(VTC News) - Tại phiên xét xử vụ án Huyền Như lừa đảo, nhiều luật sư đề nghị các cơ quan pháp luật khởi tố vụ án cố ý làm trái xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank).
Để chứng minh đề nghị này là có cơ sở, các luật sư cho rằng những sai phạm của Navibank không khác gì ACB: Từ chủ trương lách luật gửi tiền ở ngân hàng khác với lãi suất (LS) vượt trần - đến cách thức thực hiện là đưa tiền cho nhân viên đi gửi tiền tại ngân hàng khác – bị Huyền Như lừa đảo và chiếm đoạt gây thiệt hại. Vậy tại sao lại có chuyện ACB bị xử lý hình sự, còn Navibank thì không?
Nhận hơn 24 tỷ đồng do phạm tội mà có
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như lừa đảo, đại diện Viện Kiệm sát đã hỏi đại diện Navibank: Việc ký hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền đem đi gửi tại VietinBank là chủ trương của ai? nhưng vị đại diện này xin phép không trả lời.
Tiếp theo, đại diện Viện Kiểm sát công bố công khai: Trong quá trình điều tra, các thành viên HĐQT Navibank đã có văn bản trả lời chính thức việc gửi tiền tại VietinBank là theo chủ trương của HĐQT NaviBank.
Luật sư Nguyễn Văn Trung - Đoàn luật sư TP. HCM đã nêu nhiều tài liệu, chứng cứ về chủ trương của Navibank cho nhân viên vay tiền. Sau đó, những nhân viên này dùng đó gửi tại VietinBank hưởng LS chênh lệch ngoài hợp đồng từ 2,5% - 8%/năm. Việc giải ngân được thực hiện bằng chuyển khoản từ tài khoản tại Navibank sang tài khoản cá nhân vừa mở tại VietinBank.
Để triển khai chủ trương này, Navibank phân công: ông Lê Quang Trí - Tổng Giám đốc xác nhận thương lượng LS gửi, số tiền gửi, kỳ hạn gửi và cách thức gửi tiền; ông Trần Thanh Bình - Trưởng Phòng Quan hệ khách hàng lập hồ sơ vay trình hội đồng tín dụng và giải ngân; ông Đoàn Đăng Luật - Trưởng Phòng Nguồn vốn liên hệ mở tài khoản cho 14 nhân viên của Navibank tại VietinBank, đồng thời nhận LS chênh lệch ngoài hợp đồng và giao lại cho Phòng Ngân quỹ.
Cũng theo hồ sơ vụ án có tại cơ quan điều tra, bút lục lời khai của 14 nhân viên Navibank khai nhận: Chỉ đứng tên giúp Navibank và không được lợi ích gì cả. Các nhân viên này cũng thừa nhận thực tế họ không có tiền để gửi tại VietinBank.
Đồng thời, các tài khoản đứng tên của các nhân viên này tại VietinBank hoàn toàn giao phó cho Huyền Như và cán bộ Navibank quản lý sử dụng. 14 cá nhân này cũng không hề được hưởng tiền LS của hợp đồng tiền gửi, cũng không phải trả tiền lãi vay cho Navibank.
Ngay tại phiên xét xử, các cơ quan tố tụng và Luật sư Trung đã chứng minh: Qua hành vi này, Navibank đã thu lợi từ các giao dịch bất hợp pháp nêu trên số tiền hơn 24 tỷ đồng. Trong đó tiền chênh lệch chi ngoài hợp đồng do Đoàn Đăng Luật nhận từ Huyền Như nộp lại cho NaviBank là 9.455.241.667 đồng; tiền lãi 14% theo hợp đồng chuyển vào tài khoản của Huỳnh Vĩnh Phát là 15.113.888.888 đồng.
