Lai Châu xin Thủ tướng sớm xây sân bay 8.000 tỷ
Ngày 22/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo tỉnh Lai Châu và đại diện nhiều Bộ, ngành, ngân hàng, doanh nghiệp trước thềm Hội nghị Xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu lần thứ nhất (diễn ra vào ngày 23/4).
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã đề cập tới nhiều vấn đề “nóng” của tỉnh trong đó có việc “xin” Thủ tướng sớm cho xây dựng sân bay ở tỉnh này.
Ông Chử cho hay hiện chưa có tổng mức đầu tư cho dự án này, nhưng dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng cho 2 giai đoạn trong đó giai đoạn I hết khoảng 4.000 tỷ đồng.
Ông Chử thông tin thêm, trong đề án hiện nay đang báo cáo, đó là sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ dân dụng, vừa phục vụ quốc phòng.
Nói về ý nghĩa của sân bay này với việc phát triển kinh tế ở Lai Châu, ông Chử cho hay: “Sân bay sẽ giúp phát triển ngành du lịch của tỉnh, đặc biệt có ý nghĩa trong việc cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra”.
Tuy nhiên về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – ông Trần Bắc Hà nêu quan điểm: Có sân bay là có khách, nhưng với các điểm du lịch ở Lai Châu, đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng cho một sân bay về lâu dài thì cần, nhưng hiện tại, ông cho rằng chưa phải trọng điểm tập trung.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, dự án trên có khả năng đầu tư, nhưng cần sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.
“Nếu phụ thuộc vào ngân sách thì khó xây dựng được sân bay vì ngân sách nhà nước giờ cũng khó. Nếu xã hội hóa được dự án thì tốt. Việc xây dựng cũng cần có lộ trình”, ông Trường nói thêm.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lời ông Mai Tiến Dũng gọi là sân bay chứ nó chỉ “nhỏ như sân vận động thôi, có gì đâu!”.
“Trước sau gì cũng phải làm, nhưng lộ trình như thế nào Bộ Quốc phòng cân nhắc”, Thủ tướng phát biểu.
Cá chết ở miền Trung, dân Hà Nội bắt đầu sợ ăn hải sản đông lạnh
Sau khi có thông tin cá biển chết hàng loạt ở miền Trung, dân Hà Nội bắt đầu e dè khi mua các loại hải sản đông lạnh do lo sợ sẽ mua nhầm phải cá bị nhiễm độc
Nhiều người còn cho biết, đi chợ giờ mà mua hải sản đông lạnh thì khó phân biệt, chỉ sợ tiểu thương trà trộn loại cá chết ở biển miền Trung vào bán cho người dân kiếm lời.
Ra chợ mà hỏi nguồn gốc xuất xứ của các loại hải sản thì đố có ai nhận mình đang bán hải sản được lấy từ Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, đảm bảo ai cũng nói mình lấy từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
Thế nên, để yên tâm hơn, họ sẽ tạm thời dừng mua các loại thủy hải sản, chỉ ăn các loại cá, tôm nước ngọt.
Thực tế, sau khi xuất hiện thông tin cá biển chết trôi dạt trắng bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, bà mẹ tỏ ra bất an, không biết làm sao để phân biệt được cá biển chết với cá biển đông lạnh.
Để chắc ăn, nhiều người tuyên bốn trong thời gian tới sẽ không ăn hải sản đông lạnh vì sợ mua nhầm cá biển chết.
Tại các chợ đầu mối cũng như tại các chợ dân sinh Hà Nội vào sáng ngày 22/4, các loại cá nước ngọt, tôm tươi sống vẫn được buôn bán và tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, với các loại hải sản đông lạnh thì sức mua đã giảm rõ rệt.
Một đầu mối chuyên đổ buôn các loại mực, bạch tuộc và cá biển đông lạnh tại chợ đầu mối Long Biên cũng cho hay, lượng hàng xuất buôn cho các mối chợ lẻ trong mấy ngày gần đây đã giảm một nửa.
