(VTC News) - Công ty CP Chứng khoán Saigonbank-Berjaya (SBBS) thỏa thuận ngầm, nhận lãi suất ngoài hợp đồng, phó mặc cho Huyền Như sử dụng tài khoản, thế nhưng tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như lừa đảo, SBBS lại đòi hỏi VietinBank phải… chịu trách nhiệm.
Thỏa thuận ngầm - nhận lãi suất ngoài
Tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như lừa đảo, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã phân tích và làm rõ VietinBank không hề có chủ huy động tiền gửi với lãi suất cao. Bên cạnh đó, do chủ mưu lừa đảo, chiếm đoạt tiền ngay từ đầu nên Huyền Như là thủ phạm tung ra con mồi lãi suất chênh lệch cao, đánh vào lòng tham của các đơn vị, tổ chức.
Trong khi đó, các đơn vị, cá nhân dù biết việc gửi tiền hưởng lãi suất cao - hay còn gọi là cho vay nặng lãi là sai nhưng vẫn cố tình vi phạm. Theo chứng cứ tại tòa thì với lãi suất ghi trong hợp đồng là 14%/năm thì SBBS đã được Huyền Như chi trả với lãi suất lên đến 18,8%/năm. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Riêng với trường hợp của SBBS, đại diện công ty này thừa nhận: Thông qua Vũ Minh Hải, Huyền Như biết SBBS có nguồn tiền đang muốn gửi vào ngân hàng (NH). Từ đó, Huyền Như đã tiếp cận với Vũ Thị Mỹ Linh (Kế toán Trưởng của SBBS) để gợi ý về việc gửi tiền tại VietinBank.
Đại diện Công ty SBBS cũng thừa nhận tại tòa là lãi suất theo hợp đồng là 14%/năm và có phần lãi suất ngoài nhưng tùy theo mỗi hợp đồng khác nhau thì có mức lãi suất ngoài chênh lệch có phần khác nhau.
Đặc biệt để SBBS chuyển tiền, Huyền Như khai phải chi tiền lại quả cho Vũ Minh Hải và Vũ Thị Mỹ Linh số tiền 30 tỷ đồng.
Cũng tại phiên tòa, HĐXX đã chỉ rõ SBBS đã nhận tiền lãi suất ngoài lên tới 4,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây lại là phần tiền do cá nhân Huyền Như chứ không phải do VietinBank chi trả. Câu hỏi lớn đặt ra là SBBS cũng như các cá nhân gửi tiền đã biết rất rõ việc nhận lãi suất ngoài theo thỏa thuận ngầm.
Đồng thời cũng mặc nhiên nhận 4,2 tỷ đồng tiền lãi suất ngoài từ Huyền Như mà không hề có ý kiến hay thông báo nào cho VietinBank.
Biết sai, cố tình vi phạm đổ vấy trách nhiệm
Tình tiết quan trọng tại phiên tòa và đã được chứng minh là sau khi SBBS chuyển tiền vào tài khoản thanh toán (TKTT), Huyền Như đã làm giả 14 hợp đồng uỷ thác; trong đó bao gồm việc làm giả chữ ký và con dấu giả. Trước câu hỏi: Vì sao ngay từ đầu toàn bộ giao dịch này thông qua hợp đồng uỷ thác giữa SBBS và CN Nhà Bè lại phải làm giả? Huyền Như trả lời: Việc làm giả 14 HĐ đó vì ý định chiếm đoạt tiền của tôi.
Vậy thủ đoạn làm giả và chiếm đoạt được Huyền Như thực hiện ra sao? Cụ thể sau khi SBBS sập bẫy lãi suất ngoài, Huyền Như đã thuê khắc con dấu giả đứng tên SBBS và thực hiện tiếp các thủ đoạn gian dối dẫn dụ SBBS làm theo sự “sắp đặt” của mình.
Trong đó đáng lưu ý là Huyền Như dẫn dụ SBBS mở TKTT tại VietinBank Chi nhánh TP. HCM; làm 14 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giả giữa SBBS với VietinBank Chi nhánh Nhà Bè (bao gồm làm giả cả chữ ký và dấu) với tổng số tiền là 225 tỷ đồng. Sau đó Huyền Như tiếp tục dẫn dụ SBBS ký kết các hợp đồng này.
Lẽ đương nhiên vì là hợp đồng giả, lãi suất trong và ngoài đều do Huyền Như tự trả nên các hợp đồng giả này đều không lưu trong hệ thống của VietinBank. Tiếp đó, Huyền Như đã dẫn dụ SBBS chuyển 225 tỷ đồng vào TKTT theo Hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giả để chiếm đoạt.
