• Zalo

Xót xa lớp học rách nát sau mưa lũ của trẻ em Thanh Hóa, hết năm học vẫn tả tơi

Giáo dụcThứ Sáu, 11/05/2018 11:17:00 +07:00Google News

Nhiều phòng học tại xã miền núi Lũng Cao, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) bị hư hại đến nay vẫn chưa được dựng lại.

Bản Cao Hoong cách trung tâm xã Lũng Cao chỉ hơn 3km song lại nằm tách biệt trong thung lũng vì sự chia cắt của núi non nơi đây. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học chữ cho học sinh Cao Hoong, 3 phòng học được dựng ngay trung tâm bản đáp ứng nhu cầu học tập của 20 học sinh tiểu học và mầm non.

Số học sinh trung học cơ sở của bản được huy động ra trung tâm xã học tập. Tuy nhiên, phòng học cho 9 học sinh mầm non tại Cao Hoong đã hư hỏng nặng và không thể sử dụng tiếp.

Được dân bản dựng lên vào năm 2015, phòng học mầm non được lắp ghép từ các cột gỗ, vách là các tấm ván ghép lại, mái là tấm lợp xi măng, có diện tích hơn 10m². Do được dựng lên từ lâu, lại là nhà tạm nên phòng học mầm non nhanh chóng bị mưa gió làm hư hại.

Hiện tại phòng học bị tốc mái nhiều chỗ, cả phòng học bị gió đẩy nghiêng chỉ chờ đổ xụp xuống. Trước tình cảnh đó, các giáo viên nơi đây buộc phải tạm dừng cho học sinh học ở căn phòng này để đảm bảo an toàn cho các em.

A1 phong hoc o Thanh Cong

 

A1 phong hoc Cao Hoong (1) 3

Mưa lũ làm hư hại phòng học ở bản Cao Hoong và Thành Công của xã Lũng Cao. (Ảnh: Hoàng Dũng)  

Cô giáo Hà Thị Hiền – Hiệu trưởng trường mầm non Cao Hoong cho biết: “Đầu tháng 4/2018 trên địa bàn xảy ra mưa lũ, gió mạnh khiến phòng học mầm non bị đổng hiên, dân bản sửa chửa song do căn phòng xuống cấp quá không đảm bảo an toàn cho học sinh, chúng tôi không cho học sinh vào học nữa. Từ đó đến nay 9 học sinh mầm non chuyển sang học nhờ tại phòng học của học sinh tiểu học”.

Theo cô Hiền, việc học nhờ tại phòng học Tiểu học gây không ít khó khăn cho cấp học mầm non. Cụ thể, thiết kế phòng học cấp tiểu học không phù hợp cho cấp mầm non, bàn ghế cho tiểu học không thể áp dụng cho học sinh mầm non ngồi, ngoài ra nền phòng học chưa được lát ghạch hoa nên các cô giáo không thể áp dụng các hoạt động vui chơi cho các em…

Trước sau mỗi buổi học, các cô giáo lại phải thu dọn đồ dùng mầm non, kê chỉnh lại bàn ghế để trả lại nguyên trạng phòng học cho cấp tiểu học hoạt động vào sáng hôm sau.

Hai phòng học của học sinh tiểu học cũng không phải là phòng học kiên cố mà là các phòng học dân bản dựng lên với cột gỗ, vách ván ghép, mái lợp tấm xi măng. Buổi sáng, học sinh tiểu học học tập xong các cô giáo mầm non kê lại bàn ghế để mượn phòng này cho học sinh mầm non học vào buổi chiều.

Bậc tiểu học ở Cao Hoong có 11 học sinh: 1 học sinh lớp 1, 2 học sinh lớp 2, 7 học sinh lớp 3, không có học sinh lớp 4 và 1 học sinh lớp 5. Cô giáo Lường Thị Yến cho biết 11 học sinh tiểu học thì có 7 em thuộc hộ nghèo, 4 em hộ cận nghèo. Lớp cô Yến chủ nhiệm là lớp ghép 3 trình độ 1-2- 3. Căn phòng nhỏ được thiết kế có 3 cái bảng quay về 3 hướng để cô Yến dạy cùng lúc cho 10 học sinh của 3 trình độ 1-2-3.

A2 lop ghep 3 trinh do cap tieu hoc Cao Hoong 6

 Lớp ghép 3 trình độ tiểu học. (Ảnh: Hoàng Dũng)

Tương tự như ở bản Cao Hoong, phòng học mầm non ở bản Thành Công (xã LũngCao) cũng không thể sử dụng tiếp sau trận lũ lụt lịch sử tại Thanh Hóa vào tháng10/2017. Mưa rừng, lũ núi đã phá tan hoang phòng học của 23 trẻ mầm non. Được dân bản dựng lên vào năm 2013, sau mưa lũ phòng học mầm non chỉ còn lại mấy cột gỗ, không còn vách che, mái lá bị gió núi quật tơi tả.

Để tiếp tục công tác giáo dục, 23 trẻ mầm non được chuyển sang học nhờ tại phòng học của cấp tiểu học ở Thành Công. Tuy nhiên, sự khác biệt trong phương pháp giảng dạy tiểu học, thiết kế phòng học… đã ảnh hưởng không nhỏ cho cấp học mầm non khi trẻ học cạnh lớp tiểu học. Việc mầm non học nhờ tại phòng học của tiểu học ở Lũng Cao chỉ là giải pháp tình thế trong lúc này.

A3 Khu lop hoc tieu hoc o Cao Hoong 5

Khu lớp học và phòng ở của giáo viên (Ảnh: Hoàng Dũng) 

Trước những thông tin chúng tôi cung cấp, trực tiếp khảo sát thực tế tại các điểm trường nói trên, Chủ tịch UBND huyện Bá Thước – ông Nguyễn Văn Dũng cho biết: “Bá Thước là một trong những huyện nghèo của Thanh Hóa cũng như cả nước, đời sống nhân dân rất khó khăn. Nguồn vốn huyện đầu tư cho giáo dục đã thay đổi diện mạo nhiều ngôi trường và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Quan điểm của huyện là không để học sinh phải nghỉ học vì không có trường lớp.

A4 hoc sinh Lung cao dang cho doi nhung phong hoc kien co 7

Học sinh mầm non đang chờ đợi những phòng học kiên cố. (Ảnh: Hoàng Dũng) 

Trước tình hình mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho giáo dục của huyện nhà, chúng tôi đang huy động mọi nguồn lực để sớm xây dựng lại phòng học cho các cháu. Trước mắt, giải pháp tình thế là để học sinh mầm non học nhờ tại phòng học của cấp tiểu học chờ các phòng học mầm non được xây mới”.

Video: Nghệ An: Huyện "quên" chi trả 5,7 tỷ đồng hỗ trợ cho học sinh nghèo

Hoàng Dũng
Bình luận
vtcnews.vn