sét chịu được mưa không bị rã, nắng không bị nứt.
Đất được nhào với nước thật nhuyễn, để cho khô đặc quánh lại, sau đó được nhồi vào các khuôn ván đã lắp sẵn. Đất nhồi từng ít một, rồi dùng búa gỗ, chày gỗ nện thật mạnh cho đất nẹn thật chặt. Họ cứ làm tỉ mẩn như thế suốt 4-5 tháng trời mới xong.
Tường nhà dày độ 0,5 đến 1 mét, cao 4 đến 5 mét. Trông ngôi làm bằng đất tưởng như chỉ vài người đẩy cái là đổ, nhưng thực ra lại rất chắc chắn, các loại súng bắn không xuyên qua nổi. Nhiều ngôi nhà đã qua 4 –5 đời người mà vẫn vững chãi như tường thành cổ.
Ngôi nhà của người Hà Nhì chỉ có một cửa rất hẹp, cao không quá đầu người, nhìn từ bên ngoài tối om như cửa hang. Ngoài bốn bức tường vây quanh còn có một bức tường dài ngay trước cửa ra vào.
Bức tường này ngoài tác dụng chắn gió còn tạo lối để vào hai gian buồng ở hai trái nhà. Giữa nhà kê chiếc sàn gỗ, là nơi tiếp khách và ăn cơm.
Một bên là bếp lửa, một bên là bàn thờ tổ tiên. Không gian giữa bếp lửa và bàn thờ là hòn đá thờ. Hòn đá này là để thờ Thần lửa. Người Hà Nhì quan niệm rằng đá sinh ra lửa nên phải thải thờ hòn đá thì Thần lửa mới ở bên người Hà Nhì.
Bởi thế, khi dựng nhà xong, việc đầu tiên là người Hà Nhì kiếm một hòn đá để làm lễ đón Thần lửa về ngôi nhà của mình. Sau khi đón Thần lửa về và làm xong bàn thờ tổ tiên thì người Hà Nhì mới làm lễ lên nhà mới.
Trong ngôi nhà của người Hà Nhì, bếp lửa không bao giờ tắt. Lửa là ánh sáng, đuổi cái tối âm âm trong ngôi nhà kín mít, lửa mang hơi ấm cho ngôi nhà giúp người Hà Nhì chống lại cái rét ngằn ngặt quanh năm. Vì vậy, với người Hà Nhì, lửa không những để nấu ăn, sưởi ấm mà nó còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức.
Còn tiếp…
Phong Hân
Trải qua hàng trăm năm, dù đói nghèo, lạc hậu, song họ quyết giữ gìn từng tấc đất biên cương, như giữ ngọn lửa thiêng mãi rực cháy ấm áp trong ngôi nhà của mình.
Kỳ 1: Xứ sở nhà đất
Trận mưa cuối đông khiến đất trời Bát Xát sẫm nặng, mây giăng khắp ngả, rừng già thêm thâm u, huyền bí.
Con đường từ đầu nguồn sông Hồng ngược lên Y Tý hun hút trong gió lạnh, chẳng có một bóng người. Xuyên qua làn mây trắng mờ mờ, Y Tý dần hiện rõ. Những ngôi nhà như củ nấm khổng lồ mọc trên sườn núi.
Càng về tối, đất trời càng co lại trong màn mây dày đặc. Rừng già Dền Sáng thâm u đã bị những lớp mây mờ nuốt trọn từ bao giờ, không còn thấy gì nữa. Cảnh vật chỉ còn vài mét ở trước mắt.
Y Tý lúc nào cũng chìm trong mây mù |
Bí thư Đảng ủy Ly Dờ Lúy rẽ đám mây mờ, đưa bàn tay gân guốc, đen sì như rễ cây rừng nắm tay chúng tôi thật chặt và nói bằng tiếng phổ thông: “Hây dà, nhà báo vất vả quá. Vào Y Tý, người Y Tý quý lắm. Nhưng người Y Tý nghèo, chỉ có rượu suông đãi khách quý thôi à!”.
Về nhà đồng chí bí thư, bữa cơm đạm bạc đã sắp sẵn chờ chúng tôi. Chén rượu ngô thơm nồng, ấm áp.
Y Tý nằm giáp biên giới Việt – Trung, được bao bọc xung quanh bởi những cánh rừng già. Y Tý có 3.700 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao cùng sinh sống.
Bên bếp lửa hồng, chén rượu mềm môi, ông Lúy kể cho tôi nghe truyền thuyết về những ngày chạy giặc của người Y Tý.
