(VTC News) – Chuyên gia giáo dục thẳng thắn bày tỏ quan điểm trước nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên học tập Phần Lan bỏ các môn Toán, Lý, Hóa.
Gần đây, chính phủ Phần Lan, một trong những đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, đã quyết định thực hiện một cuộc cách mạng trong dạy và học khi xóa sổ các môn học Toán, Lý, Hóa, Lịch sử... truyền thống, thay vào đó là phương pháp dạy học theo những chủ đề rộng hơn.
Ngay lập tức, chính sách này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm về chính sách giáo dục đột phá của Phần Lan.
- Là một chuyên gia giáo dục, bà nghĩ gì trước thông tin chính phủ Phần Lan, đã quyết định thực hiện một cuộc cách mạng trong dạy và học khi xóa sổ các môn học Toán, Lý, Hóa, Lịch sử...?
Dạy học tích hợp là biện pháp rất phù hợp với giáo dục tiểu học. Chúng ta đã và đang tích hợp rất nhiều nội dung với nhau như: giáo dục giới tính, giáo dục kĩ năng sống trong các bộ môn như Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Đạo Đức, Tiếng Việt.
Việc dạy học tích hợp sẽ tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận một cách nhẹ nhàng và thực tế các kiến thức của nhà trường.
Chính sách này của Phần Lan có thể nói là vô cùng tiên tiến. Bởi vì trong lúc trẻ đang phải vất vả khớp kiến thức ở trường vào cuộc sống thì họ lại tìm cách giúp học sinh học một cách thực tế nhất.
- Chính sách giáo dục của Phần Lan liệu có quá xa lạ?
Dạy học tích hợp hoàn toàn không xa lạ gì. Ngay tại Việt Nam, rất nhiều nội dung đã được tích hợp. Nhưng để thực hiện được thành công chính sách này đòi hỏi Phần Lan phải làm vô cùng nhiều việc và giải quyết vô vàn các khó khăn.
Đó là chương trình học, phương pháp dạy học, trang thiết bị dạy học…
- Học sinh Phần Lan sẽ được thảo luận, khám phá, tìm hiểu về những chủ đề mang tính hiện tượng bao quát hơn như tìm hiểu về Liên minh châu Âu, học cách tính thuế... Những thông tin thú vị này khiến bà có suy nghĩ gì?
Khi trẻ được học một cách tổng hợp và thực tế thì các kiến thức ngay lập tức đóng góp vào vốn hiểu biết sâu rộng về cuộc sống của trẻ. Trẻ có thể lập tức áp dụng, tham gia tìm hiểu, thảo luận, phân tích những chủ đề vĩ mô của người lớn.
Như vậy trẻ sẽ có thêm nhiều trải nghiệm ngay từ khi còn nhỏ. Mục tiêu “Học để cùng tham gia” của trẻ sẽ được thực hiện từ rất sớm.
- Tuy nhiên, có ý kiến của chuyên gia giáo dục cho rằng khi chưa học những nội dung cụ thể thì cũng khó có thể nghiên cứu một cách tích hợp?
Tôi xin lấy ví dụ ngày hội về nước ở cấp tiểu học. Một ngày hội về nước được xây dựng để trẻ con học mọi thứ về nước như: tính chất vật lý, hóa học, về môi trường nước, về ứng dụng nước….
Trong ngày hội này, thay vì các con học: nước là chất lỏng không màu không mùi không vị thì trẻ được thí nghiệm bằng cách thử cho các bột phẩm mầu vào từng chén nước nhỏ và quan sát sự biến đổi.
Trẻ có thể nhìn thấy cá bơi trong nước, cây cối bơi trong nước, tìm cách vớt những chất có trong nước để tự rút ra các kết luận về nước một cách đơn giản nhất.
Dĩ nhiên, đó chỉ là một ví dụ.
Khi bạn thực hiện một chiến dịch mới, đương nhiên bạn sẽ gặp vô cùng nhiều khó khăn. Nhưng tôi nghĩ, với một chủ trương hoàn toàn hợp lý thì họ sẽ sớm tìm ra con đường tốt nhất để đi đến thành công.
Khi ngành giáo dục Việt Nam còn phải lo lắng đến những việc như thế này thì sẽ rất khó khăn để tìm cách thức phù hợp dạy cho trẻ.