Điều bất bình thường khác là SBBS mở TKTT nhưng lại không thực hiện bất cứ hoạt động thanh toán nào mà chủ yếu để chuyển tiền thực hiện hợp đồng giả mà Huyền Như đã lừa SBBS ký kết. Phải chăng điều đó cho thấy SBBS lợi dụng hệ thống thanh toán của VietinBank để làm phương tiện thực hiện thỏa thuận ngầm - giao dịch bất hợp pháp với cá nhân Như nhằm mục đích kiếm lời bất chính.
Như vậy, việc mở TKTT của SBBS đã không ngay tình và có sự gian dối ngay từ đầu, vi phạm khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra cũng tại phiên tòa, HĐXX đã chứng minh SBBS phó mặc cho Huyền Như sử dụng tài khoản của mình. Cụ thể, đại diện SBBS thừa nhận có thực hiện lệnh chuyển 15 tỷ đồng từ TKTT này về TKTT tại NH Saigonbank. Khi thực hiện lệnh chuyển đó, chắc chắn SBBS phải kiểm tra số dư trên TKTT và qua đó SBBS phải biết TKTT của mình bị lợi dụng vì trước đó đã có nhiều lệnh chi do Huyền Như làm giả chuyển tiền đi cho các tổ chức/cá nhân khác.
Câu hỏi lớn đặt ra là tại sao SBBS biết nhưng lại không có ý kiến gì với VietinBank. Điều này đồng nghĩa SBBS đã chấp nhận để Như sử dụng TKTT của SBBS. Chứng minh rõ ràng hơn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thị Bắc chỉ rõ: SBBS không thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của Chủ tài khoản bao gồm: Không theo dõi số dư tài khoản, không đối chiếu Giấy báo Nợ, Giấy báo Có; không thực hiện hạch toán nghiệp vụ phát sinh theo quy định về hạch toán kế toán doanh nghiệp.
Với những phần tích trên đây đã cho thấy: Không chỉ Huyền Như dùng lãi suất cao, tiền lại quả chi ngoài; mà còn cho thấy SBBS chủ động trong việc thỏa thuận ngầm, nhận tiền chi ngoài trái nguyên tắc, lợi dụng hệ thống thanh toán của VietinBank để mở TKTT và thực hiện giao dịch trục lợi. Vậy lý do nào khi SBBS gian dối, trục lợi bất chính, vi phạm các quy định nhưng khi bị Huyền Như lừa đảo thì đòi hỏi VietinBank chịu trách nhiệm?
PV
Tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như lừa đảo, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã phân tích và làm rõ VietinBank không hề có chủ huy động tiền gửi với lãi suất cao. Bên cạnh đó, do chủ mưu lừa đảo, chiếm đoạt tiền ngay từ đầu nên Huyền Như là thủ phạm tung ra con mồi lãi suất chênh lệch cao, đánh vào lòng tham của các đơn vị, tổ chức.
Trong khi đó, các đơn vị, cá nhân dù biết việc gửi tiền hưởng lãi suất cao - hay còn gọi là cho vay nặng lãi là sai nhưng vẫn cố tình vi phạm. Theo chứng cứ tại tòa thì với lãi suất ghi trong hợp đồng là 14%/năm thì SBBS đã được Huyền Như chi trả với lãi suất lên đến 18,8%/năm. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Riêng với trường hợp của SBBS, đại diện công ty này thừa nhận: Thông qua Vũ Minh Hải, Huyền Như biết SBBS có nguồn tiền đang muốn gửi vào ngân hàng (NH). Từ đó, Huyền Như đã tiếp cận với Vũ Thị Mỹ Linh (Kế toán Trưởng của SBBS) để gợi ý về việc gửi tiền tại VietinBank.
Đại diện Công ty SBBS cũng thừa nhận tại tòa là lãi suất theo hợp đồng là 14%/năm và có phần lãi suất ngoài nhưng tùy theo mỗi hợp đồng khác nhau thì có mức lãi suất ngoài chênh lệch có phần khác nhau.
Đặc biệt để SBBS chuyển tiền, Huyền Như khai phải chi tiền lại quả cho Vũ Minh Hải và Vũ Thị Mỹ Linh số tiền 30 tỷ đồng.
Huyền Như tại tòa chiều 24/12 - Ảnh: Tuổi trẻ |
Cũng tại phiên tòa, HĐXX đã chỉ rõ SBBS đã nhận tiền lãi suất ngoài lên tới 4,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây lại là phần tiền do cá nhân Huyền Như chứ không phải do VietinBank chi trả. Câu hỏi lớn đặt ra là SBBS cũng như các cá nhân gửi tiền đã biết rất rõ việc nhận lãi suất ngoài theo thỏa thuận ngầm.
