(VTC News) - ACB ủy thác tiền cho nhân viên - nhân viên ACB gửi tiền tiết kiệm vào VietinBank - Huyền Như lợi dụng kẽ hở của chính nhân viên ACB để lừa đảo và chiếm đoạt 718 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử tại phiên tòa xét xử phúc thẩm Huyền Như lừa đảo đã chất vấn đại diện ACB: Không có quan hệ, ACB hà cớ gì đòi tiền VietinBank? Phải chăng khi tiền đi thì bắc cầu. Khi tiền về lại muốn… về thẳng.
ACB và VietinBank không phát sinh quan hệ
Ngày 18/12, Phiên xét xử phúc thẩm Huyền Như lừa đảo tiếp tục diễn ra với phần đại diện ACB kháng cáo và yêu cầu VietinBank phải trả cho ACB số tiền 718 tỷ đồng. Tại đây, đại diện ACB đã lý giải đường đi của 718 tỷ đồng: ACB ủy thác cho 19 nhân viên nhận tiền rồi đi gửi tiền tiết kiệm.
Trong hợp đồng ủy thác thì tại điều 6 của hợp đồng có quy định quyền và nghĩa vụ của nhân viên nhận ủy thác.
Đại diện HĐXX thẩm vấn: Vậy thì có điều khoản nào quy định ACB được quyền hỏi VietinBank không? Có quy định nào liên quan giữa ACB và VietinBank không?
Đại diện ACB đáp: Không ạ.
Đại diện HĐXX nhấn mạnh: Khẳng định lại cho chính xác, có không?
Đáp: Không ạ.
Đại diện HĐXX hỏi: Vậy nếu như giữa ACB không có liên quan với VietinBank, hà cớ gì ACB lại đòi VietinBank phải trả?
Đến đây, đại diện ACB trình bày: Thưa HĐXX, theo bản án sơ thẩm xác định ACB là nguyên đơn dân sự, buộc Huyền Như trả cho ACB, ACB nhận thấy việc buộc Huyền Như phải trả là không đúng.
Tòa hỏi: Vậy thì ACB có quan hệ như thế nào với VietinBank mà đòi VietinBank phải trả?
Đáp: Vì ACB cho rằng nguồn tiền mà nhân viên ACB gửi là xuất phát từ ủy thác của ACB.
HĐXX nhận định: Như vậy là ACB bắc cầu. ACB là người gửi ủy thác cho nhân viên của mình. Nhân viên đi gửi VietinBank và mất ở giai đoạn này. Khi đi thì bắc cầu khi về thì đi thẳng, đúng không? Ở đây là có mấy mối quan hệ, anh có biết không? Có mấy mối quan hệ phát sinh?
Đáp: Thưa HĐXX, theo tôi thì có 2 quan hệ: Quan hệ ACB với nhân viên của mình theo hợp đồng ủy thác, và quan hệ thứ hai là giữa các nhân viên ACB với VietinBank trên cơ sở hợp đồng tiền gửi.
Tòa nhấn mạnh: Như vậy là một lần nữa anh khẳng định là không có mối quan hệ nào phát sinh giữa ACB và VietinBank cả?
Đáp: Vâng ạ.
Hành vi gửi tiền của ACB là đặc biệt nghiêm trọng
Tiếp tục thẩm vấn đại diện 19 nhân viên của ACB, đại diện HĐXX làm rõ: Đúng là tài khoản các nhân viên mở tại VietinBank là thật, nhưng tài khoản thật đó lại được cấp cho bộ hồ sơ giả mà Huyền Như đã làm.
Bản thân đại diện 19 nhân viên ACB cũng thừa nhận sau khi vụ án xảy ra thì được biết hồ sơ và chữ ký đều là giả. Đồng thời, Huyền Như cũng khai nhận: Bị cáo chuyển tiền đi bằng cách ký lệnh chi theo chữ ký của bộ hồ sơ giả.
Chuyển sang nhận định về hành vi ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền tiết kiệm để hưởng lãi chênh lệch, đại diện HĐXX nhấn mạnh: Với số tiền như đại diện ACB trình bày phiên toà này là 668 tỷ đồng, tiền này xuất phát từ nguồn vốn uỷ thác cho nhân viên đem gửi để hưởng lãi. Hành vi uỷ thác có lẽ tất cả mọi người ngồi dự phiên toà này đều đã biết.