- Quan điểm của Chính phủ Phần Lan là mong muốn cho học sinh làm quen với những thách thức thực tế từ môi trường làm việc trong xã hội hiện đại, liệu có phù hợp?
Tôi hoàn toàn đồng ý. Mục tiêu cao nhất của giáo dục phổ thông là tạo ra những con người có thể sống tốt trong môi trường của chính họ sau khi ra trường.
Nếu trẻ được thực sự làm quen với khó khăn ngay từ đầu thì khi trưởng thành, trẻ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm sống tốt để giải quyết mọi khó khăn trong cuộc đời.
- Phần Lan đã phá rào quan điểm học thuộc lòng, học vì điểm, học cho đẹp học bạ. Phải chăng đó là tư tưởng mà giáo dục Việt Nam rất cần học tập?
Dĩ nhiên, điều này quá tốt, Việt Nam nên học tập. Nhưng tôi e rằng Việt Nam chúng ta còn lâu mới có thể thực hiện được điều này.
Bạn thấy đấy, khi thông tư 30 ra đời, các em học sinh học lười đi, các phụ huynh kêu ca ngay lập tức. Mặc dù chúng ta đều biết cái mà các em lười đi chính là kiến thức mà chúng ta vẫn bảo là khô cứng và thiếu thực tế.
Chúng ta kêu gào giảm kiến thức, tăng thực hành lên cho trẻ, nhưng khi thực hiện thì chính chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho một sự thay đổi nhỏ như vậy. Từ đó cho đến khi rời bỏ bảng điểm, tôi e là còn rất xa xôi.
-Tại thời điểm này, Việt Nam liệu có thể học tập và áp dụng những tư tưởng này vào nền giáo dục trong nước được không?
Dĩ nhiên là không. Bạn hãy nhìn xem, khi phỏng vấn phụ huynh về thông tư 30, các phụ huynh lo lắng nhất là “không biết con tôi đứng ở đâu?”
Suy nghĩ thành tích này ăn quá sâu vào quan niệm sống của mọi người. Con học được gì không quan trọng bằng hôm nay con được mấy điểm và trong tập thể lớp, con đứng ở đâu, có bao nhiêu bạn giỏi hơn và bao nhiêu bạn kém hơn con.
Để có thể áp dụng được giáo dục tiên tiến, việc đầu tiên chính chúng ta, từng người, từng người phải dũng cảm chia tay với suy nghĩ thành tích ấy. Khi đó, mọi sự sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
- Rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam là gì, thưa bà?
Rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam không phải là chương trình hay phương pháp dạy học mà ở chính quan niệm của người Việt Nam. Ngay như bệnh thành tích, chính từng phụ huynh cũng có ước mong được khoe thành tích của con với mọi người.
Thậm chí có rất nhiều phụ huynh phán xét công việc của giáo viên, hoặc vì chút khó khăn mà họ cho con nghỉ học để phản đối nhà trường.
Có thể nói, thời gian gần đây, phụ huynh đã không còn nhiệt tình phối kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ mà mối mâu thuẫn giữa hai bên còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến trẻ.
- Nếu muốn áp dụng một chính sách giáo dục tiên tiến như ở Phần Lan, Việt Nam cần phải chuẩn bị những điều kiện gì?
Một trong những điều mà tôi trăn trở nhất chính là kiến thức nuôi và dạy con của các phụ huynh Việt Nam quá ít ỏi.
Các phụ huynh hoàn toàn không biết khi nào con có mâu thuẫn với bạn bè, khi nào chúng đánh nhau, con mình có người yêu không, có làm chuyện bậy bạ gì không. Hầu như khi sự việc trở nên om sòm và ai cũng biết thì lúc đó cha mẹ mới biết.
Các cha mẹ cũng không biết phải dạy con tự làm việc nhà khi nào, khi nào thì dạy con tự đi bộ ra đường. Vì không biết nên các cha mẹ luôn sợ hãi và giữ rịt con ở nhà.
Ngoài ra, các cha mẹ thường xuyên can thiệp vào bài vở của con. Việc nhắc nhở, o ép con học đã khiến các con rất chán nản và sợ học…..
Vì thế, theo tôi, điều đầu tiên Việt Nam cần phải làm nếu muốn cải tiến giáo dục là bổ túc kiến thức dạy con khoa học cho toàn thể phụ huynh.
Khi tất cả đều có chung tiếng nói, có chung mục tiêu, chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện được tất cả mọi chiến dịch, chính sách giáo dục tốt cho trẻ.
