(VTC News) - Đã từng có nhiều người bị loài rồng này tấn công và ăn thịt. Chúng là loài săn mồi vô cùng kinh hoàng với bộ máy tiêu hóa cực mạnh. Chúng có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, con Komodo nặng 100kg có thể xơi 80kg thịt sống. Chúng có thể xơi hết cả bộ xương của một con trâu.
Ở đất nước vạn đảo Indonesia có một hòn đảo, có tên là đảo Komodo. Đây là một trong số 17.508 đảo của Indonesia. Đảo này có diện tích khoảng 1.800 km² với trên 2.000 người sinh sống.
Hòn đảo này là một phần của Vườn quốc gia Komodo. Hòn đảo độc đáo và nổi tiếng thế giới bởi sự có mặt của loài rồng Komodo. Tên gọi của loài rồng được đặt theo tên hòn đảo.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2-3m, cân nặng có thể đến 1,6 tạ. Chúng thuộc họ kỳ đà. Thức ăn của chúng phong phú đa dạng, từ các loại côn trùng cho đến các loại thú như dê, trâu rừng, bò rừng, lợn lòi hoang dã. Thậm chí chúng ăn thịt cả đồng loại. Trên hòn đảo này, chúng chỉ có kẻ thù duy nhất, chính là những con rồng lớn hơn.
Đã từng có nhiều người bị loài rồng này tấn công và ăn thịt. Chúng là loài săn mồi vô cùng kinh hoàng với bộ máy tiêu hóa cực mạnh. Chúng có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, con Komodo nặng 100kg có thể xơi 80kg thịt sống. Chúng có thể xơi hết cả bộ xương của một con trâu.
Rồng Komodo chỉ có mặt ở Indonesia. Các nhà khoa học chưa từng phát hiện con Komodo nào khác ngoài Indonesia. Theo các nhà khoa học, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Ở Australia cũng từng ghi nhận sự xuất hiện của loài rồng này, với chiều dài và trọng lượng gấp 3 lần Komodo, nhưng chỉ là những bộ xương hóa thạch.
Chúng là loài ăn thịt vô cùng hung dữ. Rồng Komodo sở hữu bộ hàm cực khỏe, hàm răng sắc và vô cùng phàm ăn. Đã vậy, những nhát cắn của chúng lại truyền chất kịch độc vào cơ thể con mồi. Nọc độc của nó tương đương với nọc một số loài rắn độc. Sức mạnh bộ hàm, cùng với nọc độc, sẽ giết chết con mồi, dù đó là trâu mộng.
Thính giác và thị giác của rồng Komodo rất kém, tuy nhiên, chúng lại có cái lưỡi vô cùng nhạy cảm. Bằng việc thè cái lưỡi dài ngoằng ra, chúng có thể xác định được xác chết thối cách xa tới 10km. Xác chết thối cũng là món ăn yêu thích của chúng. Sau khi tấn công con mồi, tiêm nọc độc cùng nhiều loại virus độc hại vào con mồi, chúng sẽ “nằm khểnh” chờ con mồi chết. Con mồi dù chạy xa đến 10km mới chết, thì nó cũng sẽ tìm được để ăn thịt.
Rồng Komodo thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng lặn sâu tới 5m để mò cá, nhưng lại có thể leo trèo như thằn lằn trên cây.
Trứng của rồng Komodo cũng rất kỳ lạ. Vỏ trứng dai, dính và to lên khi rồng con trong trứng phát triển. Lúc trứng sắp nở, khối lượng tăng lên khoảng 50%. Rồng cái đẻ khoảng 20 trứng và vùi trứng trong cát.
Rồng con dùng bộ răng sắc để phá trứng chui ra ngoài. Vừa ra khỏi trứng, nó đã xông xáo tự đi kiếm ăn mà không cần sự bảo vệ của bố mẹ. Chính vì thế, chúng dễ dàng thành con mồi cho rồng lớn hơn.
Chỉ 3-5 năm là rồng Komodo trưởng thành và 10 năm sau có thể sinh sản. Tuổi thọ của chúng từ 30 đến 50 năm.
Rồng Komodo là loài thích hợp với môi trường vô cùng khắc nghiệt của những hòn đảo núi lửa khô cằn. Hiện ở Indonesia còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ghi nhận được khoảng 350 cá thể rồng cái. Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, song tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm, núi lửa hoạt động, lượng rồng cái ít, nên chúng được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Để chiêm ngưỡng đầy đủ nhất hình ảnh loài rồng đặc biệt này, mời độc giả xem slideshow.
An Thái My
Ở đất nước vạn đảo Indonesia có một hòn đảo, có tên là đảo Komodo. Đây là một trong số 17.508 đảo của Indonesia. Đảo này có diện tích khoảng 1.800 km² với trên 2.000 người sinh sống.
