Mặc dù đã ở ngưỡng tuổi 80 nhưng cụ bà Đỗ Thị Lan ở thôn Gốc Mít xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai) vẫn làm nghề bốc mộ. Đã 30 năm sống với cõi “âm tào địa phủ” nên cụ Lan cũng có nhiều điểm… khác người.
Từ phố Lu của huyện Bảo Thắng, ngược lên chưa đầy 10 cây số là con đường nhỏ dẫn vào thôn Gốc Mít. Ở phía cuối làng, sau những hàng cây mít đã mục ruỗng chỉ còn trơ lại cái gốc là ngôi nhà nhỏ của cụ Lan.
Từng giúp việc cho lãnh đạo
Thấy có khách, tưởng là người đến mời đi bốc mộ nên cụ Lan bảo: “Tối nay chưa bốc được đâu, trời vừa tạnh mưa phải để khô đất mới làm được”. Chúng tôi trình bày là phóng viên, cụ Lan hồ hởi bảo: “Làm cái nghề bốc mộ mà cũng có phóng viên đến thăm thì vui quá”.
Cụ Lan tuy đã bước sang tuổi 80 nhưng vẫn còn tinh tường và khoẻ mạnh lắm. Cụ chạy như con thoi xuống bếp bê lên nhà một hũ rượu ngô mời khách. Rót rượu ra bát, cụ Lan phàn nàn: “Không có “cái anh” (rượu) này thì khó nói chuyện lắm. Bà cháu ta, mỗi người làm 3 bát rồi câu chuyện sẽ tuồn tuột mà chảy thôi”.
Cụ Lan quê gốc ở huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội), học hết lớp 3 thì được ông cụ thân sinh là Đỗ Văn Bính đưa đi giúp việc cho một số lãnh đạo thời chiến. Cụ Bính vốn là người chăm chỉ, hiền lành nên được nhiều tướng lĩnh tin dùng. Cô bé Lan lúc ấy được bố giới thiệu giúp việc cho tướng Đặng Kim Giang thời kỳ ông đang làm Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu 3.
Cụ Bính là một liên lạc viên kiêm cấp dưỡng cho tướng Lê Thanh Nghị và Nguyễn Văn Trân. Cụ Lan lúc ấy cũng được theo cha phục vụ lãnh đạo. “Tuy tôi ít học nhưng được cái sáng dạ. Lãnh đạo có chỉ bảo gì thì chỉ một lần là tôi nhớ hết nên các ông ấy quý tôi lắm. Mãi sau này, khi chuẩn bị lập gia đình, tôi mới thôi công việc cấp dưỡng cho lãnh đạo”.
Năm 1955, cụ Lan lấy một thanh niên người Bến Tre, bắt đầu một cuộc sống gia đình với nhiều hạnh phúc và cả những khổ đau.
Lên núi bốc mộ
Người chồng quê Bến Tre ấy cụ chỉ còn nhớ tên là Mười, người ta thường gọi như vậy, chứ tên tuổi đầy đủ thì không được rõ. Cụ Lan sinh tất thảy 5 người con. Đến những năm 70 thì cụ Mười bỏ vào Nam và từ đó không ra nữa, dần hai người mất liên lạc. Một vai người đàn bà gánh 5 đứa con thơ. Mấy năm sau, cụ quyết định đi bước nữa với cụ ông Phạm Văn Ngoạn là người quê Lý Nhân - Hà Nam.
Vợ chồng họ “khăn gói quả mướp” lên Bảo Thắng - Lào Cai theo chính sách kinh tế mới. Cuộc sống bắt đầu nơi vùng núi đá không hề giản đơn, họ làm đủ mọi thứ nghề, từ khai hoang đến trồng ngô khoai sắn, chặt nứa, bóc măng thuê... Hai vợ chồng làm quần quật suốt đêm ngày nuôi 6 đứa con ăn học, vì lúc này họ vừa có riêng với nhau một cô con gái đặt tên là Phạm Hương Ngọc.
Làm mãi, đủ nghề mà vẫn không đủ ăn nên cụ Lan giấu chồng đi làm nghề bốc mộ thuê cho các xã bên cạnh. “Lúc ấy, bằng mọi giá tôi phải có tiền nuôi con nên cũng phải liều đi bốc mộ vậy thôi, chứ nghề này độc hại lắm”.