Nguyên Ban lãnh đạo từ Hội đồng quản trị đến Ban Tổng Giám đốc của ACB đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng hành vi 500 tỷ đồng này (hành vi ủy thác) cũng đã đặc biệt nghiêm trọng rồi.
Tòa hỏi: Trách nhiệm của các cá nhân (19 nhân viên nhận ủy thác của ACB) có bao giờ họ đi khởi kiện chưa?
Đáp: Các cá nhân đã khởi kiện tại Toà án dân sự, đã khởi kiện tại Toà án Nhà Bè và Toà án Quận I.
Tòa nhận định: Rõ ràng là 19 cá nhân ACB này vì sao họ không đến nữa. Vì sự vắng mặt của họ hôm nay nhằm tránh trả lời câu hỏi của HĐXX. Bởi vì các hợp đồng ủy thác đã được hủy ngay từ ngày đầu sau khi tiền đã được chuyển xong vào VietinBank thực hiện theo cái hợp đồng ủy thác thì hợp đồng đã hủy.
Đại diện HĐXX phân tích: Vậy họ còn cái quyền gì nữa đâu. Nếu như hợp đồng ủy thác đã bị hủy thì nhân viên ACB có quyền gì đối với VietinBank, đối với ACB?
Để chứng minh cho nhận định này, một tình tiết đáng lưu ý được HĐXX thể hiện công khai tại tòa. Cụ thể: Hợp đồng ủy thác gửi tiền ngày 26/8/2011 tại hội sở của ACB, đóng dấu HỦY.
Đại diện ACB đáp: Đúng là có trường hợp của Phạm Phương Linh.
Tòa nêu rõ: Chúng tôi đọc công khai bên A là bên ủy thác - ACB, bên B là bên nhận ủy thác - ông Võ phương Nam.
“Đây, có nhiều hồ sơ lắm. Nhưng vì anh nói có Phương Linh nên tôi lấy Phương Nam. Vậy anh giải thích cái từ HỦY ở đây là gì? - đại diện HĐXX nhấn mạnh: Đây, đóng dấu HỦY này. Tài liệu này là tài liệu chúng tôi photo trong hồ sơ ra, có số bút lục đàng hoàng. Vì để tránh thất lạc tài liệu chúng tôi không đưa hồ sơ gốc ra, tài liệu số bút lục số 007328, hợp đồng ủy thác… Và sau đó đóng dấu HỦY”.
Tiếp tục phần thẩm vấn, đại diện HĐXX đưa ra rất nhiều tài liệu, bút lục… chứng minh những hợp đồng ủy thác này đã được HỦY.
Cũng theo diễn biến phiên tòa, HĐXX hỏi đại diện ACB: Tại sao ACB không đủ tự tin là chủ tài khoản đem đi gửi mà lại thông qua người khác? Anh thấy việc ủy thác đó là đúng hay sai?
Đáp: Việc uỷ thác đúng hay sai thì cho phép tôi xin không bình luận.
Đến đây, đại diện HĐXX buộc phải thể hiện rõ quan điểm: Vì sao lại như vậy? Vì cái thứ nhất: Tiền gửi tiết kiệm chỉ dành cho các cá nhân. Thứ hai là lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. Đó là 2 cái lý do cơ bản.
Để làm rõ “động cơ” lãi suất, đại diện HĐXX hỏi Huyền Như: Lãi suất thỏa thuận bao nhiêu?
Huyền Như đáp: 14%/năm trên hợp đồng, chênh lệch từ 5% -5,5%. Trong đó từ 3% -3.5% nộp vào tài khoản của các cá nhân gửi tiền. 1% -1,5% thì chuyển theo yêu cầu của Bảo Ngọc và Chiêu Uyên.
ACB tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật
Chiều 18/12, HĐXX tập trung làm rõ hành vi ACB đã ủy thác trái quy định để nhân viên đi gửi tiền và hưởng lãi suất chênh lệch.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng: ACB đã tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
14 giờ, phiên tòa buổi chiều bắt đầu với phần thẩm vấn của đại diện Viện Kiểm sát với nhân viên ACB. Trả lời thẩm vấn, đại diện nhân viên ACB cho biết tổng số tiền ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi là hơn 718 tỷ đồng.
Theo kết luận điều tra, chỉ sau khi ký hợp đồng Huyền Như đã gửi trước số tiền lãi bao gồm cả lãi suất trong và ngoài hợp đồng cho các nhân viên ACB là 10 tỷ đồng.