Hòn đảo này là một phần của Vườn quốc gia Komodo. Hòn đảo độc đáo và nổi tiếng thế giới bởi sự có mặt của loài rồng Komodo. Tên gọi của loài rồng được đặt theo tên hòn đảo.
Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất thế giới, chiều dài con lớn trung bình 2-3m, cân nặng có thể đến 1,6 tạ. Chúng thuộc họ kỳ đà. Thức ăn của chúng phong phú đa dạng, từ các loại côn trùng cho đến các loại thú như dê, trâu rừng, bò rừng, lợn lòi hoang dã. Thậm chí chúng ăn thịt cả đồng loại. Trên hòn đảo này, chúng chỉ có kẻ thù duy nhất, chính là những con rồng lớn hơn.
Đã từng có nhiều người bị loài rồng này tấn công và ăn thịt. Chúng là loài săn mồi vô cùng kinh hoàng với bộ máy tiêu hóa cực mạnh. Chúng có thể xơi một lúc lượng thịt bằng 80% trọng lượng cơ thể. Nghĩa là, con Komodo nặng 100kg có thể xơi 80kg thịt sống. Chúng có thể xơi hết cả bộ xương của một con trâu.
Móng vuốt rồng. |
Rồng Komodo chỉ có mặt ở Indonesia. Các nhà khoa học chưa từng phát hiện con Komodo nào khác ngoài Indonesia. Theo các nhà khoa học, rồng Komodo có quan hệ mật thiết với loài khủng long đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm. Ở Australia cũng từng ghi nhận sự xuất hiện của loài rồng này, với chiều dài và trọng lượng gấp 3 lần Komodo, nhưng chỉ là những bộ xương hóa thạch.
Chúng là loài ăn thịt vô cùng hung dữ. Rồng Komodo sở hữu bộ hàm cực khỏe, hàm răng sắc và vô cùng phàm ăn. Đã vậy, những nhát cắn của chúng lại truyền chất kịch độc vào cơ thể con mồi. Nọc độc của nó tương đương với nọc một số loài rắn độc. Sức mạnh bộ hàm, cùng với nọc độc, sẽ giết chết con mồi, dù đó là trâu mộng.
Giết chết và ăn thịt cả trâu rừng. |
Thính giác và thị giác của rồng Komodo rất kém, tuy nhiên, chúng lại có cái lưỡi vô cùng nhạy cảm. Bằng việc thè cái lưỡi dài ngoằng ra, chúng có thể xác định được xác chết thối cách xa tới 10km. Xác chết thối cũng là món ăn yêu thích của chúng. Sau khi tấn công con mồi, tiêm nọc độc cùng nhiều loại virus độc hại vào con mồi, chúng sẽ “nằm khểnh” chờ con mồi chết. Con mồi dù chạy xa đến 10km mới chết, thì nó cũng sẽ tìm được để ăn thịt.
Ăn cả xác thối. |
Rồng Komodo thích hợp ở nhiều môi trường khác nhau. Chúng lặn sâu tới 5m để mò cá, nhưng lại có thể leo trèo như thằn lằn trên cây.
Trứng của rồng Komodo cũng rất kỳ lạ. Vỏ trứng dai, dính và to lên khi rồng con trong trứng phát triển. Lúc trứng sắp nở, khối lượng tăng lên khoảng 50%. Rồng cái đẻ khoảng 20 trứng và vùi trứng trong cát.
Rồng con dùng bộ răng sắc để phá trứng chui ra ngoài. Vừa ra khỏi trứng, nó đã xông xáo tự đi kiếm ăn mà không cần sự bảo vệ của bố mẹ. Chính vì thế, chúng dễ dàng thành con mồi cho rồng lớn hơn.
Chỉ 3-5 năm là rồng Komodo trưởng thành và 10 năm sau có thể sinh sản. Tuổi thọ của chúng từ 30 đến 50 năm.
Rồng Komodo là loài thích hợp với môi trường vô cùng khắc nghiệt của những hòn đảo núi lửa khô cằn. Hiện ở Indonesia còn khoảng 3.500 cá thể rồng Komodo. Tuy nhiên, các nhà khoa học chỉ ghi nhận được khoảng 350 cá thể rồng cái. Mặc dù rồng Komodo được bảo vệ nghiêm ngặt, song tình trạng thu hẹp môi trường sống do con người lấn chiếm, núi lửa hoạt động, lượng rồng cái ít, nên chúng được coi là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Để chiêm ngưỡng đầy đủ nhất hình ảnh loài rồng đặc biệt này, mời độc giả xem slideshow.
An Thái My
Bình luận