(VTC News) – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải khẳng định rằng phương án xây dựng mà Bộ GTVT đưa ra là tối ưu. Điều này cũng có nghĩa là 40 triệu m3 bùn đất sẽ được đổ ra biển khi thi công.
Bên cạnh những ý kiến trái chiều gay gắt, thậm chí phản bác phương án xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện), chi phí đầu tư hơn 1 tỷ USD, ông Đỗ Đức Tiến – Phó Cục trưởng Cục Hàng hải lại cho biết, các kết quả phân tích đều cho thấy phương án hiện tại là hoàn toàn khả thi, đảm bảo tính kinh tế, kỹ thuật và hiệu quả. Hiệu quả ở đây không chỉ về mặt tài chính mà còn hiệu quả về kinh tế, xã hội, an ninh – quốc phòng của khu vực nói chung và quy hoạch phát triển đến năm 2020, định hướng 2030.
Ông Đỗ Đức Tiến - Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. |
Theo ông Tiến, từ năm 1994 Chính phủ đã giao cho các cơ quan như Viện Địa lý, Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải, trong đó có tư vấn của Bỉ, Nhật Bản… tham gia nghiên cứu về cảng Lạch Huyện.
Quá trình nghiên cứu được thực hiện nhiều khâu, trong đó có khâu đo đạc, khảo sát, theo dõi đánh giá diễn biến của luồng tàu, về dòng chảy, sa bồi… Trên cơ sở đó đã có sự đánh giá mức độ ổn định chắn sóng, ngăn cát, ổn định môi trường. Tất cả đều tuân thủ theo quy trình, quy phạm trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về dự án tỷ đô gây nhiều tranh cãi này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi rất cụ thể với ông Tiến.
Đổ 40 triệu m3 bùn ra biển an toàn
Quá trình nghiên cứu được thực hiện nhiều khâu, trong đó có khâu đo đạc, khảo sát, theo dõi đánh giá diễn biến của luồng tàu, về dòng chảy, sa bồi… Trên cơ sở đó đã có sự đánh giá mức độ ổn định chắn sóng, ngăn cát, ổn định môi trường. Tất cả đều tuân thủ theo quy trình, quy phạm trong nước và quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về dự án tỷ đô gây nhiều tranh cãi này, PV VTC News đã có cuộc trao đổi rất cụ thể với ông Tiến.
Đổ 40 triệu m3 bùn ra biển an toàn
- Trên thực tế, bất kỳ một dự án nào được triển khai thì phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi khởi công. Dự án cảng biển Lạch Huyện đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có báo cáo này?
>> Video: Giới khoa học chỉ ra điểm yếu cốt tử phương án xây cảng Lạch Huyện |
Khi đưa phương án ra, chúng tôi đã tính toán nhiều đến điều kiện kinh tế và môi trường, điều này được ưu tiên hàng đầu, cùng với tư vấn để đưa ra phương án báo cáo về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.
Cho đến nay, ý kiến đề xuất phương án đổ bùn đất nạo vét trên luồng ra ngoài biển là biện pháp tốt nhất, đảm bảo các yếu tố trong đó có các yếu tố về môi trường.
Hiện nay báo cáo đánh giá tác động môi trường chủ đầu tư đã hoàn thiện, chuyển sang Bộ Tài nguyên & Môi trường. Bộ này đang thành lập Hội đồng quốc gia để thẩm định. Cuối tháng 8 hoặc sang tháng 9 sẽ có kết luận chính thức.
Theo ông Tiến, việc nạo vét và đổ 40 triệu m3 bùn cát đổ ra biển trong khi xây dựng cảng Lạch Huyện có ảnh hưởng rất ít đến môi trường. |
- Một số nhà khoa học và chuyên gia khi xem xét phương án xây dựng của Bộ GTVT cho rằng vị trí địa hình xây dựng cảng Lạch Huyện không hợp lý đối với cảng nước sâu khi khối lượng nạo vét quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, chi phí duy tu bảo dưỡng lớn, triển khai thi công phức tạp… Ông nghĩ sao về ý kiến này?
Trong quá trình nghiên cứu thì các cơ quan tư vấn đã tính toán kỹ. Việc lập dự án theo đúng quy trình về đầu tư xây dựng và pháp luật. Đương nhiên, những khó khăn đó chúng tôi đã có tính toán để thực hiện và có những giải trình rất rõ trong dự án.
Việc xác định yếu tố xây dựng Cảng đòi hỏi quá trình nghiên cứu thực hiện đảm bảo các điều kiện của một cảng biển khi vào hoạt động, nên khi tính toán chi phí đã so sánh với các nước trong khu vực và các cảng thực hiện ở Việt Nam.