Đại diện Viện Kiểm sát đặt câu hỏi: Số tiền chuyển vào tài khoản của nhân viên ACB có phải chênh lệch ngoài hợp đồng?
Đáp: Gồm cả lãi suất trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
Hỏi: Lãi suất trong hợp đồng là thế nào?
Đáp: Lãi suất trả sau.
Hỏi: Thế sao lại trả trước? Lãi suất ngoài hợp đồng là bao nhiêu?
Đáp: 3,5- 5,5%. Đại diện nhân viên ACB cũng thừa nhận: Sau khi ký hợp đồng thì những nhân viên này phải nộp lại hợp đồng cho ACB với lý giải “Để tránh rủi ro cho ACB”.
Đại diện Viện Kiểm sát nhận định: Đó là một điều rất không bình thường.
Đại diện Viện Kiểm sát thẩm vấn đại diện ACB: Giấy phép NHNN cấp cho ACB có cho phép ACB ủy thác gửi tiền không? Vì theo khoản 1 Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) quy định phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng? Đại diện ACB buộc phải thừa nhận: Theo tôi nhớ thì hình như không có.
Hỏi: Luật TCTD đã nói rõ TCTD không được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác hoạt động ghi trong giấy phép. Vậy ACB có giấy phép riêng nào về việc ủy thác gửi tiền không?
Đáp: Không.
Đại diện ACB cũng cho biết vào thời điểm ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền thì Thông tư 02 về trần lãi suất đã có hiệu lực và ACB có biết. Đại diện này cũng thừa nhận ACB với tư cách là TCTD thì phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ Thông tư 02.
Thế nhưng với câu hỏi của Đại diện Viện Kiểm sát: Vậy việc ACB thực hiện ủy thác gửi tiền vượt lãi suất quy định có phải là việc làm gián tiếp vi phạm pháp luât?
Thì đại diện này trả lời: VietinBank chi trả cho nhân viên thì nhận thôi ạ.
Đến đây, đại diện Viện Kiểm sát buộc phải nghiêm khắc: Ông ko thể trả lời như thế được. ACB là TCTD nên biết việc làm đó là vi phạm pháp luật. Ông thừa hiểu việc làm đó đã tiếp tay cho các ngân hàng khác vi phạm pháp luật nếu họ tiếp nhận việc gửi tiền của ACB. Ông không trả lời được à?
H.N
ACB và VietinBank không phát sinh quan hệ
Ngày 18/12, Phiên xét xử phúc thẩm Huyền Như lừa đảo tiếp tục diễn ra với phần đại diện ACB kháng cáo và yêu cầu VietinBank phải trả cho ACB số tiền 718 tỷ đồng. Tại đây, đại diện ACB đã lý giải đường đi của 718 tỷ đồng: ACB ủy thác cho 19 nhân viên nhận tiền rồi đi gửi tiền tiết kiệm.
Trong hợp đồng ủy thác thì tại điều 6 của hợp đồng có quy định quyền và nghĩa vụ của nhân viên nhận ủy thác.
Đại diện HĐXX thẩm vấn: Vậy thì có điều khoản nào quy định ACB được quyền hỏi VietinBank không? Có quy định nào liên quan giữa ACB và VietinBank không?
Đại diện ACB đáp: Không ạ.
Đại diện HĐXX nhấn mạnh: Khẳng định lại cho chính xác, có không?
Đáp: Không ạ.
Đại diện HĐXX hỏi: Vậy nếu như giữa ACB không có liên quan với VietinBank, hà cớ gì ACB lại đòi VietinBank phải trả?
Đến đây, đại diện ACB trình bày: Thưa HĐXX, theo bản án sơ thẩm xác định ACB là nguyên đơn dân sự, buộc Huyền Như trả cho ACB, ACB nhận thấy việc buộc Huyền Như phải trả là không đúng.
Tòa hỏi: Vậy thì ACB có quan hệ như thế nào với VietinBank mà đòi VietinBank phải trả?
Bị cáo Huyền Như trong phòng xử. Ảnh: TNO |
Đáp: Vì ACB cho rằng nguồn tiền mà nhân viên ACB gửi là xuất phát từ ủy thác của ACB.
HĐXX nhận định: Như vậy là ACB bắc cầu. ACB là người gửi ủy thác cho nhân viên của mình. Nhân viên đi gửi VietinBank và mất ở giai đoạn này. Khi đi thì bắc cầu khi về thì đi thẳng, đúng không? Ở đây là có mấy mối quan hệ, anh có biết không? Có mấy mối quan hệ phát sinh?
