Điều khiến các đại biểu băn khoăn nhất khi xây dựng sân bay Long Thành vẫn là câu chuyện tiền đâu để làm khi chỉ riêng giai đoạn 1 dự án đã tiêu tốn gần 8 tỷ USD.
Thảo luận về dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ngày 8/10, điều khiến các đại biểu băn khoăn nhất vẫn là câu chuyện tiền đâu để làm khi chỉ riêng giai đoạn 1 dự án đã tiêu tốn gần 8 tỷ USD, còn nếu tính thêm cả giai đoạn 2, giai đoạn 3 nữa thì số vốn đầu tư sẽ còn cao hơn rất nhiều.
Cân nhắc trong bối cảnh nợ công tăng
Trình bày báo cáo đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay việc triển khai dự án sẽ được chia làm ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ tiến hành xây dựng từ năm 2016 đến năm 2023 hoàn thành và đưa vào khai thác, đáp ứng công suất 25 triệu khách/năm.
Không đề cập đến tổng nguồn vốn của cả ba giai đoạn nhưng ông Thăng cho hay nguồn vốn thực hiện giai đoạn 1 vào khoảng 164.000 tỷ đồng (gần 8 tỷ USD). Trong đó, vốn nhà nước bố trí vào khoảng 84.000 tỉ đồng, còn lại huy động khu vực ngoài nhà nước.
“Hiện nay cũng đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức khác nhau như PPP (hợp tác công tư), BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao)... như Tập đoàn ADPi của Pháp, các tập đoàn Samsung, Công ty Cảng hàng không Incheon của Hàn Quốc, các tập đoàn của Nhật Bản...” - ông Thăng nhấn mạnh.
Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra về dự án trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề nghị Chính phủ có báo cáo tổng vốn đầu tư của toàn bộ ba giai đoạn để QH xem xét, quyết định. Bởi ngoài việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành thì cũng cần đầu tư một lượng vốn rất lớn cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối.
Như vậy sẽ phải sử dụng một lượng lớn vốn ngân sách nhà nước và vốn vay của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn. Vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Cũng theo ông Phúc, có ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng dự toán mức đầu tư 164.000 tỉ đồng cho giai đoạn 1 mới chỉ là ước tính. Thực tế thời gian qua cho thấy nhiều dự án giao thông phát sinh chi phí rất lớn so với tổng mức đầu tư ban đầu. Do đó ý kiến trên lo ngại rằng quá trình triển khai dự án sẽ còn phát sinh thêm nhiều chi phí.
Không lẽ ra nghị quyết đặc biệt huy động vốn?
Tán thành với ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước và Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn để triển khai dự án. “Theo báo cáo thì năm 2014-2015 chúng ta sẽ huy động vốn của Nhà nước để làm nhưng trái phiếu chính phủ trong giai đoạn này thì QH khóa sổ rồi.
Vậy tiền của Nhà nước sẽ là tiền ở đâu? Hay QH lại phải ra nghị quyết đặc biệt để huy động vốn cho dự án?” - ông Kso Phước băn khoăn. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thì đề nghị cần phải phân tích thật kỹ về nguồn vốn, nhất là tính khả thi trong việc huy động các nguồn vốn.
Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế vẫn đề nghị nên chọn phương án cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hòa, đồng thời mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để hỗ trợ, phối hợp cùng khai thác có thể vừa đáp ứng được nhu cầu, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư hơn là xây dựng một sân bay hoàn toàn mới. Bằng chứng mà ý kiến trên đưa ra là sân bay Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với diện tích 1.255 ha nhưng công suất vẫn đạt 50 triệu khách/năm; Cảng hàng không Changi (Singapore) rộng 1.300 ha, công suất đạt 42 triệu khách/năm.
Hơn nữa, theo quy định công trình quan trọng quốc gia phải được gửi đến cơ quan thẩm tra chậm nhất là 60 ngày. Nhưng mãi đến ngày 1-10 Chính phủ mới có tờ trình và hồ sơ gửi sang nên cơ quan thẩm tra chỉ có thời gian một, hai ngày nên rất khó khăn trong việc xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ các nội dung của dự án.
