(VTC News) - Trông cái cách ông Tùy ăn rắn, người ta nghĩ ông đang nhai miếng mực khô mềm ngọt.
Kỳ 2: ‘Dị nhân’ ăn rắn sống
Con rắn vừa bắt xong, không hề được rửa ráy gì, cũng không dùng loại chất gì để khử mùi tanh. Ông Ngô Văn Tùy (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) đưa cái đuổi ngúng nguẩy của nó lên miệng cắn một cái.
Tôi nghĩ bộ răng trắng muốt của ông phải sắc hơn cả dao. Ông Tùy cắn một cái và dứt nhẹ, mà cái đuôi ngoe nguẩy của con rắn đứt ngọt. Trông cái cách ông Tùy ăn rắn, người ta nghĩ ông đang nhai miếng mực khô mềm ngọt.
Mấy bà, mấy chị chứng kiến cảnh đó thì rú lên kinh khiếp. Nhiều người mặt mũi tím tái, đỏ ửng. Mấy cô gái trẻ không dám nhìn, cứ úp mặt vào lưng người khác. Thậm chí, mấy anh chàng mê nhậu nhẹt, không ít lần ăn món rắn nướng, chả rắn, cũng nhăn mặt.
Con rắn bị cắn đứt phần đuôi, máu đỏ chảy ròng ròng. Ông Tùy kéo căng thân nó, rồi giơ lên trời, cho dòng máu tươi nhỏ vào miệng không sót giọt nào. Khi những giọt máu chảy chậm dần, ông đưa cái phần bị đứt của con rắn vào miệng mút chùn chụt. Tôi thấy hai bên má của ông hóp lại, chừng như mút mạnh lắm.
Mút hết máu của con rắn, ông Tùy tiếp tục đưa con rắn lên miệng và nhai. Những người đứng tuổi xem buổi biểu diễn đều khẳng định giống rắn bù nặc mà to cỡ ngón tay cái người lớn là thuộc hạng “có tuổi” rồi, xương rắn như đá.
Nếu làm chả con rắn này, phải dùng sống dao băm đến mỏi tay mới nhừ được xương của nó. Vậy mà đôi hàm của ông Ngô Văn Tùy cứ như máy cắt, cắn một cái là thân rắn đứt rời. Ông cũng chỉ nhai đôi ba cái, rau ráu, rều rệu, đã nuốt chửng.
Lúc ông Tùy đang ăn rắn, một cậu bé mang cho cốc nước. Ông Tùy uống một hơi hết nửa cốc, xúc miệng ùng ục, rồi lại ăn tiếp. Ông Tùy cứ ăn hồn nhiên, ăn vô tư và dường như ông đã quá quen với sự kinh hãi của những người chứng kiến nên chả thèm để tâm.
Khi đã ăn gần hết con rắn, còn lại phần đầu, mọi người nghĩ rằng ông sẽ bỏ đi, vì đầu rắn có đôi nanh, là nơi chứa tuyến nọc kịch độc. Nhưng ông Tùy giơ cái đầu rắn lên bảo: “Tui ăn nốt nhé!”.
Nói rồi, ông đưa lên miệng và ăn nốt. Ai cũng lo ông sẽ bị chất độc xâm nhập cơ thể, gây biến chứng, nhưng ông bảo chẳng có gì phải sợ, bởi ông đã ăn cả một con rắn hổ mang chúa to bằng cổ tay, ăn hết con hổ mang chì bằng cái ống tuýp xe đạp, nhưng không thấy có biểu hiện trúng độc.
Thậm chí, ông Tùy còn liều lĩnh kiểm nghiệm cơ thể mình có khả năng kháng độc ra sao bằng cách… cho rắn hổ mang cắn. Điều lạ lùng là nọc độc hổ mang cũng không khiến ông bị trúng độc.
Chuyện rắn độc cắn người không trúng độc tưởng lạ, nhưng về mặt khoa học có thể giải thích được. Khi cơ thể thường xuyên tiếp nhận một lượng nọc độc tăng dần, sẽ có khả năng đề kháng và hệ thần kinh sẽ không bị nọc độc phá hủy. Nọc độc rắn vào cơ thể với lượng nhỏ còn có khả năng chữa một số bệnh về khớp.