Thỉnh thoảng thấy vợ có tiền đong gạo, cụ Ngoạn đâm ra nghi ngờ vợ thất tiết nên thỉnh thoảng có chì chiết bóng gió. Một hôm, cụ Ngoạn theo dõi, thấy vợ đến khu nghĩa địa nên càng sinh nghi, ông nghĩ phải bắt được quả tang để vợ không thể chối cãi.
Một hồi sau, cụ Ngoạn ập đến. Trước mắt, không phải là một đôi nam nữ đang tơ tình mà là người vợ đang khom lưng “rửa xương” cho người đã khuất để lấy tiền nuôi con. Cả hai rơm rớm nước mắt, chỉ có những người đứng quanh đó là không hiểu.
Từ ấy, hai vợ chồng họ chung “chiến tuyến”, cùng nhau làm nghề bốc mộ nuôi 6 người con. Được khoảng chục năm thì chồng qua đời. Cụ Lan vẫn không bỏ nghề, cụ quan niệm: “Làm nghề bốc mộ cũng là làm phúc, sang cát rửa xương cho người đã khuất là một sứ mệnh mà đã được chọn thì không dứt ra được”.
Những giấc mơ kỳ lạ
“Làm nghề gì cũng có cái đạo riêng. Tôi bốc mộ nhưng chỉ lấy tiền của những gia đình có điều kiện. Những người nghèo khó tôi không lấy. Đấy anh xem, hàng nghìn ngôi mộ ở cái xã này đều một tay tôi làm cả”, cụ Lan khoe.
“Làm nghề này khó lắm, gặp ngôi mộ chưa phân huỷ hết thì phải có mẹo. Dùng dao hoặc thanh nứa róc thịt ra. Gặp mộ kết thì phức tạp hơn, dùng đến mấy thanh nứa róc thịt cả ngày mới xong. Rửa xương tuy dễ nhưng không đơn giản, phải thuộc từng bộ phận, không xếp nhầm, không bỏ sót, càng không được làm qua loa mất lòng người âm”.
30 năm làm nghề rửa xương nên cụ Lan cũng có nhiều điểm khác. Cụ bảo, thường xuyên mơ thấy người âm về báo mộng “rửa xương” cho họ. Nếu tối nay mơ thì thể nào ngày mai cũng có người sang nhờ.
Có lần cụ mơ thấy có ông mặc áo the về báo rằng, mộ ấy chưa bốc được vì chưa sạch. Hôm sau, có gia đình đến nhờ cụ sang cát cho người thân. Hỏi ra, cụ Lan mới biết và bảo gia đình chưa bốc được vì chưa phân huỷ hết. Gia đình không tin, cứ nằng nặc đòi cụ phải làm. Khi quan tài đưa lên, cả gia đình thất kinh mới xì xụp lạy cụ Lan là… thánh. Cụ bảo: “Tao làm nghề này lâu tao biết, người sống và người chết có mối liên hệ tâm linh, không xem thường được”.
80 năm can trường làm người, 30 năm bốc mộ khắp tứ phương đã luyện cho cụ Lan một bản lĩnh thép. Nhưng nhiều đêm cụ vẫn khóc một mình vì thương nhớ đứa con út bị bán sang Trung Quốc.
“Cái Ngọc nó xinh lắm, nó lại hiền nữa. Mẹ con nào phải xa nhau mà trời đày cháu ạ! Không biết giờ nó sống hay chết, nó còn sống thì cũng ngoài 30 rồi. Cháu đi nhiều, có biết tin nó thì báo cho bà với”, nói rồi cụ Lan lấy vạt áo lau nước mắt.
Người đàn bà can trường, sôi nổi và vui vẻ vậy mà khi động đến nỗi buồn thì như dao khía vào tim. Nhìn đôi mắt đỏ hoe của cụ mà tôi chực khóc. Im lặng một hồi, cụ bảo: “Mấy năm trước bà có vào Nam thăm các con. Chúng bảo má ở lại đây luôn nhưng bà phải về “rửa xương” cho hàng xóm và chờ cái Ngọc”.
Bây giờ thì cụ Lan làm nghề “rửa xương” không phải vì mưu sinh nữa. Ai gọi thì cụ làm, có khi người ta tạ con gà, nải chuối hay cân gạo. Có thứ cụ nhận, có thứ cụ kiên quyết không lấy.
Trong cái nắng chiều hôm ở xóm núi, trên thềm nhà có người mẹ già vẫn ngóng đợi đứa con út trở về. Tuổi đã gần đất xa trời, làm nghề bốc mộ gần như đã vượt qua “ngưỡng” của sức người nhưng bà vẫn làm, chừng nào còn bốc mộ được, chừng ấy bà còn sức chờ đợi đứa con biệt tích.