“Hải sản này tôi toàn nhập ở Hải Phòng, Quảng Ninh, không có hải sản ở miền Trung. Vậy mà, các tiểu thương chợ lẻ vẫn bảo, dân sợ mua phải hải sản chết ở miền Trung nên tuyệt đối không ăn bất cứ loại hải sản nào. Do đó, họ có nhập về cũng rất khó bán”, người này nói. nói.
Các tiểu thương thừa nhận, dù hải sản là mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào mùa hè nhưng hiện nay lại gặp phải tình trạng ế ẩm, cũng chỉ vì tâm lý bất an, sợ mua nhầm phải hải sản chết ở biển miền Trung của người dân Hà Nội.
Thực hư tin cam sành bọc nilon để ủ thuốc bảo quản
Mới đây, trên facebook cá nhân M.H. có đăng tải hình ảnh chụp lại cảnh những quả cam sành Hà Giang được bọc kín trong túi nilon, thực hiện tại một cơ sở buôn bán lớn với hàng tấn cam kèm thông tin: “Mọi người bây giờ đừng mua cam Hà Giang nhé. Cam ủ thuốc đang được bóc nilon ra để bày bán đây này. Nhìn thấy tận mắt và sợ luôn nhé”.
Thông tin này lập tức được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội, khiến người dân hoang mang.
Trên thực tế, thời điểm hiện tại dù không được bày bán nhiều như chính vụ, nhưng tại các chợ trên địa bàn Hà Nội, loại cam sành Hà Giang hay Tuyên Quang vẫn được bán nhiều.
Giá của loại cam này sau Tết là 25.000-30.000 đồng/kg, giờ tiểu thương cho biết “cam chín muộn, sắp hết hàng”, nên giá đã tăng lên 40.000-45.000 đồng/kg, gấp đôi, gấp ba thời điểm chính vụ.
Khi người mua hỏi nguồn gốc, hầu hết tiểu thương đều nhất mực khẳng định giờ mới vào cuối vụ cam Hà Giang, Tuyên Quang nên họ dễ dàng nhập được loại cam này từ chợ đầu mối về bán.
Còn việc những quả cam "mặc áo" nilon được các tiểu thương lý giải là vì các nhà vườn bọc vậy để bảo quản cho cam tươi lâu thêm vài tháng.
Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Giang cam kết, trên Hà Giang không có chuyện bọc nilon cho cam để bảo quản thêm vài tháng. Tất cả cam sau khi thu hái đều được bán tươi cho thương lái ngay tại vườn.
Tuy nhiên, ông Cường cũng tiết lộ, vào mùa thu hoạch rộ, cam nhiều, giá lại rẻ, người trồng cam muốn để đến lúc cuối vụ bán với giá cao.
Khi đó, họ thường bảo quản bằng cách truyền thống là vùi cam trong cát ẩm, trước khi vùi thì bôi vôi vào cuống quả cam. Làm theo cách này có thể giữ cam tươi thêm hơn 1 tháng nữa.
“Ở địa phương, bà con vẫn làm theo cách này chứ không dùng hóa chất để bảo quản”. Riêng chuyện bọc cam trong túi nilon có hóa chất, ông Cường cho hay ông chưa thấy các nhà vườn áp dụng kiểu làm đó".
Tin đồn hàu nhiễm độc từ lốp cao su làm khổ người dân
Người tiêu dùng đang hết sức hoang mang trước thông tin hàu nuôi vùng đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị nhiễm chất độc từ lốp cao su có thể gây bệnh đường ruột, ung thư xuất hiện những ngày qua.
“Người ta đồn ăn hàu Lăng Cô bị ung thư rầm ran trên mạng. Những người lan tin ăn hàu làm sao bằng tui được. Làm ra ngày mô cũng ăn, tính ra tui ăn hàu mười năm nay rồi mà có bị nhiễm độc, có chết hay bị ung thư gì đâu. Tui không biết thực hư ra sao, nhưng phía chính quyền, nhà chuyên môn lâu nay không đả đụng gì đến chuyện ung thư và cũng không cấm nuôi”, ông Phạm Bính (thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô) nói.
Theo ông Bính, trước đây, người dân dùng cọc gỗ đóng xuống đầm, hàu sẽ bám vào cọc, theo con nước sẽ lớn dần.