Đáp: Thưa HĐXX, theo tôi thì có 2 quan hệ: Quan hệ ACB với nhân viên của mình theo hợp đồng ủy thác, và quan hệ thứ hai là giữa các nhân viên ACB với VietinBank trên cơ sở hợp đồng tiền gửi.
Tòa nhấn mạnh: Như vậy là một lần nữa anh khẳng định là không có mối quan hệ nào phát sinh giữa ACB và VietinBank cả?
Đáp: Vâng ạ.
Hành vi gửi tiền của ACB là đặc biệt nghiêm trọng
Tiếp tục thẩm vấn đại diện 19 nhân viên của ACB, đại diện HĐXX làm rõ: Đúng là tài khoản các nhân viên mở tại VietinBank là thật, nhưng tài khoản thật đó lại được cấp cho bộ hồ sơ giả mà Huyền Như đã làm.
Bản thân đại diện 19 nhân viên ACB cũng thừa nhận sau khi vụ án xảy ra thì được biết hồ sơ và chữ ký đều là giả. Đồng thời, Huyền Như cũng khai nhận: Bị cáo chuyển tiền đi bằng cách ký lệnh chi theo chữ ký của bộ hồ sơ giả.
Chuyển sang nhận định về hành vi ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền tiết kiệm để hưởng lãi chênh lệch, đại diện HĐXX nhấn mạnh: Với số tiền như đại diện ACB trình bày phiên toà này là 668 tỷ đồng, tiền này xuất phát từ nguồn vốn uỷ thác cho nhân viên đem gửi để hưởng lãi. Hành vi uỷ thác có lẽ tất cả mọi người ngồi dự phiên toà này đều đã biết.
Nguyên Ban lãnh đạo từ Hội đồng quản trị đến Ban Tổng Giám đốc của ACB đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng hành vi 500 tỷ đồng này (hành vi ủy thác) cũng đã đặc biệt nghiêm trọng rồi.
Tòa hỏi: Trách nhiệm của các cá nhân (19 nhân viên nhận ủy thác của ACB) có bao giờ họ đi khởi kiện chưa?
Đáp: Các cá nhân đã khởi kiện tại Toà án dân sự, đã khởi kiện tại Toà án Nhà Bè và Toà án Quận I.
Tòa nhận định: Rõ ràng là 19 cá nhân ACB này vì sao họ không đến nữa. Vì sự vắng mặt của họ hôm nay nhằm tránh trả lời câu hỏi của HĐXX. Bởi vì các hợp đồng ủy thác đã được hủy ngay từ ngày đầu sau khi tiền đã được chuyển xong vào VietinBank thực hiện theo cái hợp đồng ủy thác thì hợp đồng đã hủy.
Đại diện HĐXX phân tích: Vậy họ còn cái quyền gì nữa đâu. Nếu như hợp đồng ủy thác đã bị hủy thì nhân viên ACB có quyền gì đối với VietinBank, đối với ACB?
Để chứng minh cho nhận định này, một tình tiết đáng lưu ý được HĐXX thể hiện công khai tại tòa. Cụ thể: Hợp đồng ủy thác gửi tiền ngày 26/8/2011 tại hội sở của ACB, đóng dấu HỦY.
Đại diện ACB đáp: Đúng là có trường hợp của Phạm Phương Linh.
Tòa nêu rõ: Chúng tôi đọc công khai bên A là bên ủy thác - ACB, bên B là bên nhận ủy thác - ông Võ phương Nam.
“Đây, có nhiều hồ sơ lắm. Nhưng vì anh nói có Phương Linh nên tôi lấy Phương Nam. Vậy anh giải thích cái từ HỦY ở đây là gì? - đại diện HĐXX nhấn mạnh: Đây, đóng dấu HỦY này. Tài liệu này là tài liệu chúng tôi photo trong hồ sơ ra, có số bút lục đàng hoàng. Vì để tránh thất lạc tài liệu chúng tôi không đưa hồ sơ gốc ra, tài liệu số bút lục số 007328, hợp đồng ủy thác… Và sau đó đóng dấu HỦY”.
Tiếp tục phần thẩm vấn, đại diện HĐXX đưa ra rất nhiều tài liệu, bút lục… chứng minh những hợp đồng ủy thác này đã được HỦY.