Từ phố Lu của huyện Bảo Thắng, ngược lên chưa đầy 10 cây số là con đường nhỏ dẫn vào thôn Gốc Mít. Ở phía cuối làng, sau những hàng cây mít đã mục ruỗng chỉ còn trơ lại cái gốc là ngôi nhà nhỏ của cụ Lan.
Từng giúp việc cho lãnh đạo
Thấy có khách, tưởng là người đến mời đi bốc mộ nên cụ Lan bảo: “Tối nay chưa bốc được đâu, trời vừa tạnh mưa phải để khô đất mới làm được”. Chúng tôi trình bày là phóng viên, cụ Lan hồ hởi bảo: “Làm cái nghề bốc mộ mà cũng có phóng viên đến thăm thì vui quá”.
Cụ Lan tuy đã bước sang tuổi 80 nhưng vẫn còn tinh tường và khoẻ mạnh lắm. Cụ chạy như con thoi xuống bếp bê lên nhà một hũ rượu ngô mời khách. Rót rượu ra bát, cụ Lan phàn nàn: “Không có “cái anh” (rượu) này thì khó nói chuyện lắm. Bà cháu ta, mỗi người làm 3 bát rồi câu chuyện sẽ tuồn tuột mà chảy thôi”.
Cụ Lan quê gốc ở huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội), học hết lớp 3 thì được ông cụ thân sinh là Đỗ Văn Bính đưa đi giúp việc cho một số lãnh đạo thời chiến. Cụ Bính vốn là người chăm chỉ, hiền lành nên được nhiều tướng lĩnh tin dùng. Cô bé Lan lúc ấy được bố giới thiệu giúp việc cho tướng Đặng Kim Giang thời kỳ ông đang làm Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính kháng chiến Liên khu 3.
Cụ Lan |
Cụ Bính là một liên lạc viên kiêm cấp dưỡng cho tướng Lê Thanh Nghị và Nguyễn Văn Trân. Cụ Lan lúc ấy cũng được theo cha phục vụ lãnh đạo. “Tuy tôi ít học nhưng được cái sáng dạ. Lãnh đạo có chỉ bảo gì thì chỉ một lần là tôi nhớ hết nên các ông ấy quý tôi lắm. Mãi sau này, khi chuẩn bị lập gia đình, tôi mới thôi công việc cấp dưỡng cho lãnh đạo”.
Năm 1955, cụ Lan lấy một thanh niên người Bến Tre, bắt đầu một cuộc sống gia đình với nhiều hạnh phúc và cả những khổ đau.
Lên núi bốc mộ
Người chồng quê Bến Tre ấy cụ chỉ còn nhớ tên là Mười, người ta thường gọi như vậy, chứ tên tuổi đầy đủ thì không được rõ. Cụ Lan sinh tất thảy 5 người con. Đến những năm 70 thì cụ Mười bỏ vào Nam và từ đó không ra nữa, dần hai người mất liên lạc. Một vai người đàn bà gánh 5 đứa con thơ. Mấy năm sau, cụ quyết định đi bước nữa với cụ ông Phạm Văn Ngoạn là người quê Lý Nhân - Hà Nam.
Vợ chồng họ “khăn gói quả mướp” lên Bảo Thắng - Lào Cai theo chính sách kinh tế mới. Cuộc sống bắt đầu nơi vùng núi đá không hề giản đơn, họ làm đủ mọi thứ nghề, từ khai hoang đến trồng ngô khoai sắn, chặt nứa, bóc măng thuê... Hai vợ chồng làm quần quật suốt đêm ngày nuôi 6 đứa con ăn học, vì lúc này họ vừa có riêng với nhau một cô con gái đặt tên là Phạm Hương Ngọc.
Làm mãi, đủ nghề mà vẫn không đủ ăn nên cụ Lan giấu chồng đi làm nghề bốc mộ thuê cho các xã bên cạnh. “Lúc ấy, bằng mọi giá tôi phải có tiền nuôi con nên cũng phải liều đi bốc mộ vậy thôi, chứ nghề này độc hại lắm”.
Cụ Đỗ Thị Lan ngày ngày vẫn ngóng con về |
Thỉnh thoảng thấy vợ có tiền đong gạo, cụ Ngoạn đâm ra nghi ngờ vợ thất tiết nên thỉnh thoảng có chì chiết bóng gió. Một hôm, cụ Ngoạn theo dõi, thấy vợ đến khu nghĩa địa nên càng sinh nghi, ông nghĩ phải bắt được quả tang để vợ không thể chối cãi.