Cách nuôi truyền thống này chi phí đầu tư rất lớn, độ bền cọc gỗ thấp, thu hoạch mất thời gian.
Gần 10 năm trở lại đây, dân sáng kiến chuyển sang sử dụng những chiếc lốp xe cũ, kết từng chuỗi dài giăng cách mặt nước chừng 30cm để nuôi hàu.
Lốp xe có độ bền từ 6-8 năm, khi thu hoạch kéo từng chuỗi lên bờ, rồi gỡ hàu ra, rất nhanh và thuận tiện
TS. Hoàng Thái Long, Trưởng Khoa hóa, Trường ĐHKH Huế, cho biết, trên thế giới, người ta đã tận dụng lốp cao su như là một giải pháp trong nuôi hàu, nuôi sò rất nhiều.
“Tôi được biết là họ đã nghiên cứu, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, cụ thể các chất từ lốp cao su gây hại sức khỏe con người và môi trường đến mức độ nào thì chưa được khẳng định”, TS. Long nói.
Theo TS. Long, việc xác định chất gì nhả ra từ lốp cao su cũng rất khó bởi lốp cao su có rất nhiều loại. Có loại ngâm lâu trong nước nhả ra một số chất hữu cơ gây nguy hiểm cho con người, nhưng chỉ khi ở nồng độ cao.
Còn ở môi trường nước tự nhiên, các chất nhả ra từ lốp cao su diễn ra từ từ và được tiến hành trao đổi trong nước.
“Do đó, để xác định các chất nhả ra từ lốp cao su được sử dụng trong nuôi hàu có gây hại sức khỏe con người đến mức đáng sợ hay không thì các nhà chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách thận trọng và có căn cứ chứ không thể nói theo đám đông, nói một cách cảm tính rồi cấm là không được vì đây là câu chuyện liên quan đến hàng ngàn lao động”, TS. Long cho hay.
Ông Đặng Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, cho biết, phía chính quyền địa phương lẫn người dân hết sức lo lắng.
Theo ông Sơn, việc nêu vấn đề nhưng không có dữ liệu khoa học, bằng chứng gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và ảnh hưởng đến thu nhập của trên 320 hộ dân ở Lăng Cô nhiều năm qua vốn sống dựa vào nghề nuôi hàu thương phẩm.
Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Khắc Chử, Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đã đề cập tới nhiều vấn đề “nóng” của tỉnh trong đó có việc “xin” Thủ tướng sớm cho xây dựng sân bay ở tỉnh này.
Ông Chử thông tin thêm, trong đề án hiện nay đang báo cáo, đó là sân bay lưỡng dụng vừa phục vụ dân dụng, vừa phục vụ quốc phòng.
Nói về ý nghĩa của sân bay này với việc phát triển kinh tế ở Lai Châu, ông Chử cho hay: “Sân bay sẽ giúp phát triển ngành du lịch của tỉnh, đặc biệt có ý nghĩa trong việc cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra”.
Tuy nhiên về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) – ông Trần Bắc Hà nêu quan điểm: Có sân bay là có khách, nhưng với các điểm du lịch ở Lai Châu, đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng cho một sân bay về lâu dài thì cần, nhưng hiện tại, ông cho rằng chưa phải trọng điểm tập trung.
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng, dự án trên có khả năng đầu tư, nhưng cần sự phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.
“Nếu phụ thuộc vào ngân sách thì khó xây dựng được sân bay vì ngân sách nhà nước giờ cũng khó. Nếu xã hội hóa được dự án thì tốt. Việc xây dựng cũng cần có lộ trình”, ông Trường nói thêm.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lời ông Mai Tiến Dũng gọi là sân bay chứ nó chỉ “nhỏ như sân vận động thôi, có gì đâu!”.
“Trước sau gì cũng phải làm, nhưng lộ trình như thế nào Bộ Quốc phòng cân nhắc”, Thủ tướng phát biểu.