Tóm lại, mọi bộ phận của con rắn, từ nọc độc, máu, đến ruột rà, tim, gan, phèo phổi, dạ dày, thậm chí cả phân của con rắn… ông Tùy cũng ăn hết, không bỏ phí tẹo nào.
Khi con rắn vừa “chui” hết vào trong bụng ông Tùy, một cậu thanh niên đi làm đồng về ghé qua xem. Trên tay anh cầm một con ếch to chừng cổ tay.
Con ếch bị buộc dây ở bụng, đang nhoài nhoài như muốn chạy thoát. Cậu thanh niên này tóm được con ếch ở bờ mương khi đi làm đồng, định mang về làm chả. Mọi người đồng thanh đề nghị hiến con ếch cho buổi biểu diễn và anh ta đồng ý liền.
Dường như ăn con cóc, con rắn và mấy con côn trùng chưa chắc dạ, ông Tùy nhìn con ếch với vẻ thèm thuồng. Không cần rửa ráy gì, mặc đất cát dính trên bộ da nhờn nhờn của con ếch, người đàn ông kỳ lạ Ngô Văn Tùy không chút e dè, đưa ngay con ếch đang giẫy nhoai nhoải lên miệng và “phập một cái” đứt luôn nửa con.
Bộ lòng con ếch nhều nhệu cũng không bỏ đi, ông Tùy ăn hết. Khi những người chứng kiến còn chưa hoàn hồn thì phần đầu con ếch đã chui nốt vào miệng ông
Trông cảnh ông Tùy nhai sống con rắn, rồi đến con ếch, với máu me dính đầy môi mép, thật khó có thể tưởng tượng trên đời lại có một người kỳ lạ như vậy.
Quả thực, ngồi trò chuyện với ông Tùy, đặc biệt là chứng kiến tận mắt cảnh ăn tươi nuốt sống của ông, tôi cứ ngỡ ông là người của thời ăn lông ở lỗ, rồi đất trời run rủi, tạo hóa đặt nhầm đến cả triệu năm vào thế giới hiện đại này.
Thời nguyên thủy, khi con người còn ăn lông ở lỗ, mặc khố, sống trong hang, râu tóc trùm mặt, trán ngắn một mẩu, cằm dài cả gang, nhưng tổ tiên ta đã biết lấy lửa từ đá, nướng chín thức ăn. Nhờ có lửa, ăn đồ chín mà tổ tiên ta tiến hóa được như ngày hôm nay.
Còn ông Ngô Văn Tùy thì thật kỳ lạ. Những thứ gì chín ông không khoái lắm, dửng dưng, nhưng thấy con gì đang nhảy nhót, đang giãy đành đạch là chỉ muốn vồ lấy ăn liền.
Theo ông Tùy, khi ăn đồ chín, ông thấy chán ngắt, không nuốt nổi, đầu óc lại cứ u u mê mê. Ông bảo, ăn luôn khi con vật đang giãy đành đạch mới nguyên chất, mới đầy đủ dinh dưỡng.
Ông Tùy lý giải một cách hồn nhiên: “Tui đã thử bắt hai con rắn, mỗi con 7 lạng. Tui luộc chín một con và ăn hết, thấy nửa buổi đã đói cồn cào. Nhưng tui ăn sống, thấy cả ngày không đói, tinh thần tỉnh táo, làm việc hăng hái. Như vậy, tui xin khẳng định rằng, nếu nấu chín thức ăn, số lượng dinh dưỡng đã mất đi một nửa, còn những thứ tinh túy của con vật có tác dụng làm tinh thần sáng suốt, sung mãn thì mất hẳn khi nấu chín nó”.
Ông Tùy cũng khẳng định, mỗi khi ăn xong con gì, đặc biệt ăn no bụng, ông thấy đầu óc vô cùng tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, chỉ muốn đi làm việc ngay.
