(VTC News) - Theo tập túc kết hôn ở Nepal, người ta quan niệm rằng mỗi thiếu nữ phải trải qua 3 lần làm lễ vu quy mới có thể sống yên ổn về sau. Đó là kết hôn với trái cây, với mặt trời và cuối cùng là kết hôn với người chồng thực.
Trong hôn lễ kì lạ ở Nepal, cô dâu đều là những thiếu nữ vị thành niên, mới bước vào tuổi xuân thì. Vào ngày trọng đại của đời mình, các thiếu nữ đeo rất nhiều đồ trang sức vàng kim, đầu cài hoa tươi… như thể đang hân hoan bước lên xe hoa về nhà chồng. Thế nhưng, "đối tượng" của họ chẳng phải anh chàng khôi ngô tuấn tú nào cả, mà lại là... một loại trái cây đặc sản địa phương: quả măng cụt.
Quả măng cụt được người dân Nepal coi là biểu tượng cho sức khỏe trường thọ và sự thủy chung của người chồng đích thực trong tương lai. Theo truyền thuyết, chỉ khi làm lễ kết hôn với quả măng cụt, người con gái mới có thể tìm được hạnh phúc đích thực cho mình về sau này. Vì thế, nghi thức tổ chức hôn lễ với quả măng cụt được làm long trọng, đình đám như một đám cưới thật.
Kết thúc nghi thức kết hôn với trái cây, thiếu nữ sẽ phải ở trong phòng tối 11 ngày, có người phục vụ, tuyệt đối không được ra ngoài, đặc biệt không được để đàn ông nhìn thấy.
Cho đến ngày thứ 12, thiếu nữ phải thức dậy trước khi mặt trời mọc, tắm gội sạch sẽ và bôi thuốc mỡ khắp người, rồi bịt kín hai mắt và được đưa lên tầng cao nhất của tòa nhà để bắt đầu nghi lễ với mặt trời.
Chỉ sau khi hoàn tất hai nghi lễ với trái cây và mặt trời, thiếu nữ này mới được coi là chính thức thành niên, có thể tiếp nhận cuộc hôn nhân với người chồng thực.
Sau khi hoàn tất nghi thức kết hôn, bố mẹ sẽ bọc kín "chú rể" măng cụt vào một chiếc khăn màu đỏ, còn cô dâu lại trở về cuộc sống ấu thơ.
Nghi thức hôn lễ này thể hiện mong ước của các bậc cha mẹ về cuộc sống hôn nhân tốt đẹp của con mình sau này; ngày càng mang nhiều ý nghĩa tượng trưng văn hóa hơn là một niềm tin tôn giáo.
Trong hôn lễ kì lạ ở Nepal, cô dâu đều là những thiếu nữ vị thành niên, mới bước vào tuổi xuân thì. Vào ngày trọng đại của đời mình, các thiếu nữ đeo rất nhiều đồ trang sức vàng kim, đầu cài hoa tươi… như thể đang hân hoan bước lên xe hoa về nhà chồng. Thế nhưng, "đối tượng" của họ chẳng phải anh chàng khôi ngô tuấn tú nào cả, mà lại là... một loại trái cây đặc sản địa phương: quả măng cụt.
Quả măng cụt được người dân Nepal coi là biểu tượng cho sức khỏe trường thọ và sự thủy chung của người chồng đích thực trong tương lai. Theo truyền thuyết, chỉ khi làm lễ kết hôn với quả măng cụt, người con gái mới có thể tìm được hạnh phúc đích thực cho mình về sau này. Vì thế, nghi thức tổ chức hôn lễ với quả măng cụt được làm long trọng, đình đám như một đám cưới thật.
Kết thúc nghi thức kết hôn với trái cây, thiếu nữ sẽ phải ở trong phòng tối 11 ngày, có người phục vụ, tuyệt đối không được ra ngoài, đặc biệt không được để đàn ông nhìn thấy.
Cho đến ngày thứ 12, thiếu nữ phải thức dậy trước khi mặt trời mọc, tắm gội sạch sẽ và bôi thuốc mỡ khắp người, rồi bịt kín hai mắt và được đưa lên tầng cao nhất của tòa nhà để bắt đầu nghi lễ với mặt trời.
Chỉ sau khi hoàn tất hai nghi lễ với trái cây và mặt trời, thiếu nữ này mới được coi là chính thức thành niên, có thể tiếp nhận cuộc hôn nhân với người chồng thực.
Sau khi hoàn tất nghi thức kết hôn, bố mẹ sẽ bọc kín "chú rể" măng cụt vào một chiếc khăn màu đỏ, còn cô dâu lại trở về cuộc sống ấu thơ.
Nghi thức hôn lễ này thể hiện mong ước của các bậc cha mẹ về cuộc sống hôn nhân tốt đẹp của con mình sau này; ngày càng mang nhiều ý nghĩa tượng trưng văn hóa hơn là một niềm tin tôn giáo.
Đỗ Hường
Bình luận