Cá chết ở miền Trung, dân Hà Nội bắt đầu sợ ăn hải sản đông lạnh
Sau khi có thông tin cá biển chết hàng loạt ở miền Trung, dân Hà Nội bắt đầu e dè khi mua các loại hải sản đông lạnh do lo sợ sẽ mua nhầm phải cá bị nhiễm độc
Nhiều người còn cho biết, đi chợ giờ mà mua hải sản đông lạnh thì khó phân biệt, chỉ sợ tiểu thương trà trộn loại cá chết ở biển miền Trung vào bán cho người dân kiếm lời.
Ra chợ mà hỏi nguồn gốc xuất xứ của các loại hải sản thì đố có ai nhận mình đang bán hải sản được lấy từ Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, đảm bảo ai cũng nói mình lấy từ Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa…
Thế nên, để yên tâm hơn, họ sẽ tạm thời dừng mua các loại thủy hải sản, chỉ ăn các loại cá, tôm nước ngọt.
Nhiều người dân Hà Nội không còn chọn mua hải sản đông lạnh vì sợ mua phải những hải sản bị nhiễm độc |
Để chắc ăn, nhiều người tuyên bốn trong thời gian tới sẽ không ăn hải sản đông lạnh vì sợ mua nhầm cá biển chết.
Tại các chợ đầu mối cũng như tại các chợ dân sinh Hà Nội vào sáng ngày 22/4, các loại cá nước ngọt, tôm tươi sống vẫn được buôn bán và tiêu thụ bình thường. Tuy nhiên, với các loại hải sản đông lạnh thì sức mua đã giảm rõ rệt.
Một đầu mối chuyên đổ buôn các loại mực, bạch tuộc và cá biển đông lạnh tại chợ đầu mối Long Biên cũng cho hay, lượng hàng xuất buôn cho các mối chợ lẻ trong mấy ngày gần đây đã giảm một nửa.
“Hải sản này tôi toàn nhập ở Hải Phòng, Quảng Ninh, không có hải sản ở miền Trung. Vậy mà, các tiểu thương chợ lẻ vẫn bảo, dân sợ mua phải hải sản chết ở miền Trung nên tuyệt đối không ăn bất cứ loại hải sản nào. Do đó, họ có nhập về cũng rất khó bán”, người này nói. nói.
Các tiểu thương thừa nhận, dù hải sản là mặt hàng được tiêu thụ mạnh vào mùa hè nhưng hiện nay lại gặp phải tình trạng ế ẩm, cũng chỉ vì tâm lý bất an, sợ mua nhầm phải hải sản chết ở biển miền Trung của người dân Hà Nội.
Thực hư tin cam sành bọc nilon để ủ thuốc bảo quản
Mới đây, trên facebook cá nhân M.H. có đăng tải hình ảnh chụp lại cảnh những quả cam sành Hà Giang được bọc kín trong túi nilon, thực hiện tại một cơ sở buôn bán lớn với hàng tấn cam kèm thông tin: “Mọi người bây giờ đừng mua cam Hà Giang nhé. Cam ủ thuốc đang được bóc nilon ra để bày bán đây này. Nhìn thấy tận mắt và sợ luôn nhé”.
Thông tin này lập tức được lan truyền rộng rãi trên các mạng xã hội, khiến người dân hoang mang.
Thông tin cam Hà Giang bọc nilon ủ thuốc khiến nhiều người hoang mang |
Giá của loại cam này sau Tết là 25.000-30.000 đồng/kg, giờ tiểu thương cho biết “cam chín muộn, sắp hết hàng”, nên giá đã tăng lên 40.000-45.000 đồng/kg, gấp đôi, gấp ba thời điểm chính vụ.
Khi người mua hỏi nguồn gốc, hầu hết tiểu thương đều nhất mực khẳng định giờ mới vào cuối vụ cam Hà Giang, Tuyên Quang nên họ dễ dàng nhập được loại cam này từ chợ đầu mối về bán.
Còn việc những quả cam "mặc áo" nilon được các tiểu thương lý giải là vì các nhà vườn bọc vậy để bảo quản cho cam tươi lâu thêm vài tháng.
Tuy nhiên ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Giang cam kết, trên Hà Giang không có chuyện bọc nilon cho cam để bảo quản thêm vài tháng. Tất cả cam sau khi thu hái đều được bán tươi cho thương lái ngay tại vườn.