Mấy đồng chí công an huyện cũng kể với tôi rằng, các anh chưa thấy một ai có trí nhớ tốt như ông Ngô Văn Tùy. Các anh đã trực tiếp kiểm tra và thấy ông Tùy có thể nhớ được tất tật họ tên các cầu thủ của các đội bóng đá từ châu Á đến châu Âu, từ châu Mỹ đến châu Phi.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Kỳ 2: ‘Dị nhân’ ăn rắn sống
Con rắn vừa bắt xong, không hề được rửa ráy gì, cũng không dùng loại chất gì để khử mùi tanh. Ông Ngô Văn Tùy (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) đưa cái đuổi ngúng nguẩy của nó lên miệng cắn một cái.
Tôi nghĩ bộ răng trắng muốt của ông phải sắc hơn cả dao. Ông Tùy cắn một cái và dứt nhẹ, mà cái đuôi ngoe nguẩy của con rắn đứt ngọt. Trông cái cách ông Tùy ăn rắn, người ta nghĩ ông đang nhai miếng mực khô mềm ngọt.
Mấy bà, mấy chị chứng kiến cảnh đó thì rú lên kinh khiếp. Nhiều người mặt mũi tím tái, đỏ ửng. Mấy cô gái trẻ không dám nhìn, cứ úp mặt vào lưng người khác. Thậm chí, mấy anh chàng mê nhậu nhẹt, không ít lần ăn món rắn nướng, chả rắn, cũng nhăn mặt.
Xem video ông Tùy ăn rắn độc sống
Con rắn bị cắn đứt phần đuôi, máu đỏ chảy ròng ròng. Ông Tùy kéo căng thân nó, rồi giơ lên trời, cho dòng máu tươi nhỏ vào miệng không sót giọt nào. Khi những giọt máu chảy chậm dần, ông đưa cái phần bị đứt của con rắn vào miệng mút chùn chụt. Tôi thấy hai bên má của ông hóp lại, chừng như mút mạnh lắm.
Mút hết máu của con rắn, ông Tùy tiếp tục đưa con rắn lên miệng và nhai. Những người đứng tuổi xem buổi biểu diễn đều khẳng định giống rắn bù nặc mà to cỡ ngón tay cái người lớn là thuộc hạng “có tuổi” rồi, xương rắn như đá.
Nếu làm chả con rắn này, phải dùng sống dao băm đến mỏi tay mới nhừ được xương của nó. Vậy mà đôi hàm của ông Ngô Văn Tùy cứ như máy cắt, cắn một cái là thân rắn đứt rời. Ông cũng chỉ nhai đôi ba cái, rau ráu, rều rệu, đã nuốt chửng.
Ông Tùy ăn sống con rắn trước mặt mọi người |
Khi đã ăn gần hết con rắn, còn lại phần đầu, mọi người nghĩ rằng ông sẽ bỏ đi, vì đầu rắn có đôi nanh, là nơi chứa tuyến nọc kịch độc. Nhưng ông Tùy giơ cái đầu rắn lên bảo: “Tui ăn nốt nhé!”.
Nói rồi, ông đưa lên miệng và ăn nốt. Ai cũng lo ông sẽ bị chất độc xâm nhập cơ thể, gây biến chứng, nhưng ông bảo chẳng có gì phải sợ, bởi ông đã ăn cả một con rắn hổ mang chúa to bằng cổ tay, ăn hết con hổ mang chì bằng cái ống tuýp xe đạp, nhưng không thấy có biểu hiện trúng độc.
Thậm chí, ông Tùy còn liều lĩnh kiểm nghiệm cơ thể mình có khả năng kháng độc ra sao bằng cách… cho rắn hổ mang cắn. Điều lạ lùng là nọc độc hổ mang cũng không khiến ông bị trúng độc.
Chuyện rắn độc cắn người không trúng độc tưởng lạ, nhưng về mặt khoa học có thể giải thích được. Khi cơ thể thường xuyên tiếp nhận một lượng nọc độc tăng dần, sẽ có khả năng đề kháng và hệ thần kinh sẽ không bị nọc độc phá hủy. Nọc độc rắn vào cơ thể với lượng nhỏ còn có khả năng chữa một số bệnh về khớp.