Theo PLO
Cân nhắc trong bối cảnh nợ công tăng
Trình bày báo cáo đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho hay việc triển khai dự án sẽ được chia làm ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ tiến hành xây dựng từ năm 2016 đến năm 2023 hoàn thành và đưa vào khai thác, đáp ứng công suất 25 triệu khách/năm.
Không đề cập đến tổng nguồn vốn của cả ba giai đoạn nhưng ông Thăng cho hay nguồn vốn thực hiện giai đoạn 1 vào khoảng 164.000 tỷ đồng (gần 8 tỷ USD). Trong đó, vốn nhà nước bố trí vào khoảng 84.000 tỉ đồng, còn lại huy động khu vực ngoài nhà nước.
“Hiện nay cũng đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức khác nhau như PPP (hợp tác công tư), BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao)... như Tập đoàn ADPi của Pháp, các tập đoàn Samsung, Công ty Cảng hàng không Incheon của Hàn Quốc, các tập đoàn của Nhật Bản...” - ông Thăng nhấn mạnh.
Một số ý kiến vẫn đề nghị nên chọn phương án cải tạo, mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để tiết kiệm được chi phí đầu tư hơn là xây dựng một sân bay hoàn toàn mới. Ảnh: HTD |
Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra về dự án trên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đề nghị Chính phủ có báo cáo tổng vốn đầu tư của toàn bộ ba giai đoạn để QH xem xét, quyết định. Bởi ngoài việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành thì cũng cần đầu tư một lượng vốn rất lớn cho việc xây dựng hệ thống hạ tầng kết nối.
Như vậy sẽ phải sử dụng một lượng lớn vốn ngân sách nhà nước và vốn vay của các tổ chức quốc tế trong bối cảnh nợ công tăng nhanh và ngân sách khó khăn. Vì thế cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Cũng theo ông Phúc, có ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng dự toán mức đầu tư 164.000 tỉ đồng cho giai đoạn 1 mới chỉ là ước tính. Thực tế thời gian qua cho thấy nhiều dự án giao thông phát sinh chi phí rất lớn so với tổng mức đầu tư ban đầu. Do đó ý kiến trên lo ngại rằng quá trình triển khai dự án sẽ còn phát sinh thêm nhiều chi phí.
Không lẽ ra nghị quyết đặc biệt huy động vốn?
Tán thành với ý kiến của cơ quan thẩm tra, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Kso Phước và Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Đức Hiền cho rằng vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn để triển khai dự án. “Theo báo cáo thì năm 2014-2015 chúng ta sẽ huy động vốn của Nhà nước để làm nhưng trái phiếu chính phủ trong giai đoạn này thì QH khóa sổ rồi.
Vậy tiền của Nhà nước sẽ là tiền ở đâu? Hay QH lại phải ra nghị quyết đặc biệt để huy động vốn cho dự án?” - ông Kso Phước băn khoăn. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu thì đề nghị cần phải phân tích thật kỹ về nguồn vốn, nhất là tính khả thi trong việc huy động các nguồn vốn.
Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế vẫn đề nghị nên chọn phương án cải tạo, mở rộng sân bay Biên Hòa, đồng thời mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để hỗ trợ, phối hợp cùng khai thác có thể vừa đáp ứng được nhu cầu, vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư hơn là xây dựng một sân bay hoàn toàn mới. Bằng chứng mà ý kiến trên đưa ra là sân bay Chek Lap Kok (Hong Kong) chỉ với diện tích 1.255 ha nhưng công suất vẫn đạt 50 triệu khách/năm; Cảng hàng không Changi (Singapore) rộng 1.300 ha, công suất đạt 42 triệu khách/năm.
Hơn nữa, theo quy định công trình quan trọng quốc gia phải được gửi đến cơ quan thẩm tra chậm nhất là 60 ngày. Nhưng mãi đến ngày 1-10 Chính phủ mới có tờ trình và hồ sơ gửi sang nên cơ quan thẩm tra chỉ có thời gian một, hai ngày nên rất khó khăn trong việc xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ các nội dung của dự án.
Theo PLO
Bình luận