Tuy nhiên, ông Cường cũng tiết lộ, vào mùa thu hoạch rộ, cam nhiều, giá lại rẻ, người trồng cam muốn để đến lúc cuối vụ bán với giá cao.
Khi đó, họ thường bảo quản bằng cách truyền thống là vùi cam trong cát ẩm, trước khi vùi thì bôi vôi vào cuống quả cam. Làm theo cách này có thể giữ cam tươi thêm hơn 1 tháng nữa.
“Ở địa phương, bà con vẫn làm theo cách này chứ không dùng hóa chất để bảo quản”. Riêng chuyện bọc cam trong túi nilon có hóa chất, ông Cường cho hay ông chưa thấy các nhà vườn áp dụng kiểu làm đó".
Tin đồn hàu nhiễm độc từ lốp cao su làm khổ người dân
Người tiêu dùng đang hết sức hoang mang trước thông tin hàu nuôi vùng đầm Lập An (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị nhiễm chất độc từ lốp cao su có thể gây bệnh đường ruột, ung thư xuất hiện những ngày qua.
“Người ta đồn ăn hàu Lăng Cô bị ung thư rầm ran trên mạng. Những người lan tin ăn hàu làm sao bằng tui được. Làm ra ngày mô cũng ăn, tính ra tui ăn hàu mười năm nay rồi mà có bị nhiễm độc, có chết hay bị ung thư gì đâu. Tui không biết thực hư ra sao, nhưng phía chính quyền, nhà chuyên môn lâu nay không đả đụng gì đến chuyện ung thư và cũng không cấm nuôi”, ông Phạm Bính (thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô) nói.
Lốp cao su cũ được người dân kết từng chuỗi rồi thả xuống đầm Lập An. |
Cách nuôi truyền thống này chi phí đầu tư rất lớn, độ bền cọc gỗ thấp, thu hoạch mất thời gian.
Gần 10 năm trở lại đây, dân sáng kiến chuyển sang sử dụng những chiếc lốp xe cũ, kết từng chuỗi dài giăng cách mặt nước chừng 30cm để nuôi hàu.
Lốp xe có độ bền từ 6-8 năm, khi thu hoạch kéo từng chuỗi lên bờ, rồi gỡ hàu ra, rất nhanh và thuận tiện
TS. Hoàng Thái Long, Trưởng Khoa hóa, Trường ĐHKH Huế, cho biết, trên thế giới, người ta đã tận dụng lốp cao su như là một giải pháp trong nuôi hàu, nuôi sò rất nhiều.
“Tôi được biết là họ đã nghiên cứu, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, cụ thể các chất từ lốp cao su gây hại sức khỏe con người và môi trường đến mức độ nào thì chưa được khẳng định”, TS. Long nói.
Theo TS. Long, việc xác định chất gì nhả ra từ lốp cao su cũng rất khó bởi lốp cao su có rất nhiều loại. Có loại ngâm lâu trong nước nhả ra một số chất hữu cơ gây nguy hiểm cho con người, nhưng chỉ khi ở nồng độ cao.
Còn ở môi trường nước tự nhiên, các chất nhả ra từ lốp cao su diễn ra từ từ và được tiến hành trao đổi trong nước.
“Do đó, để xác định các chất nhả ra từ lốp cao su được sử dụng trong nuôi hàu có gây hại sức khỏe con người đến mức đáng sợ hay không thì các nhà chuyên môn cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách thận trọng và có căn cứ chứ không thể nói theo đám đông, nói một cách cảm tính rồi cấm là không được vì đây là câu chuyện liên quan đến hàng ngàn lao động”, TS. Long cho hay.
Ông Đặng Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lăng Cô, cho biết, phía chính quyền địa phương lẫn người dân hết sức lo lắng.
Theo ông Sơn, việc nêu vấn đề nhưng không có dữ liệu khoa học, bằng chứng gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng và ảnh hưởng đến thu nhập của trên 320 hộ dân ở Lăng Cô nhiều năm qua vốn sống dựa vào nghề nuôi hàu thương phẩm.
Tiệp Tiệp(tổng hợp)
Bình luận