Một hồi sau, cụ Ngoạn ập đến. Trước mắt, không phải là một đôi nam nữ đang tơ tình mà là người vợ đang khom lưng “rửa xương” cho người đã khuất để lấy tiền nuôi con. Cả hai rơm rớm nước mắt, chỉ có những người đứng quanh đó là không hiểu.
Từ ấy, hai vợ chồng họ chung “chiến tuyến”, cùng nhau làm nghề bốc mộ nuôi 6 người con. Được khoảng chục năm thì chồng qua đời. Cụ Lan vẫn không bỏ nghề, cụ quan niệm: “Làm nghề bốc mộ cũng là làm phúc, sang cát rửa xương cho người đã khuất là một sứ mệnh mà đã được chọn thì không dứt ra được”.
Những giấc mơ kỳ lạ
“Làm nghề gì cũng có cái đạo riêng. Tôi bốc mộ nhưng chỉ lấy tiền của những gia đình có điều kiện. Những người nghèo khó tôi không lấy. Đấy anh xem, hàng nghìn ngôi mộ ở cái xã này đều một tay tôi làm cả”, cụ Lan khoe.
“Làm nghề này khó lắm, gặp ngôi mộ chưa phân huỷ hết thì phải có mẹo. Dùng dao hoặc thanh nứa róc thịt ra. Gặp mộ kết thì phức tạp hơn, dùng đến mấy thanh nứa róc thịt cả ngày mới xong. Rửa xương tuy dễ nhưng không đơn giản, phải thuộc từng bộ phận, không xếp nhầm, không bỏ sót, càng không được làm qua loa mất lòng người âm”.
30 năm làm nghề rửa xương nên cụ Lan cũng có nhiều điểm khác. Cụ bảo, thường xuyên mơ thấy người âm về báo mộng “rửa xương” cho họ. Nếu tối nay mơ thì thể nào ngày mai cũng có người sang nhờ.
Có lần cụ mơ thấy có ông mặc áo the về báo rằng, mộ ấy chưa bốc được vì chưa sạch. Hôm sau, có gia đình đến nhờ cụ sang cát cho người thân. Hỏi ra, cụ Lan mới biết và bảo gia đình chưa bốc được vì chưa phân huỷ hết. Gia đình không tin, cứ nằng nặc đòi cụ phải làm. Khi quan tài đưa lên, cả gia đình thất kinh mới xì xụp lạy cụ Lan là… thánh. Cụ bảo: “Tao làm nghề này lâu tao biết, người sống và người chết có mối liên hệ tâm linh, không xem thường được”.
80 năm can trường làm người, 30 năm bốc mộ khắp tứ phương đã luyện cho cụ Lan một bản lĩnh thép. Nhưng nhiều đêm cụ vẫn khóc một mình vì thương nhớ đứa con út bị bán sang Trung Quốc.
“Cái Ngọc nó xinh lắm, nó lại hiền nữa. Mẹ con nào phải xa nhau mà trời đày cháu ạ! Không biết giờ nó sống hay chết, nó còn sống thì cũng ngoài 30 rồi. Cháu đi nhiều, có biết tin nó thì báo cho bà với”, nói rồi cụ Lan lấy vạt áo lau nước mắt.
Người đàn bà can trường, sôi nổi và vui vẻ vậy mà khi động đến nỗi buồn thì như dao khía vào tim. Nhìn đôi mắt đỏ hoe của cụ mà tôi chực khóc. Im lặng một hồi, cụ bảo: “Mấy năm trước bà có vào Nam thăm các con. Chúng bảo má ở lại đây luôn nhưng bà phải về “rửa xương” cho hàng xóm và chờ cái Ngọc”.
Bây giờ thì cụ Lan làm nghề “rửa xương” không phải vì mưu sinh nữa. Ai gọi thì cụ làm, có khi người ta tạ con gà, nải chuối hay cân gạo. Có thứ cụ nhận, có thứ cụ kiên quyết không lấy.
Trong cái nắng chiều hôm ở xóm núi, trên thềm nhà có người mẹ già vẫn ngóng đợi đứa con út trở về. Tuổi đã gần đất xa trời, làm nghề bốc mộ gần như đã vượt qua “ngưỡng” của sức người nhưng bà vẫn làm, chừng nào còn bốc mộ được, chừng ấy bà còn sức chờ đợi đứa con biệt tích.
Theo ANTĐ
Bình luận