Trong quá trình nghiên cứu thì các cơ quan tư vấn đã tính toán kỹ. Việc lập dự án theo đúng quy trình về đầu tư xây dựng và pháp luật. Đương nhiên, những khó khăn đó chúng tôi đã có tính toán để thực hiện và có những giải trình rất rõ trong dự án.
Việc xác định yếu tố xây dựng Cảng đòi hỏi quá trình nghiên cứu thực hiện đảm bảo các điều kiện của một cảng biển khi vào hoạt động, nên khi tính toán chi phí đã so sánh với các nước trong khu vực và các cảng thực hiện ở Việt Nam.
>> Video: Cảng Lạch Huyện- Tài nguyên đổ biển và hệ lụy trăm năm |
Tất nhiên xây dựng công trình biển bao giờ cũng có tính phức tạp. Việc xây dựng một số cảng như Cái Mép – Thị Vải, Cái Lân chúng ta đã có những bài học thực tế. Điều kiện khó khăn nhưng chúng ta đã có kinh nghiệm, cùng với sự tham gia của phía Nhật Bản thì việc thực hiện dự án này chắc chắn sẽ thành công.
Đối với những tác động của môi trường thì qua tính toán của các đơn vị, việc đổ 40 triệu m3 bùn ra biển cách xa khu vực Cát Bà, khu vực Hải Phòng trên 20km sẽ rất ít ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài ra, các đơn vị cũng đã có sự tính toán khi thi công không có ảnh hưởng đến vùng ven bờ, vùng sinh thái Cát Bà.
Đối với những tác động của môi trường thì qua tính toán của các đơn vị, việc đổ 40 triệu m3 bùn ra biển cách xa khu vực Cát Bà, khu vực Hải Phòng trên 20km sẽ rất ít ảnh hưởng đến môi trường.
Ngoài ra, các đơn vị cũng đã có sự tính toán khi thi công không có ảnh hưởng đến vùng ven bờ, vùng sinh thái Cát Bà.
Lượng sa bồi ở Hải Phòng rất lớn nên phải tiến hành nạo vét duy tu hàng năm, tốn nhiều chi phí thì mới có thể tiếp nhận được tàu trọng tải lớn vào cảng. |
- Nhiều người lo ngại, trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, chậm tiến độ thi công như một số dự án cảng trước thì liệu dự án này có đúng tiến độ và có bị đội chi phí?
Dự án này vay vốn ODA Nhật Bản nên việc về vốn và thời gian được đặt lên hàng đầu vì còn mang tính quốc tế, cam kết của nhà thầu về xây dựng.
Tôi tin rằng, cùng với sự tham gia của các nhà thầu Nhật Bản thì tiến độ sẽ được đảm bảo, điều này đã tính toán đến việc đáp ứng nhu cầu cho hàng hóa thông quan vào năm 2015 – 2016.
Không khả thi
Không khả thi
- Gần đây, công ty Sơn Trường đề xuất phương án mới, nhiều nhà khoa học cho rằng rất đáng quan tâm, trong đó có việc đưa cảng ra xa bờ. Ông đánh giá như thế nào về phương án này?
Về phương án đề xuất của công ty Sơn Trường đưa ra, Bộ GTVT đã tổ chức hai cuộc họp để nghe công ty Sơn Trường báo cáo ý tưởng. Cuộc họp có sự tham dự của chuyên gia hàng đầu về tư vấn, xây dựng trường nghiên cứu.
Trên cơ sở đó Bộ GTVT đã phát đi thông cáo gửi báo chí ngày 26/6/2102, đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án, điều kiện khai thác cảng và chi phí đầu tư của Sơn Trường. Báo cáo cho biết đây mới chỉ là ý tưởng và không mang tính khả thi trong thực hiện.
Trên cơ sở đó Bộ GTVT đã phát đi thông cáo gửi báo chí ngày 26/6/2102, đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của dự án, điều kiện khai thác cảng và chi phí đầu tư của Sơn Trường. Báo cáo cho biết đây mới chỉ là ý tưởng và không mang tính khả thi trong thực hiện.
>> Video: Giới khoa học chỉ ra điểm yếu cốt tử phương án xây cảng Lạch Huyện |
- Phương án của công ty Sơn Trường là đưa cảng ra xa bờ mà các nước trên thế giới đã xây dựng và mang lại hiệu quả, điển hình là cảng Sơn Dương của Trung Quốc. Theo ông, vì sao phương án lại được cho là không khả thi?
Đối với chúng ta, xây dựng cảng tiếp nhận 100.000 tấn (tương đương 6.000 – 8.000 TEU), với nhu cầu, điều kiện địa lý thì làm như cảng Sơn Dương là rất khó khăn trong khai thác và chi phí lớn.
Tàu chở container cập bến tại cảng Đình Vũ - Hải Phòng. |
- Ông nghĩ sao về đề xuất của chuyên gia là tạm dừng dự án để nghiên cứu thêm và tìm ra phương án tốt nhất?