Xin cảm ơn bà!
Phạm Thịnh
Gần đây, chính phủ Phần Lan, một trong những đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới, đã quyết định thực hiện một cuộc cách mạng trong dạy và học khi xóa sổ các môn học Toán, Lý, Hóa, Lịch sử... truyền thống, thay vào đó là phương pháp dạy học theo những chủ đề rộng hơn.
Ngay lập tức, chính sách này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm về chính sách giáo dục đột phá của Phần Lan.
TS Vũ Thu Hương |
Dạy học tích hợp là biện pháp rất phù hợp với giáo dục tiểu học. Chúng ta đã và đang tích hợp rất nhiều nội dung với nhau như: giáo dục giới tính, giáo dục kĩ năng sống trong các bộ môn như Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, Đạo Đức, Tiếng Việt.
Việc dạy học tích hợp sẽ tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận một cách nhẹ nhàng và thực tế các kiến thức của nhà trường.
Chính sách này của Phần Lan có thể nói là vô cùng tiên tiến. Bởi vì trong lúc trẻ đang phải vất vả khớp kiến thức ở trường vào cuộc sống thì họ lại tìm cách giúp học sinh học một cách thực tế nhất.
- Chính sách giáo dục của Phần Lan liệu có quá xa lạ?
Dạy học tích hợp hoàn toàn không xa lạ gì. Ngay tại Việt Nam, rất nhiều nội dung đã được tích hợp. Nhưng để thực hiện được thành công chính sách này đòi hỏi Phần Lan phải làm vô cùng nhiều việc và giải quyết vô vàn các khó khăn.
Đó là chương trình học, phương pháp dạy học, trang thiết bị dạy học…
- Học sinh Phần Lan sẽ được thảo luận, khám phá, tìm hiểu về những chủ đề mang tính hiện tượng bao quát hơn như tìm hiểu về Liên minh châu Âu, học cách tính thuế... Những thông tin thú vị này khiến bà có suy nghĩ gì?
Khi trẻ được học một cách tổng hợp và thực tế thì các kiến thức ngay lập tức đóng góp vào vốn hiểu biết sâu rộng về cuộc sống của trẻ. Trẻ có thể lập tức áp dụng, tham gia tìm hiểu, thảo luận, phân tích những chủ đề vĩ mô của người lớn.
Như vậy trẻ sẽ có thêm nhiều trải nghiệm ngay từ khi còn nhỏ. Mục tiêu “Học để cùng tham gia” của trẻ sẽ được thực hiện từ rất sớm.
- Tuy nhiên, có ý kiến của chuyên gia giáo dục cho rằng khi chưa học những nội dung cụ thể thì cũng khó có thể nghiên cứu một cách tích hợp?
|
Trong ngày hội này, thay vì các con học: nước là chất lỏng không màu không mùi không vị thì trẻ được thí nghiệm bằng cách thử cho các bột phẩm mầu vào từng chén nước nhỏ và quan sát sự biến đổi.
Trẻ có thể nhìn thấy cá bơi trong nước, cây cối bơi trong nước, tìm cách vớt những chất có trong nước để tự rút ra các kết luận về nước một cách đơn giản nhất.
Dĩ nhiên, đó chỉ là một ví dụ.
Khi bạn thực hiện một chiến dịch mới, đương nhiên bạn sẽ gặp vô cùng nhiều khó khăn. Nhưng tôi nghĩ, với một chủ trương hoàn toàn hợp lý thì họ sẽ sớm tìm ra con đường tốt nhất để đi đến thành công.
Khi ngành giáo dục Việt Nam còn phải lo lắng đến những việc như thế này thì sẽ rất khó khăn để tìm cách thức phù hợp dạy cho trẻ.
- Quan điểm của Chính phủ Phần Lan là mong muốn cho học sinh làm quen với những thách thức thực tế từ môi trường làm việc trong xã hội hiện đại, liệu có phù hợp?
Tôi hoàn toàn đồng ý. Mục tiêu cao nhất của giáo dục phổ thông là tạo ra những con người có thể sống tốt trong môi trường của chính họ sau khi ra trường.
Nếu trẻ được thực sự làm quen với khó khăn ngay từ đầu thì khi trưởng thành, trẻ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm sống tốt để giải quyết mọi khó khăn trong cuộc đời.