Tóm lại, mọi bộ phận của con rắn, từ nọc độc, máu, đến ruột rà, tim, gan, phèo phổi, dạ dày, thậm chí cả phân của con rắn… ông Tùy cũng ăn hết, không bỏ phí tẹo nào.
Khi con rắn vừa “chui” hết vào trong bụng ông Tùy, một cậu thanh niên đi làm đồng về ghé qua xem. Trên tay anh cầm một con ếch to chừng cổ tay.
Ông Tùy dễ dàng cắn đứt con rắn, dù nó rất dai |
Dường như ăn con cóc, con rắn và mấy con côn trùng chưa chắc dạ, ông Tùy nhìn con ếch với vẻ thèm thuồng. Không cần rửa ráy gì, mặc đất cát dính trên bộ da nhờn nhờn của con ếch, người đàn ông kỳ lạ Ngô Văn Tùy không chút e dè, đưa ngay con ếch đang giẫy nhoai nhoải lên miệng và “phập một cái” đứt luôn nửa con.
Bộ lòng con ếch nhều nhệu cũng không bỏ đi, ông Tùy ăn hết. Khi những người chứng kiến còn chưa hoàn hồn thì phần đầu con ếch đã chui nốt vào miệng ông
Trông cảnh ông Tùy nhai sống con rắn, rồi đến con ếch, với máu me dính đầy môi mép, thật khó có thể tưởng tượng trên đời lại có một người kỳ lạ như vậy.
Quả thực, ngồi trò chuyện với ông Tùy, đặc biệt là chứng kiến tận mắt cảnh ăn tươi nuốt sống của ông, tôi cứ ngỡ ông là người của thời ăn lông ở lỗ, rồi đất trời run rủi, tạo hóa đặt nhầm đến cả triệu năm vào thế giới hiện đại này.
Thời nguyên thủy, khi con người còn ăn lông ở lỗ, mặc khố, sống trong hang, râu tóc trùm mặt, trán ngắn một mẩu, cằm dài cả gang, nhưng tổ tiên ta đã biết lấy lửa từ đá, nướng chín thức ăn. Nhờ có lửa, ăn đồ chín mà tổ tiên ta tiến hóa được như ngày hôm nay.
Còn ông Ngô Văn Tùy thì thật kỳ lạ. Những thứ gì chín ông không khoái lắm, dửng dưng, nhưng thấy con gì đang nhảy nhót, đang giãy đành đạch là chỉ muốn vồ lấy ăn liền.
Theo ông Tùy, ăn đồ sống no lâu hơn đồ chín |
Ông Tùy lý giải một cách hồn nhiên: “Tui đã thử bắt hai con rắn, mỗi con 7 lạng. Tui luộc chín một con và ăn hết, thấy nửa buổi đã đói cồn cào. Nhưng tui ăn sống, thấy cả ngày không đói, tinh thần tỉnh táo, làm việc hăng hái. Như vậy, tui xin khẳng định rằng, nếu nấu chín thức ăn, số lượng dinh dưỡng đã mất đi một nửa, còn những thứ tinh túy của con vật có tác dụng làm tinh thần sáng suốt, sung mãn thì mất hẳn khi nấu chín nó”.
Ông Tùy cũng khẳng định, mỗi khi ăn xong con gì, đặc biệt ăn no bụng, ông thấy đầu óc vô cùng tỉnh táo, tinh thần sảng khoái, sức khỏe dồi dào, chỉ muốn đi làm việc ngay.
Mấy đồng chí công an huyện cũng kể với tôi rằng, các anh chưa thấy một ai có trí nhớ tốt như ông Ngô Văn Tùy. Các anh đã trực tiếp kiểm tra và thấy ông Tùy có thể nhớ được tất tật họ tên các cầu thủ của các đội bóng đá từ châu Á đến châu Âu, từ châu Mỹ đến châu Phi.
Xem video ông Tùy ăn rắn độc sống:
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Bình luận