Quá trình nghiên cứu các phương án xây dựng cảng cửa ngõ cho khu vực phía bắc, các đơn vị cũng đã đặt ra nhiều phương án xây dựng tương tự như phương án của Công ty Sơn Trường, nhưng qua nghiên cứu thì cho thấy không khả thi. Bộ GTVT đã phát đi văn bản bác bỏ và vẫn sẽ tiếp tục xây dựng dự án.
Khi trình dự án, chủ dự án phải có trách nhiệm và phải bảo vệ rằng đây là phương án tối ưu nhất và sẽ tiếp tục thực hiện.
- Cá nhân và tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những cảnh báo của các nhà khoa học xảy ra, thưa ông?
Cái này theo quy định của pháp luật, là trách nhiệm thuộc về từng mảng một, như thiết kế, thi công, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định…
Liệu có thua lỗ?
- Có ý kiến cho rằng, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay và một số cảng biển nước ta đã xây dựng quy mô lớn nhưng rất ít có tàu lớn vào, hiệu quả sử dụng thấp… thì việc đầu tư thêm một cảng biển quy mô lớn như Lạch Huyện liệu có thua lỗ?
Đúng là đã có sự khủng hoảng kinh tế nhưng theo các thông tin, cho đến nay nền kinh tế dần hồi phục. Thời gian qua, qua sự theo dõi của chúng tôi, lượng hàng hóa vẫn tăng, cụ thể là năm 2011 có 42 triệu tấn thông quan, 6 tháng đầu 2012 đã có khoảng 22 triệu tấn hàng hóa được thông quan qua cảng Hải Phòng.Quá trình nghiên cứu các phương án xây dựng cảng cửa ngõ cho khu vực phía bắc, các đơn vị cũng đã đặt ra nhiều phương án xây dựng tương tự như phương án của Công ty Sơn Trường, nhưng qua nghiên cứu thì cho thấy không khả thi. Bộ GTVT đã phát đi văn bản bác bỏ và vẫn sẽ tiếp tục xây dựng dự án.
Khi trình dự án, chủ dự án phải có trách nhiệm và phải bảo vệ rằng đây là phương án tối ưu nhất và sẽ tiếp tục thực hiện.
- Cá nhân và tổ chức nào sẽ phải chịu trách nhiệm nếu những cảnh báo của các nhà khoa học xảy ra, thưa ông?
Cái này theo quy định của pháp luật, là trách nhiệm thuộc về từng mảng một, như thiết kế, thi công, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm định…
>> Video: Cảng Lạch Huyện- Tài nguyên đổ biển và hệ lụy trăm năm |
Liệu có thua lỗ?
- Có ý kiến cho rằng, trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay và một số cảng biển nước ta đã xây dựng quy mô lớn nhưng rất ít có tàu lớn vào, hiệu quả sử dụng thấp… thì việc đầu tư thêm một cảng biển quy mô lớn như Lạch Huyện liệu có thua lỗ?
Chắc chắn là dự án sẽ không phục vụ cho khu vực miền Bắc mà còn là đầu mối thu gom ở các cảng ở khu vực Miền Trung, nước bạn Lào và Trung Quốc… Chúng ta cũng đã có bước tính toán để hợp tác với các nước trong khu vực.
- Hiện một số cảng làm ăn thua lỗ, trong đó có cảng do Vinalines quản lý, Bộ GTVT cũng đã có chỉ đạo thoái vốn và bán cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều người cho rằng đây là một nghịch lý vì Bộ GTVT khá cương quyết trong việc xây dựng cảng Lạch Huyện. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Như chúng ta biết, khi đầu tư xây dựng cảng Cái Mép – Thị Vải, nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vừa qua do khủng hoảng nên lượng hàng và tiến độ của các cơ sở chưa được đồng bộ. Lượng hàng đổ về các cảng chưa đúng theo tính toán, hy vọng trong thời gian tới, cùng với sự hồi phục của nền kinh tế thế giới và trong nước, dự án Cái Mép – Thị Vải sẽ hoàn thành và ổn định hơn.
Dự án Lạch Huyện phải tính đến hiệu quả nhưng cũng phải tính đến kế hoạch dài hơi cho những giai đoạn sau, giai đoạn 2020 – 2030.
Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với sự cam kết đầu tư của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đang trong quá trình gấp rút triển khai, đảm bảo đúng chất lượng, tiến độ thực hiện và sẽ đưa vào khai thác vào năm 2016.
- Xin cảm ơn ông!
Đón đọc kỳ sau: "Xây cảng tỷ đô: Tổng hội Xây dựng kiến nghị tạm dừng"đăng vào sáng mai.
Nguyễn Dũng - Phạm Nhung - Bá Thắng
Bình luận