Đồng thời cũng mặc nhiên nhận 4,2 tỷ đồng tiền lãi suất ngoài từ Huyền Như mà không hề có ý kiến hay thông báo nào cho VietinBank.
Biết sai, cố tình vi phạm đổ vấy trách nhiệm
Tình tiết quan trọng tại phiên tòa và đã được chứng minh là sau khi SBBS chuyển tiền vào tài khoản thanh toán (TKTT), Huyền Như đã làm giả 14 hợp đồng uỷ thác; trong đó bao gồm việc làm giả chữ ký và con dấu giả. Trước câu hỏi: Vì sao ngay từ đầu toàn bộ giao dịch này thông qua hợp đồng uỷ thác giữa SBBS và CN Nhà Bè lại phải làm giả? Huyền Như trả lời: Việc làm giả 14 HĐ đó vì ý định chiếm đoạt tiền của tôi.
Vậy thủ đoạn làm giả và chiếm đoạt được Huyền Như thực hiện ra sao? Cụ thể sau khi SBBS sập bẫy lãi suất ngoài, Huyền Như đã thuê khắc con dấu giả đứng tên SBBS và thực hiện tiếp các thủ đoạn gian dối dẫn dụ SBBS làm theo sự “sắp đặt” của mình.
Trong đó đáng lưu ý là Huyền Như dẫn dụ SBBS mở TKTT tại VietinBank Chi nhánh TP. HCM; làm 14 hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giả giữa SBBS với VietinBank Chi nhánh Nhà Bè (bao gồm làm giả cả chữ ký và dấu) với tổng số tiền là 225 tỷ đồng. Sau đó Huyền Như tiếp tục dẫn dụ SBBS ký kết các hợp đồng này.
Lẽ đương nhiên vì là hợp đồng giả, lãi suất trong và ngoài đều do Huyền Như tự trả nên các hợp đồng giả này đều không lưu trong hệ thống của VietinBank. Tiếp đó, Huyền Như đã dẫn dụ SBBS chuyển 225 tỷ đồng vào TKTT theo Hợp đồng ủy thác đầu tư vốn giả để chiếm đoạt.
Điều bất bình thường khác là SBBS mở TKTT nhưng lại không thực hiện bất cứ hoạt động thanh toán nào mà chủ yếu để chuyển tiền thực hiện hợp đồng giả mà Huyền Như đã lừa SBBS ký kết. Phải chăng điều đó cho thấy SBBS lợi dụng hệ thống thanh toán của VietinBank để làm phương tiện thực hiện thỏa thuận ngầm - giao dịch bất hợp pháp với cá nhân Như nhằm mục đích kiếm lời bất chính.
Như vậy, việc mở TKTT của SBBS đã không ngay tình và có sự gian dối ngay từ đầu, vi phạm khoản 22 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra cũng tại phiên tòa, HĐXX đã chứng minh SBBS phó mặc cho Huyền Như sử dụng tài khoản của mình. Cụ thể, đại diện SBBS thừa nhận có thực hiện lệnh chuyển 15 tỷ đồng từ TKTT này về TKTT tại NH Saigonbank. Khi thực hiện lệnh chuyển đó, chắc chắn SBBS phải kiểm tra số dư trên TKTT và qua đó SBBS phải biết TKTT của mình bị lợi dụng vì trước đó đã có nhiều lệnh chi do Huyền Như làm giả chuyển tiền đi cho các tổ chức/cá nhân khác.
Câu hỏi lớn đặt ra là tại sao SBBS biết nhưng lại không có ý kiến gì với VietinBank. Điều này đồng nghĩa SBBS đã chấp nhận để Như sử dụng TKTT của SBBS. Chứng minh rõ ràng hơn về vấn đề này, luật sư Nguyễn Thị Bắc chỉ rõ: SBBS không thực hiện bất kỳ trách nhiệm nào của Chủ tài khoản bao gồm: Không theo dõi số dư tài khoản, không đối chiếu Giấy báo Nợ, Giấy báo Có; không thực hiện hạch toán nghiệp vụ phát sinh theo quy định về hạch toán kế toán doanh nghiệp.
Với những phần tích trên đây đã cho thấy: Không chỉ Huyền Như dùng lãi suất cao, tiền lại quả chi ngoài; mà còn cho thấy SBBS chủ động trong việc thỏa thuận ngầm, nhận tiền chi ngoài trái nguyên tắc, lợi dụng hệ thống thanh toán của VietinBank để mở TKTT và thực hiện giao dịch trục lợi. Vậy lý do nào khi SBBS gian dối, trục lợi bất chính, vi phạm các quy định nhưng khi bị Huyền Như lừa đảo thì đòi hỏi VietinBank chịu trách nhiệm?
PV
Bình luận