Tại cơ quan điều tra, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Tổng Giám đốc Navibank đã thừa nhận tại biên bản làm việc ngày 24/4/2012: “Navibank được biết số tiền chênh lệch LS ngoài hợp đồng mà Navibank đã nhận là do Huyền Như phạm tội mà có. Do đó khi nào cơ quan chức năng yêu cầu, Navibank sẽ tự nguyện nộp lại”.
Những sai phạm giống ACB
Tại phiên tòa, Luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng: Chủ trương này của Navibank đã vi phạm pháp luật. Cụ thể, tại công văn 350/NHNN-TTGSNH ngày 17/5/2012, NHNN đã xác định: Navibank cho các nhân viên vay tiền để gửi tại VietinBank để lấy LS 22%/năm đã vi phạm điều kiện cho vay vốn quy định tại khoản 4 điều 7 Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN. Sai phạm này giống với sai phạm của ACB.
Đặc biệt, với bản chất là “Đưa tiền cho các nhân viên rồi yêu cầu nhân viên đó đi gửi tiền tại VietinBank” cũng là vi phạm giống với sai phạm của ACB là “Ủy thác cho nhân viên mang tiền để đi gửi tiền”.
Hồ sơ vụ án cho thấy, các nhân viên Navibank chỉ đứng tên giúp Navibank trong hợp đồng gửi tiền, họ hoàn toàn không có quyền hạn để tham gia giao dịch; họ không nhận, không trả lãi vay cho Navibank và cũng không được nhận tiền LS hoặc chênh lệch ngoài từ những hợp đồng do chính họ đứng tên.
Luật sư Trung tại phiên xét xử phúc thẩm đã cho rằng “Navibank vi phạm quy chế cho vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc NHNN.
Ngoài ra, Navibank cũng vi phạm thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND; vi phạm điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Quyết định 742/2000/QĐ-NHNN ngày 17/2/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Việc làm này không khác gì sai phạm của ACB và đã bị xét xử trong vụ Nguyễn Đức Kiên. Điều đáng nói là bản án xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và đã có hiệu lực pháp luật”.
Vậy tại sao cùng mô thức vi phạm pháp luật tương tự, nhưng bầu Kiên và lãnh đạo ACB bị phạt tù, trong khi những người có trách nhiệm tại Navibank lại chưa bị pháp luật xem xét, xử lý những sai phạm?
Nhận hơn 24 tỷ đồng do phạm tội mà có
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như lừa đảo, đại diện Viện Kiệm sát đã hỏi đại diện Navibank: Việc ký hợp đồng cho các nhân viên của mình vay tiền đem đi gửi tại VietinBank là chủ trương của ai? nhưng vị đại diện này xin phép không trả lời.
Tiếp theo, đại diện Viện Kiểm sát công bố công khai: Trong quá trình điều tra, các thành viên HĐQT Navibank đã có văn bản trả lời chính thức việc gửi tiền tại VietinBank là theo chủ trương của HĐQT NaviBank.
Luật sư Nguyễn Văn Trung - Đoàn luật sư TP. HCM đã nêu nhiều tài liệu, chứng cứ về chủ trương của Navibank cho nhân viên vay tiền. Sau đó, những nhân viên này dùng đó gửi tại VietinBank hưởng LS chênh lệch ngoài hợp đồng từ 2,5% - 8%/năm. Việc giải ngân được thực hiện bằng chuyển khoản từ tài khoản tại Navibank sang tài khoản cá nhân vừa mở tại VietinBank.
Để triển khai chủ trương này, Navibank phân công: ông Lê Quang Trí - Tổng Giám đốc xác nhận thương lượng LS gửi, số tiền gửi, kỳ hạn gửi và cách thức gửi tiền; ông Trần Thanh Bình - Trưởng Phòng Quan hệ khách hàng lập hồ sơ vay trình hội đồng tín dụng và giải ngân; ông Đoàn Đăng Luật - Trưởng Phòng Nguồn vốn liên hệ mở tài khoản cho 14 nhân viên của Navibank tại VietinBank, đồng thời nhận LS chênh lệch ngoài hợp đồng và giao lại cho Phòng Ngân quỹ.