Cội rễ người Y Tý vốn không ở mảnh đất này mà ở mãi nơi núi cao tít hút. Người Y Tý sinh sống phồn thịnh, mỗi ngày lại giàu có. Trong nhà lúc nào cũng có gạo trắng dự trữ, săn thú về ăn, thuốc phiện hút xả láng cả ngày. Đến trẻ con cũng biết hút thuốc phiện. Bản làng Y Tý của nả nhiều không biết bao nhiêu mà kể.
Thế nhưng, một ngày quân giặc kéo đến giày xéo bản làng, người Y Tý không chống cự lại được, máu chảy thành sông, xương chất thành núi, tiếng khóc nỉ non vang khắp đại ngàn. Người Y Tý đành phải bỏ bản, bỏ làng chạy mãi về phía Nam sinh sống.
Ngôi nhà như lô cốt bằng đất |
Từ khi chạy đến Y Tý, đã mấy trăm năm nay không còn giặc dã đến xâm lược nữa. Nhưng, những ngôi nhà tường đất này vẫn còn được dân Y Tý dựng lên như một nét văn hóa đặc sắc, kỳ công có một không hai. Những ngôi nhà này đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà nghiên cứu.
Trên con đường quanh co xuống thôn Tả Di Thàng, chúng tôi gặp một cặp vợ chồng và mấy đứa con đang kè đá làm nền nhà. Người đàn ông tên là Chu Hờ Ly đang dùng búa đập đá có dáng người nhỏ thó, khuôn mặt đen như gốc cây cháy dở.
Vừa rồi bán được ít thảo quả nên mới có tiền, vợ chồng con cái kéo nhau lên sườn núi làm lại nhà. Thấy tôi chăm chú nhìn đống lửa bùng bùng cháy trên một tảng đá lớn, Ly bảo: “Úi chà, hòn đá này cứng đầu lắm heng, đập mãi nó không chịu vỡ ra hà. Ta mà đốt thì chỉ có vỡ hết…”.
Thì ra, búa dao không đập vỡ được hòn đá nên họ phải dùng lửa nung để nó nứt ra rồi mới đập dần từng miếng. Phải đập được hòn đá lớn mới có mặt bằng làm nhà.
Làm nền nhà ở vùng núi đá này là công đoạn vô cùng vất vả, cả nhà phải mất vài tháng trời làm quần quật mới xong. Nền nhà làm xong rồi thì tiếp tục làm tường.
Dồi đất làm nhà |
Đất được nhào với nước thật nhuyễn, để cho khô đặc quánh lại, sau đó được nhồi vào các khuôn ván đã lắp sẵn. Đất nhồi từng ít một, rồi dùng búa gỗ, chày gỗ nện thật mạnh cho đất nẹn thật chặt. Họ cứ làm tỉ mẩn như thế suốt 4-5 tháng trời mới xong.
Tường nhà dày độ 0,5 đến 1 mét, cao 4 đến 5 mét. Trông ngôi làm bằng đất tưởng như chỉ vài người đẩy cái là đổ, nhưng thực ra lại rất chắc chắn, các loại súng bắn không xuyên qua nổi. Nhiều ngôi nhà đã qua 4 –5 đời người mà vẫn vững chãi như tường thành cổ.
Chỉ có một cửa hẹp, thấp để ra vào ngôi nhà |
Bức tường này ngoài tác dụng chắn gió còn tạo lối để vào hai gian buồng ở hai trái nhà. Giữa nhà kê chiếc sàn gỗ, là nơi tiếp khách và ăn cơm.
Một bên là bếp lửa, một bên là bàn thờ tổ tiên. Không gian giữa bếp lửa và bàn thờ là hòn đá thờ. Hòn đá này là để thờ Thần lửa. Người Hà Nhì quan niệm rằng đá sinh ra lửa nên phải thải thờ hòn đá thì Thần lửa mới ở bên người Hà Nhì.
Bên trong ngôi nhà "lô cốt" của người Hà Nhì lúc nào cũng tối, ẩm ướt |
Bởi thế, khi dựng nhà xong, việc đầu tiên là người Hà Nhì kiếm một hòn đá để làm lễ đón Thần lửa về ngôi nhà của mình. Sau khi đón Thần lửa về và làm xong bàn thờ tổ tiên thì người Hà Nhì mới làm lễ lên nhà mới.
Trong ngôi nhà của người Hà Nhì, bếp lửa không bao giờ tắt. Lửa là ánh sáng, đuổi cái tối âm âm trong ngôi nhà kín mít, lửa mang hơi ấm cho ngôi nhà giúp người Hà Nhì chống lại cái rét ngằn ngặt quanh năm. Vì vậy, với người Hà Nhì, lửa không những để nấu ăn, sưởi ấm mà nó còn mang ý nghĩa thiêng liêng trong tâm thức.
Còn tiếp…
Phong Hân
Bình luận