- Phần Lan đã phá rào quan điểm học thuộc lòng, học vì điểm, học cho đẹp học bạ. Phải chăng đó là tư tưởng mà giáo dục Việt Nam rất cần học tập?
Dĩ nhiên, điều này quá tốt, Việt Nam nên học tập. Nhưng tôi e rằng Việt Nam chúng ta còn lâu mới có thể thực hiện được điều này.
Bạn thấy đấy, khi thông tư 30 ra đời, các em học sinh học lười đi, các phụ huynh kêu ca ngay lập tức. Mặc dù chúng ta đều biết cái mà các em lười đi chính là kiến thức mà chúng ta vẫn bảo là khô cứng và thiếu thực tế.
Chúng ta kêu gào giảm kiến thức, tăng thực hành lên cho trẻ, nhưng khi thực hiện thì chính chúng ta cũng chưa sẵn sàng cho một sự thay đổi nhỏ như vậy. Từ đó cho đến khi rời bỏ bảng điểm, tôi e là còn rất xa xôi.
Hàng loạt học sinh trường làng trở thành thủ khoa đại học thế nào?
-Tại thời điểm này, Việt Nam liệu có thể học tập và áp dụng những tư tưởng này vào nền giáo dục trong nước được không?
Dĩ nhiên là không. Bạn hãy nhìn xem, khi phỏng vấn phụ huynh về thông tư 30, các phụ huynh lo lắng nhất là “không biết con tôi đứng ở đâu?”
Suy nghĩ thành tích này ăn quá sâu vào quan niệm sống của mọi người. Con học được gì không quan trọng bằng hôm nay con được mấy điểm và trong tập thể lớp, con đứng ở đâu, có bao nhiêu bạn giỏi hơn và bao nhiêu bạn kém hơn con.
Để có thể áp dụng được giáo dục tiên tiến, việc đầu tiên chính chúng ta, từng người, từng người phải dũng cảm chia tay với suy nghĩ thành tích ấy. Khi đó, mọi sự sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Việt Nam chưa thể xóa sổ các môn Toán, Lý, Hóa... như cách làm của Phần Lan |
Rào cản lớn nhất của giáo dục Việt Nam không phải là chương trình hay phương pháp dạy học mà ở chính quan niệm của người Việt Nam. Ngay như bệnh thành tích, chính từng phụ huynh cũng có ước mong được khoe thành tích của con với mọi người.
Thậm chí có rất nhiều phụ huynh phán xét công việc của giáo viên, hoặc vì chút khó khăn mà họ cho con nghỉ học để phản đối nhà trường.
Có thể nói, thời gian gần đây, phụ huynh đã không còn nhiệt tình phối kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ mà mối mâu thuẫn giữa hai bên còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến trẻ.
GS Ngô Bảo Châu: Đại học là mảng tối nhất trong bức tranh giáo dục VN
- Nếu muốn áp dụng một chính sách giáo dục tiên tiến như ở Phần Lan, Việt Nam cần phải chuẩn bị những điều kiện gì?
Một trong những điều mà tôi trăn trở nhất chính là kiến thức nuôi và dạy con của các phụ huynh Việt Nam quá ít ỏi.
Các phụ huynh hoàn toàn không biết khi nào con có mâu thuẫn với bạn bè, khi nào chúng đánh nhau, con mình có người yêu không, có làm chuyện bậy bạ gì không. Hầu như khi sự việc trở nên om sòm và ai cũng biết thì lúc đó cha mẹ mới biết.
Các cha mẹ cũng không biết phải dạy con tự làm việc nhà khi nào, khi nào thì dạy con tự đi bộ ra đường. Vì không biết nên các cha mẹ luôn sợ hãi và giữ rịt con ở nhà.
Ngoài ra, các cha mẹ thường xuyên can thiệp vào bài vở của con. Việc nhắc nhở, o ép con học đã khiến các con rất chán nản và sợ học…..
Vì thế, theo tôi, điều đầu tiên Việt Nam cần phải làm nếu muốn cải tiến giáo dục là bổ túc kiến thức dạy con khoa học cho toàn thể phụ huynh.
Khi tất cả đều có chung tiếng nói, có chung mục tiêu, chúng ta sẽ dễ dàng thực hiện được tất cả mọi chiến dịch, chính sách giáo dục tốt cho trẻ.
Xin cảm ơn bà!
Clip cô giáo đuổi tát nữ học sinh giữa lớp học gây sốc cộng đồng mạng
Bình luận