Huyền Như tại toà - Ảnh: Tuổi trẻ |
Cũng theo hồ sơ vụ án có tại cơ quan điều tra, bút lục lời khai của 14 nhân viên Navibank khai nhận: Chỉ đứng tên giúp Navibank và không được lợi ích gì cả. Các nhân viên này cũng thừa nhận thực tế họ không có tiền để gửi tại VietinBank.
Đồng thời, các tài khoản đứng tên của các nhân viên này tại VietinBank hoàn toàn giao phó cho Huyền Như và cán bộ Navibank quản lý sử dụng. 14 cá nhân này cũng không hề được hưởng tiền LS của hợp đồng tiền gửi, cũng không phải trả tiền lãi vay cho Navibank.
Ngay tại phiên xét xử, các cơ quan tố tụng và Luật sư Trung đã chứng minh: Qua hành vi này, Navibank đã thu lợi từ các giao dịch bất hợp pháp nêu trên số tiền hơn 24 tỷ đồng. Trong đó tiền chênh lệch chi ngoài hợp đồng do Đoàn Đăng Luật nhận từ Huyền Như nộp lại cho NaviBank là 9.455.241.667 đồng; tiền lãi 14% theo hợp đồng chuyển vào tài khoản của Huỳnh Vĩnh Phát là 15.113.888.888 đồng.
Tại cơ quan điều tra, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Tổng Giám đốc Navibank đã thừa nhận tại biên bản làm việc ngày 24/4/2012: “Navibank được biết số tiền chênh lệch LS ngoài hợp đồng mà Navibank đã nhận là do Huyền Như phạm tội mà có. Do đó khi nào cơ quan chức năng yêu cầu, Navibank sẽ tự nguyện nộp lại”.
Những sai phạm giống ACB
Tại phiên tòa, Luật sư Nguyễn Văn Trung cho rằng: Chủ trương này của Navibank đã vi phạm pháp luật. Cụ thể, tại công văn 350/NHNN-TTGSNH ngày 17/5/2012, NHNN đã xác định: Navibank cho các nhân viên vay tiền để gửi tại VietinBank để lấy LS 22%/năm đã vi phạm điều kiện cho vay vốn quy định tại khoản 4 điều 7 Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN. Sai phạm này giống với sai phạm của ACB.
Đặc biệt, với bản chất là “Đưa tiền cho các nhân viên rồi yêu cầu nhân viên đó đi gửi tiền tại VietinBank” cũng là vi phạm giống với sai phạm của ACB là “Ủy thác cho nhân viên mang tiền để đi gửi tiền”.
Hồ sơ vụ án cho thấy, các nhân viên Navibank chỉ đứng tên giúp Navibank trong hợp đồng gửi tiền, họ hoàn toàn không có quyền hạn để tham gia giao dịch; họ không nhận, không trả lãi vay cho Navibank và cũng không được nhận tiền LS hoặc chênh lệch ngoài từ những hợp đồng do chính họ đứng tên.
Luật sư Trung tại phiên xét xử phúc thẩm đã cho rằng “Navibank vi phạm quy chế cho vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001 của Thống đốc NHNN.
Ngoài ra, Navibank cũng vi phạm thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng VND; vi phạm điều 106 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 và Quyết định 742/2000/QĐ-NHNN ngày 17/2/2000 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Việc làm này không khác gì sai phạm của ACB và đã bị xét xử trong vụ Nguyễn Đức Kiên. Điều đáng nói là bản án xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên đã qua xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và đã có hiệu lực pháp luật”.
Vậy tại sao cùng mô thức vi phạm pháp luật tương tự, nhưng bầu Kiên và lãnh đạo ACB bị phạt tù, trong khi những người có trách nhiệm tại Navibank lại chưa bị pháp luật xem xét, xử lý những sai phạm?
Ngô Tuấn
Bình luận