Cũng theo diễn biến phiên tòa, HĐXX hỏi đại diện ACB: Tại sao ACB không đủ tự tin là chủ tài khoản đem đi gửi mà lại thông qua người khác? Anh thấy việc ủy thác đó là đúng hay sai?
Đáp: Việc uỷ thác đúng hay sai thì cho phép tôi xin không bình luận.
Đến đây, đại diện HĐXX buộc phải thể hiện rõ quan điểm: Vì sao lại như vậy? Vì cái thứ nhất: Tiền gửi tiết kiệm chỉ dành cho các cá nhân. Thứ hai là lãi suất tiền gửi tiết kiệm thì cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán. Đó là 2 cái lý do cơ bản.
Để làm rõ “động cơ” lãi suất, đại diện HĐXX hỏi Huyền Như: Lãi suất thỏa thuận bao nhiêu?
Huyền Như đáp: 14%/năm trên hợp đồng, chênh lệch từ 5% -5,5%. Trong đó từ 3% -3.5% nộp vào tài khoản của các cá nhân gửi tiền. 1% -1,5% thì chuyển theo yêu cầu của Bảo Ngọc và Chiêu Uyên.
ACB tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật
Chiều 18/12, HĐXX tập trung làm rõ hành vi ACB đã ủy thác trái quy định để nhân viên đi gửi tiền và hưởng lãi suất chênh lệch.
Đại diện Viện Kiểm sát cho rằng: ACB đã tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật.
14 giờ, phiên tòa buổi chiều bắt đầu với phần thẩm vấn của đại diện Viện Kiểm sát với nhân viên ACB. Trả lời thẩm vấn, đại diện nhân viên ACB cho biết tổng số tiền ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi là hơn 718 tỷ đồng.
Theo kết luận điều tra, chỉ sau khi ký hợp đồng Huyền Như đã gửi trước số tiền lãi bao gồm cả lãi suất trong và ngoài hợp đồng cho các nhân viên ACB là 10 tỷ đồng.
Đại diện Viện Kiểm sát đặt câu hỏi: Số tiền chuyển vào tài khoản của nhân viên ACB có phải chênh lệch ngoài hợp đồng?
Đáp: Gồm cả lãi suất trong hợp đồng và ngoài hợp đồng.
Hỏi: Lãi suất trong hợp đồng là thế nào?
Đáp: Lãi suất trả sau.
Hỏi: Thế sao lại trả trước? Lãi suất ngoài hợp đồng là bao nhiêu?
Đáp: 3,5- 5,5%. Đại diện nhân viên ACB cũng thừa nhận: Sau khi ký hợp đồng thì những nhân viên này phải nộp lại hợp đồng cho ACB với lý giải “Để tránh rủi ro cho ACB”.
Đại diện Viện Kiểm sát nhận định: Đó là một điều rất không bình thường.
Đại diện Viện Kiểm sát thẩm vấn đại diện ACB: Giấy phép NHNN cấp cho ACB có cho phép ACB ủy thác gửi tiền không? Vì theo khoản 1 Luật Tổ chức tín dụng (TCTD) quy định phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng? Đại diện ACB buộc phải thừa nhận: Theo tôi nhớ thì hình như không có.
Hỏi: Luật TCTD đã nói rõ TCTD không được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác hoạt động ghi trong giấy phép. Vậy ACB có giấy phép riêng nào về việc ủy thác gửi tiền không?
Đáp: Không.
Đại diện ACB cũng cho biết vào thời điểm ACB ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền thì Thông tư 02 về trần lãi suất đã có hiệu lực và ACB có biết. Đại diện này cũng thừa nhận ACB với tư cách là TCTD thì phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ Thông tư 02.
Thế nhưng với câu hỏi của Đại diện Viện Kiểm sát: Vậy việc ACB thực hiện ủy thác gửi tiền vượt lãi suất quy định có phải là việc làm gián tiếp vi phạm pháp luât?
Thì đại diện này trả lời: VietinBank chi trả cho nhân viên thì nhận thôi ạ.
Đến đây, đại diện Viện Kiểm sát buộc phải nghiêm khắc: Ông ko thể trả lời như thế được. ACB là TCTD nên biết việc làm đó là vi phạm pháp luật. Ông thừa hiểu việc làm đó đã tiếp tay cho các ngân hàng khác vi phạm pháp luật nếu họ tiếp nhận việc gửi tiền của ACB. Ông không trả lời được à?
H.N
Bình luận