Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao. Ảnh: IHS'Janes |
Theo tác giả Licourt, mục đích của Trung Quốc là xác định sự chiếmđóng trên khu vực chiến lược đang có nhiều tranh chấp là Biển Đông. Ảnhtừ vệ tinh IHS cho thấy các đường băng dài 3.000m, chỗ rộng nhất lêntới 300m. Ở phía Đông hòn đảo, một hải cảng đang được xây dựng và có thểđủ lớn để đón nhận các tầu chở dầu và các tầu chiến lớn.
Tác giả dẫn một báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp cho rằng: Trung Quốcđặc biệt quan tâm đến vùng biển này vì đây là nơi có địa thế chiến lượcquan trọng: là điểm giao giữa con đường từ Ấn Độ Dương sang Thái BìnhDương và là con đường giao thông huyết mạch giữa châu Âu và châu Á nơigần 1/3 thương mại hàng hải thế giới đi qua nơi này. Đây cũng là khu vựcgiàu tài nguyên, có thể chiếm tới 13% dự trữ dầu của thế giới.
Việc Trung Quốc tạo ra các hòn đảo mới này nhằm chiếm đóng khu vựcbiển Đông. (Theo luật quốc tế, việc phân bổ vùng đặc quyền kinh tế đượcxác định bởi việc sở hữu một lãnh thổ duyên hải).
Trung Quốc một lần nữa lặp lại chiến lược đã từng được áp dụng trênquần đảo Hoàng Sa. Tháng 5/2014, Trung Quốc đã sử dụng cơ sở lãnh thổnày để biện minh cho việc lắp đặt giàn khoan Hải Dương- 981 vào sâutrong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đài RFI cũng cho biết, ngay sau khi chuyên san quốc phòng IHS Jane’s Defense Heeklycông bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của Trung Quốc tạiTrường Sa hôm 15/2, các chuyên gia quốc tế đã nêu bật ý đồ bành trướngcủa Bắc Kinh: Thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại Trường Sa làm căn cứa đồntrú để kiểm soát toàn bộ khu vực. Đó là “những tầu sân bay không thểđánh chìm”.
Trang quốc tế của Radio-Monaco ngày 16/2, có đăng bài viếtvới tiêu đề “Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo quân sự nằm giữaPhilippines và Việt Nam” của Frank Herman, trong đó đề cập đến việcTrung Quốc đang bồi đắp bãi Chữ Thập ở Trường Sa thành một đảo nhỏ rộnggần 2,2km2.
Năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng ở đây một sân bay và từ đóphải mở rộng diện tích hòn đảo. Bên cạnh đó, việc triển khai các hoạtđộng kinh tế ở đây có thể tạo cơ sở để Trung Quốc nêu yêu sách về vùngđặc quyền trên biển.
Với tiêu đề: “Các hòn đảo nhân tạo, vũ khí bí mật của Trung Quốc”, bài viết trên trang Sputniknews ngày 23/2 đã dẫn tin của chuyên san quốc phòng có uy tín IHS Jane’s Defence Weeklycho biết: Trung Quốc đang cố gắng xây dựng trong các khu vực tranh chấpmột mạng lưới căn cứ hải quân và không quân dựa trên 5 hòn đảo mới,được bồi đắp từ các bãi đá ngầm bằng một tầu cuốc khổng lồ.
Kết luận ấy dựa trên việc phân tích các ảnh chụp từ vệ tinh. Ví như ởbãi đá Hugues, ảnh vệ tinh cho thấy: vào 1/2/2014 còn là một khung bêtông có diện tích 380m2. Tới 14/8/2014, khung bê tông này được lấp đầycát. Và tới 24/1/2015 xuất hiện một hòn đảo thực sự rộng 75.000 m2 vàcác ngôi nhà kiên cố. Tới mùa xuân hoặc hè năm 2015, công trình này cóthể hoàn thành và thực hiện các chức năng quân sự. Cấu trúc của các hònđảo nhân tạo này giống nhau: hình vuông, với một ra đa và tháp phòngkhông ở mỗi góc.
Bình luận